14/03/2009 Phan Vă n Quang

Một phần của tài liệu giáo án tự chọn hay (Trang 102 - 106)

- HS: CDE BAC ·

14/03/2009 Phan Vă n Quang

Ngày soạn: 20/03/2009 TUẦN 29: LUYỆN TẬP LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU.

+ HS được củng cố về đa thức một biến; cộng, trừ đa thức một biến.

+ Rèn luyện kỹ năng sắp xếp đa thức theo luỹ thừa tăng hoặc giảm dần của biến và tính tổng, hiệu các đa thức.

II. CHUẨ N B Ị :

+ GV: Thứơc, phấn màu, phiếu học tập của HS. + HS: bảng nhóm, thước.

III.TIẾN HAØNH.

I.Ổn định lớp. II.Kiểm tra bài cũ.

HS lên bảng sửa bài 48 SGK trang 46.

III.Bài mới.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS GHI BẢNG

Hoạt động 1: Sửa BT 44/45.

Một HS lên thực hiện bài a); một HS thực hiện bài b). BT 44 trang 45 SGK. a) Tính P(x) + Q(x): P(x) = 8x4 – 5x3 + x2 – 1/3. + Q(x) = x4 – 2x3 + x2 – 5x – 2/3. Tiết 61

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS GHI BẢNG Gv yêu cầu hai HS lên bảng làm Bt 44.

HS nhận xét bài của bạn. Gv nhận xét và sửa bài của HS.

Hoạt động 2: Sửa BT 50/46.

Hai HS lên bảng thu gọn hai đa thức M và N.

Gv nhận xét bài thu gọn của HS. Gv yêu cầu hai HS lên bảng làm bài b.

Hai HS lên bảng tính tổng và hiệu của hai đa thức trên.

Hoạt động 3: Sửa BT 51/46.

Hai HS lên bảng thu gọn và sắp xếp đa thức.

Gv yêu cầu hai HS lên bảng làm câu a). Hai HS lên bảng tính P(x) + Q(x) và P(x) – Q(x).

Gv cùng HS nhận xét bài của HS trên bảng. Gv yêu cầu tiếp hai HS lên bảng tính câu b). Gv yêu cầu HS tính theo cách 2.

Hoạt động 4: Sửa BT 52/46.

Gv yêu cầu 3 HS lên bảng làm Bt 52. Ba HS lên bảng tính P(–1); P(0); P(4). Hoạt động 5: Sửa BT 53/46. Gv cho HS làm Bt 53 theo nhóm. Nhóm 1; 2; 3 tính P(x) – Q(x). Nhóm 4; 5; 6 tính Q(x) – P(x). Gv cùng HS nhận xét bài của các nhóm. ____________________________________________ P(x) + Q(x) = 9x4 – 7x3 + 2x2– 5x –1. b) Tính P(x)– Q(x): P(x) = 8x4 – 5x3 + x2 – 1/3. – Q(x) = x4 – 2x3 + x2 – 5x – 2/3. ____________________________________________ P(x) – Q(x) = 7x4 – 3x3 + 5x +1/3. BT 50 trang 46 SGK. Cho đa thức N = 15y3 + 5y2 – y5 – 5y2 – 4y3 – 2y. M = y2 + y3 – 3y + 1 – y2 + y5 – y3 + 7y5. a) Thu gọn các đa thức trên.

N = – y5 + 11y3 – 2y. M = 8y5 – 3y + 1. b) Tính N + M và N – M. N + M = 7y5 + 11y3– 5y + 1. N – M = – 9y5 + 11y3+ y – 1 BT 51 trang 46 SGK.

Cho hai đa thức

P(x) = 3x2 – 5 + x4 – 3x3 – x6 – 2x2 – x3. Q(x) = x3 + 2x5 – x4 + x2 – 2x3 + x – 1. a) Sắp xếp các hạng tử của đa thức theo luỹ thừa tăng dần của biến.

P(x) = – 5 + x2– 4x3 + x4 – x6. Q(x) = – 1+ x + x2 – x3 – x4 + 2x5. b) Tính P(x) + Q(x) và P(x) – Q(x). P(x) + Q(x) = – 6 + x + 2x2– 5x3 + 2x5 – x6. P(x) – Q(x) =– 4 – x – 3x3 + 2x4 –2x5 – x6. BT 52 trang 46 SGK.

Tính giá trị của biểu thức.

P(x) = x2 – 2x – 8 tại x = –1; x = 0; x = 4 P(–1) = – 5 P(0) = – 8 P(4) = 0 BT 53 trang 46 SGK. Tính P(x) – Q(x): P(x) = x5 – 2x4 + x2 – x + 1. – Q(x) = 3x5 + x4+ 3x3 – 2x – 6.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS GHI BẢNG

Các hạng tử cùng bậc của hai đa thức có hệ soá đối nhau.

?Em có nhận xét gì về hai đa thức kết quả

trong bài trên.

____________________________________________P(x) – Q(x) P(x) – Q(x) = 4x5 – 3x4 – 3x3 + x2+ x –5. b) Tính Q(x)– P(x): Q(x) = 3x5 + x4+ 3x3 – 2x – 6 – P(x) = x5 – 2x4 + x2 – x + 1. ____________________________________________ P(x) – Q(x) = –4x5 + 3x4+ 3x3– x2– x +5. IV.C Ủ NG CỐ HƯỚ NG DẪ N + Làm Bt 39; 40; 41; 42 trang 15 SBT.

+ Xem trứơc bài “Nghiệm của đa thức một biến” + Ôn lại “Quy tắc chuyển vế” đã được học.

Ngày soạn : 22/03/2009

§9. NGHIỆM CỦA ĐA THỨC MỘT BIẾN.§9. NGHIỆM CỦA ĐA THỨC MỘT BIẾN.

