Cánh thượng và hạ lưu của tường biên.

Một phần của tài liệu Tài liệu Sổ tay Kỹ Thuật Thuỷ Lợi -Phần 2-Tập 1 -Mục B-Chương 1 doc (Trang 33 - 35)

Nếu nền đập là đất thấm nước có độ sâu lớn thì tường biên được liên kết với VCT dạng màn chống thấm (kiểu lõi phun ép vữa, tường cừ...) kéo dài đến tầng không thấm.

Phần kết cấu này được nối với VCT của đập tạo thành bộ phận chống thấm chung thống nhất. Độ cắm sâu của màn chống thấm được xác định theo tính toán thấm và thường không được nhỏ hơn 0,5H, trong đó H là cột nước tác dụng lên đập (xem hình 1-19 g).

VCT của đạp dạng màn hoặc tường nghiêng bằng vật liệu không phải là đất được nói tiếp với công trình bê tông bằng khớp nối mềm không thấm nước, cho phép các kết cấu này lún đọc lập với nhau.

Để đất đập nối tiếp tốt với công trình bê tông, mặt nối tiếp làm nghiêng (về phía công trình đất) với hệ số mái nghiêng không nhỏ hơn 0,1. Đất vùng tiếp giáp được đầm kĩ và chặt, trong đó đất loại sét được lấy với độ ẩm cao hơn 1 - 3% so với bình thường.

Trường hợp trong thân đập có hành lang để khoan phun xi măng hoặc ống dẫn nước, thì chỗ nối tiếp các kết cấu này với đất đập được làm dưới dạng có các gờ hoặc màn ngăn để chống thấm tiếp xúc. Phần đất tiếp giáp được đầm kĩ và chặt.

1.8. Đặc điểm cấu tạo và thi công đập đất

Đập đất về cấu tạo có rất nhiều loại hình khác nhau tuỳ thuộc vào vật liệu xây dựng, vào địa chất nền móng, điều kiện địa hình, thủy văn, khí tượng thủy văn (dòng chảy, sóng gió) và phương pháp thi công.

Cấu trúc đập đất căn cứ vào nguồn gốc hình thành được chia làm 4 nhóm chính: 1) Đập đất được xây dựng bằng phương pháp đắp và đầm nén, gọi tắt là đập đất đắp khô;

2) Đập xây dựng bằng phương pháp đổ đất trong nước, hay gọi là đập đất đắp ướt; 3) Đập xây dựng bằng phương pháp bồi, gọi tắt là đập đất bồi;

4) Đập xây dựng bằng nổ mìn định hướng. Loại đập này thường có cấu trúc hỗn hợp đất đá tuỳ thuộc vào mỏ đất ở hai bên sườn núi được sử dụng để làm đập.

Mỗi loại đập trong 4 nhóm vừa kể ở trên còn có những hình thức cấu tạo riêng tuỳ

thuộc vào các điều kiện cụ thể. Dưới đây là đặc điểm cấu tạo của các nhóm đập có phương pháp thi công khác nhau.

1.8.1. Đập đất đắp khô

Để hình thành đập đất đắp cần thực hiện những công đoạn sau: - Khai thác đất từ mỏ đất;

- Vận chuyển đất từ mỏ đến địa điểm xây dựng đập;

- Đổ đất, san đất thành lớp có chiều dày đồng đều theo tính toán và đầm.

Tùy thuộc chất lượng mỏ đất và điều kiện thi công có thể phải tiến hành một số khâu công việc bổ sung như pha trộn đất để tạo cấp phối hợp lí, tưới nước hoặc phơi khô đất để có độ ẩm tối ưu, nhằm đạt độ chặt lớn nhất ứng với phương tiện đầm và số lần đầm có lợi nhất, dự trữ đất vào kho chứa để phòng thời tiết không thuận lợi khi khai thác đất, v.v...

Tất cả các công đoạn nêu ở trên và khâu công việc bổ sung đều được thực hiện phối hợp với nhau, nhằm mục đích cuối cùng là đạt năng suất thi công cao, chất lượng công trình xây dựng tốt nhất ứng với chi phí nhỏ nhất.

Một phần của tài liệu Tài liệu Sổ tay Kỹ Thuật Thuỷ Lợi -Phần 2-Tập 1 -Mục B-Chương 1 doc (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)