Lưỡi cát an sâu vào lõi hạt sét; b lưỡi hạt sét hay túi sét nằm trong nêm cát.

Một phần của tài liệu Tài liệu Sổ tay Kỹ Thuật Thuỷ Lợi -Phần 2-Tập 1 -Mục B-Chương 1 doc (Trang 50 - 51)

Hiện tượng hình thành các lưới cát là do tốc độ dòng chảy đất bùn quá lớn, vì vậy biện pháp tránh xuất hiện các lưỡi nhọn này là giảm tốc độ dòng chảy bằng cách đặt các tấm chắn trên đường chuyển động của dòng bùn, hoặc điều chỉnh lưu lượng của dòng bùn. Biện pháp hạn chế sự hình thành túi sét trong nêm cát (các vùng b trên hình 1-32) được thực hiện bằng cách khống chế (điều chỉnh) bề rộng của ao lắng hoặc điều chỉnh mực nước trong ao lắng.

Công tác kiểm tra và giám sát quá trình bồi là hết sức quan trọng, nhằm đảm bảo sự ổn định và bền vững của đập. Công tác kiểm tra thành phần hạt được tiến hành cho cả mỏ đất - nơi cung cấp vật liệu xây dựng đập và thân đập. Ngoài việc kiểm tra thành phần hạt của đất, cần kiểm tra độ sệt của dung dịch bùn, độ chặt của đất đập sau khi bồi (xác định trọng lượng thể tích của đất). Tiến hành theo dõi quá trình bồi để xác định sự biến đổi các thông số bồi (độ sệt, độ chặt) theo thời gian, xác định sự thay đổi kích thước lõi theo chiều cao, theo dõi quá trình nước thấm trên các mái dốc và trạng thái ổn định của mái dốc. Việc kiểm tra địa kĩ thuật được thực hiện bằng phương pháp lấy mẫu (một mẫu cho 300 - 600 m3 đất) và xác định trọng lượng thể tích, trọng lượng riêng của đất, xác định độ ẩm, thành phần hạt, hệ số dẻo. Ngoài ra, việc kiểm tra quá trình nén chặt của đất đập được tiến hành bằng phương pháp dựng các mốc cao độ dạng các cột reper chuyên dụng, để cao đạc định kì theo thời gian hoặc phương pháp điện dung.

So sánh đập đất bồi với đập đất đắp khô

Đập đất bồi có các ưu điểm sau:

1) Cường độ xây dựng đập khá cao (thực tế đ∙ đạt được 200.000m3 đất trong một ngày đêm);

2) Cho phép xây dựng đập không phải hút nước hố móng;

3) Thiết bị cơ khí đơn giản, không đòi hỏi các máy đào xúc lớn cũng như ô tô vận chuyển trọng tải lớn;

4) ít nhu cầu nhân lực;

5) Thông thường đơn giá xây dựng ít hơn so với đập đất đắp, nhất là khi khối lượng đập thuộc loại lớn (theo số liệu tổng kết của Liên Xô cũ thì đơn giá đập đất bồi nhỏ hơn 20 - 30%).

Nhược điểm của đập đất bồi là:

1) Có yêu cầu cao hơn về thành phần hạt của mỏ đất,

2) Tiêu thụ năng lượng lớn hơn, đặc biệt trong trường hợp vận chuyển dung dịch bùn bằng ống áp lực;

3) Nhu cầu sắt thép lớn hơn (ống dẫn, máng, các ống phân phối v.v...), các mối nối ống thường dễ hỏng do bị mòn.

Một phần của tài liệu Tài liệu Sổ tay Kỹ Thuật Thuỷ Lợi -Phần 2-Tập 1 -Mục B-Chương 1 doc (Trang 50 - 51)