Vùng đất khai thác trung gian.

Một phần của tài liệu Tài liệu Sổ tay Kỹ Thuật Thuỷ Lợi -Phần 2-Tập 1 -Mục B-Chương 1 doc (Trang 39 - 40)

Trong trường hợp mỏ đất nằm ở vị trí địa hình thuận lợi, có thể sử dụng phương pháp xói không áp để khai thác đất (chủ yếu được áp dụng cho loại đất dạng á sét hoặc á cát). Trường hợp này đất được khai thác bằng phương pháp xói bởi dòng chảy không áp có vận tốc cần thiết và chuyển đến vị trí bồi dưới hình thức tự chảy.

Sơ đồ thực tế thường sử dụng để khai thác và vận chuyển đất bồi bằng cơ giới thuỷ lực được giới thiệu trên hình 1-22, gồm 4 trường hợp chính:

1) Khi mỏ đất nằm ở lòng sông hoặc trên b∙i bồi có cao độ thấp hơn đỉnh đập thì đất được khai thác bằng tàu cuốc và chuyển đến vị trí bồi theo đường ống áp lực (hình 1-22 a);

2) Khi mỏ đất nằm cao hơn đỉnh đập và gần địa điểm xây dựng thì đất được khai thác bằng súng phun thuỷ lực rồi vận chuyển đến vị trí bồi bằng tự chảy: ở gần nơi khai thác đất vận chuyển trong kênh hở, ngoài phạm vi vùng khai thác đất được chuyển trên máng hoặc trong đường ống (hình 1-22 b).

3) Khi mỏ đất có vị trí thấp hơn đỉnh đập và ở cách xa sông thì đất được khai thác bằng súng phun thuỷ lực, dung dịch đất bùn được chuyển đến nơi bồi bằng ống có áp (hình 1-22 c).

4) Trường hợp cần trộn đất lấy từ nhiều mỏ khác nhau hoặc mỏ đất ở rất xa đập, thì có thể sử dụng phương pháp khai thác và vận chuyển đất khô đến địa điểm gần đập bằng các phương tiện thi công như đối với đập đất đắp. Tại đây đất khô được đổ xuống b∙i trộn để tạo dung dịch bồi và chuyển đến vị trí bồi bằng tự chảy (trong máng) hoặc ống có áp, tuỳ vị trí b∙i trộn so với đỉnh đập (hình 1-22 d).

Một phần của tài liệu Tài liệu Sổ tay Kỹ Thuật Thuỷ Lợi -Phần 2-Tập 1 -Mục B-Chương 1 doc (Trang 39 - 40)