I.MỤC TIÊU.

+ HS hiểu được khái niệm nghiệm của đa thức.

+ Biết cách kiểm tra xem số a có phải là nghiệm của đa thức hay không (Chỉ cần kiểm tra xem P(a) có bằng 0 hay không)

+ Hs biết một đa thức (khác đa thức không) có thể có một nghiệm, hai nghiệm . . . hoặc không có nghiệm nào. Số nghiệm của một đa thức không vượt quá bậc của nó.

II. CHUẨ N B Ị :

+ GV: bảng phụ, phấn màu, thứơc.

+ HS: bảng nhóm. Ôn tập “Quy tắc chuyển vế” đã học ở lớp 6.

III.TIẾN HAØNH.

I.Ổn định lớp. II.Kiểm tra bài cũ.

a) HS1: Sửa BT 42 trang 15 SBT ⇒ A(x). b) HS2: Tính A(1) ⇒ A(1) = 0

Từ Bt của HS2 Gv dẫn dắt vào bài mới: Thay x = 1 ta có đa thức A(x) = 0 nên x =1 là

một giá trị đặc biệt đối với đa htức. Vậy giá trị đó có tên gọi là gì bài mới.

III.Bài mới.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV GHI BẢNG

Hoạt động 1: Nghiệm của đa thức một biến.

Gv giới thiệu bài toán trong SGK. HS nghe và ghi bài.

? Vậy khi nào thì một số a đựơc gọi là

nghiệm của đa thức?

Nếu tại a đa thức F(x) = 0 thì a được gọi là nghiệm của đa thức F(x).

1) Nghiệm của đa thức một biến.

Nếu tại x = a, đa thức P(x) có giá trị bằng 0 thì ta nói a (hoặc x = a)là một nghiệm của đa thức đó.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV GHI BẢNG

? Vậy trở lại Bt trên (Bt trong phần KTBC) x = 1 được gọi là gì của đa thức A(x)? Tại sao?

x =1 được gọi là nghiệm của đa thức A(x) vì làm cho đa thức đó bằng 0.

Hoạt động 2: Ví dụ.

Gv có thể đưa ra các VD của SGK, hoặc một vài VD khác.

HS tính giá trị của từng đa thức trong bài với các giá trị x cho trước để rút ra kết luận về nghiệm của đa thức.

?Vậy một đa thức khác đa thức không có thể

có bao nhiêu nghiệm?

HS trả lời theo cách hiểu.

Gv nhắc lại vấn đề và cho HS ghi bài.

Ta thay số đó vào x và tính giá trị của đa thức. Nếu giá trị tính đựơc bằng 0 thì số đó là nghiệm của đa thức.

Áp dụng Gv cho HS làm ?1 SGK.

?Muốn kiểm tra xem một số có phải là

nghiệm của đa thức hay không ta làm như thế nào?

Một HS lên bảng làm ?1 SGK. Các HS khác Gv nhận xét bài làm của HS.

Gv cho HS làm tiếp ?2 SGK.

? Làm thế nào để biết trong các số đã cho số

nào là nghiệm của đa thức?

Ta lần lượt thay giá trị của các số đã cho vào đa thức rồi tính giá trị của đa thức. ? Có cách nào khác để đi tìm nghiệm của đa thức không?(Nếu HS không trả lời đựơc thì Gv hướng dẫn)

HS trả lời theo cách hiểu.

2) Ví dụ. a) P(x) = 2x + 1 thay x = – ½ ta có P(– ½) = 0 ⇒ x = – ½ là nghiệm của P(x). b) Q(x) = x2 – 1 có Q(1) = 0; Q(–1) = 0 ⇒ đa thức Q(x) có nghiệm là 1 và – 1. c) G(x) = x2 + 1

vì x2 ≥ 0 với mọi x ⇒ x2 + 1≥ 1 > 0 với mọi x. Vậy đa htức G(x) không có nghiệm.

- Một đa thức (khác đa thức không) có thể có một nghiệm, hai nghiệm . . . hoặc không có nghiệm nào.

- Số nghiệm của một đa thức không vượt quá bậc của nó.

Cách khác: Cho đa thức P(x) = 0 ⇒ 2x + ½ = 0

2x = - ½ x = - ¼.

Vậy x = - ¼ là nghiệm của đa thức P(x).

IV.C Ủ NG CỐ HƯỚ NG DẪ N

+ Hs nhắc lại cách nhận biết một số có là nghiệm của đa thức hay không, cách tìm nghiệm của đa thức.

+ Tổ chức chơi “Trò chơi toán học”

Luật chơi: Có hai đội chơi, mỗi đội 5 HS, mỗi HS làm một câu theo thứ tự trong các câu trên, người thứ 2 có thể sửa bài của người trứơc. HS truyền tay nhau phấn (hoặc bút dạ) đánh dấu trên bảngphụ. Đội nào xong trứơc thì đội đó thắng. (Thời gian 5’).

ĐỀ BAØI KẾT QUẢ

1) Cho đa thức P(x) = x3 – x Trong các số sau – 2; -1; 0; 1; 2.

a) Hãy tìm một nghiệm của đa thức P(x). b) Tìm các nghiệm còn lại của P(x). 2) Tìm nghiệm của các đa thức. a) A(x) = 4x – 12

b) B(x) = (x + 2)(x – 2) c) C(x) = 2x2 – 1. + Học bài.

+ Làm Bt 56 trang 48 SGK, Bt 43; 44; 46; 47; 50 trang 15 SBT. + Ôn tập các câu hỏi ôn tập chương trang 49 SGK.

Một phần của tài liệu giáo án tự chọn hay (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w