Dải tập trung nước thấm; 5 ống dẫn nước thấm; 6 r∙nh thoát nước VTN gối phẳng có cấu tạo và thi công đơn giản hơn loại ống dọc.

Một phần của tài liệu Tài liệu Sổ tay Kỹ Thuật Thuỷ Lợi -Phần 2-Tập 1 -Mục B-Chương 1 doc (Trang 30 - 31)

VTN gối phẳng có cấu tạo và thi công đơn giản hơn loại ống dọc.

Vị trí của VTN kiểu kín (ống dọc hoặc gối phẳng) được xác định căn cứ vào yêu cầu điều chỉnh vị trí đường b∙o hoà và yêu cầu đảm bảo không để mái dốc hạ lưu bị thấm ướt bởi ảnh hưởng của thấm mao dẫn.

Không nên dùng VTN kiểu kín khi đập nằm trên nền bị biến dạng nhiều. Nhược điểm của VTN kiểu kín là khó sửa chữa khi bị hư hỏng.

Độ chôn sâu vào trong thân đập đối với VTN kiểu kín không quá 30 á 50% chiều rộng đáy đập nếu vật liệu thân đập là loại đất sét, và không quá 25 á 30% chiều rộng đáy đập (kể từ hạ lưu lên) nếu vật liệu thân đập là đất cát.

Độ dốc dọc của ống dẫn nước thấm từ trong VTN kiểu kín đi ra hạ lưu được lấy trong phạm vi i = 0,04 á 0,05.

Trong thời gian gần đây người ta đ∙ sử dụng khá phổ biến loại VTN gồm nhiều tầng nằm ngang, nghiêng hoặc thẳng đứng đặt sâu trong thân đập. Mục đích sử dụng VTN nhiều tầng là: 1) Đảm bảo ổn định mái dốc thượng lưu đập bằng vật liệu ít thấm khi mực nước hồ rút nhanh; 2) Giảm áp lực kẽ rỗng và tăng quá trình cố kết trong đất loại sét.

Ngoài hai loại VTN kiểu hở và kiểu kín còn sử dụng VTN hỗn hợp kín và hở (hình 1-16) với cấu tạo khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện làm việc cụ thể.

VTN hỗn hợp gối phẳng và gối nghiêng (hình 1-16 a) được sử dụng để giảm chiều dài đoạn gối phẳng đi sâu vào trong thân đập, đồng thời cho phép dễ dàng kiểm tra sự làm việc của VTN qua ống tập trung nước dọc theo chân mái dốc đập.

Hình 1-16. Vật thoát nước hỗn hợp

a) VTN kết hợp gối phẳng và gối nghiêng; b) VTN hỗn hợp gối phẳng và lăng trụ; 1- đường b∙o hoà; 2- tầng lọc ngược; 3- đá đổ; 4- ống thoát nước dọc chân mái dốc. 1- đường b∙o hoà; 2- tầng lọc ngược; 3- đá đổ; 4- ống thoát nước dọc chân mái dốc.

Loại VTN hỗn hợp gối phẳng và lăng trụ được dùng để hạ đường b∙o hoà, không để đường b∙o hòa lộ ra mái dốc chân đập - khi hạ lưu có nước (hình 1-16 b).

Trong trường hợp đất thân đập là không đồng nhất và dị hướng, trong đó độ thấm nước theo phương nằm ngang lớn hơn nhiều lần so với phương thẳng đứng thì sử dụng

VTN thẳng đứng sẽ có hiệu quả.

Trên hình 1-17 là VTN bố trí theo tầng và VTN thẳng đứng.

Hình 1-17. Cấu tạo VTN đặt sâu trong đập

Một phần của tài liệu Tài liệu Sổ tay Kỹ Thuật Thuỷ Lợi -Phần 2-Tập 1 -Mục B-Chương 1 doc (Trang 30 - 31)