Chọn thông số đầm

Một phần của tài liệu Tài liệu Sổ tay Kỹ Thuật Thuỷ Lợi -Phần 2-Tập 1 -Mục B-Chương 1 doc (Trang 36 - 37)

Mức độ đầm chặt của đất đập được quy định căn cứ vào tính chất của đất, vị trí đất trong thân đập, tính biến dạng của nền, kết cấu đập, chiều cao đập và các chỉ tiêu kinh tế - kĩ thuật.

Mức độ chặt của đất có thành phần hạt nhất định được biểu thị bằng mật độ của đất khô rK hoặc độ rỗng n (đối với đá đổ).

Để sơ bộ quy định độ chặt của đất đắp có thể sử dụng các chỉ dẫn sau đây: 1) Độ chặt của loại đất sét khô được xác định gần đúng theo công thức:

d nK K n d o (1 V) W r r - r = r + r (1.27) Trong đó:

rK, rn - tương ứng là mật độ của đất và của nước, g/cm3;

V - thể tích không khí chứa trong lỗ rỗng đất tính theo tỉ lệ của một đơn vị thể tích đất, lấy bằng 0,04 á 0,06;

Wo - độ ẩm tối ưu theo tỉ lệ trong một đơn vị, lấy nhỏ hơn 2 á 3% của độ ẩm ở giới hạn lăn.

2) Độ chặt của đất cát và cuội sỏi khô được lấy bằng độ chặt của đất ở mỏ;

3) Mức độ chặt của đá đổ phụ thuộc chủ yếu vào thành phần hạt và thông thường tương ứng với hệ số độ chặt tương đối ID= 0,8 á 0,9. Nếu không có tài liệu về thành phần hạt thì sơ bộ có thể lấy bằng n = 0,25 á 0,30;

4) Trường hợp cần giới hạn độ lún của công trình và các bộ phận của nó dưới tác dụng của trọng lượng bản thân, độ chặt của đất có thể lấy thay đổi theo chiều cao đập có kể đến tính nén của đất.

Độ chặt được chọn phải đảm bảo ổn định của mái dốc, còn độ biến dạng của các bộ phận riêng của đập và độ thấm nước qua công trình phải nằm trong giới hạn cho phép.

Độ ẩm tối ưu có thể xác định được trong điều kiện phòng thí nghiệm theo phương pháp Proktor.

Kết quả thí nghiệm mô hình đầm để xác định độ ẩm tối ưu được mô tả trên hình 1-20.

12 3 2 3 4 5 6 7 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 W, % gCK 2,00 1,90 1,80 1,70 1,60 1,50

Hình 1-20. Đường quan hệ công đầm đất với độ ẩm

Một phần của tài liệu Tài liệu Sổ tay Kỹ Thuật Thuỷ Lợi -Phần 2-Tập 1 -Mục B-Chương 1 doc (Trang 36 - 37)