Khai thác đất

Một phần của tài liệu Tài liệu Sổ tay Kỹ Thuật Thuỷ Lợi -Phần 2-Tập 1 -Mục B-Chương 1 doc (Trang 35 - 36)

Trước khi lấy đất để đắp đập cần bóc bỏ lớp đất mặt không thích hợp. Ngoài ra khi cần thiết, trên bề mặt mỏ đất đ∙ dọn sạch có thể đắp bờ vây để ngăn nước mưa chảy đến làm ướt vật liệu. Nếu mỏ đất là đá hoặc nửa đá thì dùng phương pháp nổ mìn làm tơi đất để xúc vật liệu được dễ dàng thuận lợi. Khi cần trộn đất sét với đất cát để tạo cấp phối thì các loại đất này nên rải theo lớp xen kẽ nhau theo tỉ lệ quy định tại khu vực trộn đất, sau đó mới xúc đất chuyển vào vị trí đắp đập.

Đất khai thác ở mỏ bằng các loại máy xúc hoặc máy đa năng xúc và vận chuyển. Nếu sử dụng máy xúc thì dùng ô tô để vận chuyển đến vị trí đắp đập (dùng ô tô tự đổ trọng tải 5 á 75 tấn).

Đất đắp cũng có thể vận chuyển bằng xe rơ moóc tự di động hay di động nhờ máy kéo, bằng xe lửa hay hệ thống băng chuyền.

Khi khối lượng đất đắp lớn có thể dùng máy xúc nhiều gầu loại guồng, hoặc hệ thống băng tải để đổ đất vào các phương tiện vận chuyển cho phép tạo ra quá trình đắp đất liên tục. Năng suất của phương tiện bốc xúc đất như vậy đạt tới 1300 á 2700 m3/h.

Trong một số trường hợp, hệ thống băng tải được trang bị máy sàng lọc cho phép loại bỏ các hạt lớn không thích hợp.

Nếu đập không xa vị trí các mỏ đất và khối lượng đất đắp không lớn thì có thể dùng máy ủi hoặc máy cạp để vừa khai thác vừa vận chuyển đất đến nơi đắp và san đất.

Việc chọn sơ đồ khai thác và vận chuyển đất, chọn thiết bị và phương tiện thi công được xem xét tính toán so sánh có kể đến các yếu tố như loại đất, điều kiện thi công, cự li vận chuyển, khối lượng và thời gian (tiến độ) thi công.

b) Đắp đất

Các công đoạn đắp đất gồm: đổ đất, rải đất và đầm. Diện tích đắp đất được chia thành ô đều nhau (khoảng 2 á 4 ô) và ở mỗi ô tiến hành các công đoạn đắp như nhau.

Kích thước ô lấy theo loại thiết bị thi công và điều kiện thi công.

Khi đắp đất có cấu tạo hạt khác nhau thì trong quá trình san đất tiến hành đồng thời việc trộn để tránh sự tập trung các đống đất hạt lớn. Nếu cần thiết các cục đất hạt lớn sẽ được loại bỏ.

Đất đổ vào VCT được san đều theo lớp nằm ngang, còn đất ở đập đồng chất được san theo lớp có độ dốc nhỏ (khoảng i = 0,005) về phía thượng lưu.

Lưu ý rằng độ ẩm của đất trong quá trình vận chuyển, đổ và san có thể thay đổi tuỳ theo điều kiện thời tiết, do đó cần tính đến để điều chỉnh hoặc xử lí khi thi công.

Tưới ẩm còn có tác dụng tăng sự liên kết giữa lớp đ∙ đầm với lớp đất mới đổ và tạo sự phân bố đều về độ ẩm theo chiều cao của lớp mới san để đầm được chặt hơn.

Khâu quan trọng khi thi công đập đất đắp là đầm. Độ chặt thiết kế của đất phải đảm bảo để đất đắp có cường độ chịu lực cao, có tính chống biến dạng và chống thấm ở mức tối đa.

Quá trình đầm cơ giới được thực hiện bằng các phương tiện và máy đầm khác nhau (lăn, nện, rung hoặc hỗn hợp).

Phương pháp đầm và thiết bị đầm được lựa chọn tuỳ theo loại đất, điều kiện thi công và loại kết cấu công trình.

Một phần của tài liệu Tài liệu Sổ tay Kỹ Thuật Thuỷ Lợi -Phần 2-Tập 1 -Mục B-Chương 1 doc (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)