Về hoạt động phân phối:

Một phần của tài liệu HOẠCH ĐỊNH VÀ QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI CHO CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KỸ NGHỆ SÚC SẢN VISSAN (Trang 54 - 57)

• Một số thương hiệu nổi bật

2.6.2Về hoạt động phân phối:

Giống nhau

Hiện nay thì hầu hết các công ty tham gia thị trường thực phẩm chế biến đều có cùng chung kiểu hệ thống phân phối. Đó là hệ thống kênh theo kiểu liên kết dọc hợp đồng, tức là trong đó có sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành viên được xác định trong một hợp đồng thông thường.

Khác nhau

Kênh phân phối của Vissan lớn mạnh hơn kênh phân phối của các đối thủ cạnh tranh khác không chỉ ở các loại hình phân phối mà còn ở số lượng lớn trong mỗi loại hình phân phối đó, làm nên độ bao phủ rộng khắp. Đặc biệt, kênh phân phối trực tiếp của Vissan giúp khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn cũng như an tâm hơn khi mua sản phẩm của Vissan.

Vissan đã chủ động phát triển kênh phân phối, mở rộng liên kết với các thương hiệu lớn, các chuỗi cửa hàng bán lẻ như Hapro Hà Nội, Kinh Đô, hệ thống siêu thị Metro Cash & Carry, BigC, Co.opMart, Satra và hệ thống trường học (cung cấp thực phẩm cho hơn 800 bếp ăn trường học, bệnh viện, xí nghiệp...). Ngoài ra, công ty xuất khẩu sang EU, Mỹ, Nga, ASEAN…

Công ty Vissan khá tâm đắc với phương châm “Thị trường dẫn dắt sản xuất, nơi nào có trung tâm thương mại, siêu thị mở ra là nơi đó có bán sản phẩm Vissan”. Và với kênh phân phối lớn mạnh như vậy, Vissan không có hàng tồn kho. Tổng giám đốc của Vissan Văn Đức Mười nói: “Nếu không có mạng lưới phân phối tốt chắc chắn sẽ dẫn đến tồn kho. Riêng Vissan thì không có hàng tồn kho mà chúng tôi chủ động dự trữ tồn kho để bảo đảm phục vụ thị trường trong dịp Tết”.

Trong năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012 của Công ty Vissan đã chi 100 tỷ đồng nâng cấp hệ thống phân phối, huấn luyện nhân lực cho nhà phân phối. Xây dựng được 100 nhà phân phối, 1.000 đại lý và thiết lập 300.000 điểm bán chuyên nghiệp được phân vùng trên toàn quốc. Đến cuối năm 2012 Vissan có 100 cửa hàng giới thiệu và bán lẻ sản phẩm. Chính những nhà phân phối này đang quyết định sức sản xuất của Vissan.

• Hạ Long

Tuy được đánh giá là một doanh nghiệp lớn và truyền thống lâu năm, Hạ Long vẫn chưa thực sự dẫn đầu thị trường trong bất cứ ngành sản phẩm nào. Dù vậy, đối thủ lớn nhất trên thị trường của Vissan hiện nay vẫn là Hạ Long. Độ bao phủ thị trường các sản phẩm chủ lực của Vissan tập trung chủ yếu ở miền Nam, ngược lại so với Hạ Long (CANFOCO) tập trung chủ yếu ở thị trường miền Bắc.

Về thị trường tiêu thụ sản phẩm đồ hộp thì hiện nay tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh chiếm tỷ lệ khoảng 41%, Hà Nội chiếm 13,42%, phần còn lại chủ yếu tập trung ở các thành phố khác và các khu công nghiệp, từ đó ta thấy thị trường mà Vissan hướng tới có tiềm năng lớn hơn các đối thủ của mình.

Ngoài các kênh phân phối trong nước, Hạ Long cũng khá mạnh trong hoạt động xuất khẩu với 30% nguồn thu của công ty là từ xuất khẩu. Không chỉ với mức độ bao phủ thị trường mà với bề dày kinh nghiệm hơn hẳn, được thành lập từ 1957,

nó được coi là đơn vị sản xuất đồ hộp thực phẩm đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Với mạng lưới phân phối rộng khắp ba miền mà chủ lực là tập trung tại miền Bắc. Ta thấy công ty Đồ Hộp Hạ Long thực sự là một đối thủ cạnh tranh mà Chi nhánh không thể không quan tâm.

• Tuyền Ký

Sản phẩm của Tuyền Ký cũng không kém cạnh nhiều với kênh phân phối rộng rãi tại các tỉnh thành Việt Nam, từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long dưới hình thức bán sỉ, bán lẻ tại các hệ thống siêu thị Metro, Co.op mart, Big C, Maximark, Citimart. Đồng thời, sản phẩm của Tuyền Ký cũng đã xâm nhập vào thị trường Đông Âu, Trung Đông, Châu Mỹ, các nước trong khu vực Đông Nam Á.

• Các đối thủ cạnh tranh nước ngoài

Từ ngày 01/01/2009, Việt Nam đã mở của hoàn toàn thị trường bán lẻ. Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp trong nước sẽ phải đối mặt với những tập đoàn bán lẻ khổng lồ của nước ngoài. Như vậy Vissan cũng không thể không quan tâm đến lực lượng các đối thủ cạnh tranh đến từ nước ngoài với rất nhiều kinh nghiệm trong việc phân phối sản phẩm hàng hóa.

Các đối thủ cạnh tranh hiện tại của Vissan mới chỉ chú ý đến các đại lý , siêu thị trong hệ thống kênh phân phối của mình mà chưa thực sự chú ý đến các trung gian bán lẻ cũng như chưa thực sự quan tâm một cách trực tiếp đến nhu cầu và hành vi của người tiêu dùng. Hầu như mọi thông tin mà các công ty thu thập được đều được cung cấp từ các đại lý. Và những hoạt động của đại lý đối với các trung gian bán lẻ cũng như tới người tiêu dùng cuối cùng cũng chưa được các công ty nắm bắt một cách cụ thể. Bởi mọi thông tin thu thập được đều từ một phía đại lý nên công ty không thể nắm bắt được thực chất các đại lý có làm đúng những yêu cầu được cam kết trong hợp đồng do công ty đề ra hay không? Và những thông tin cần truyền đạt từ công ty đến người bán lẻ và người tiêu dùng cuối cùng có được đại lý truyền đạt một cách chuẩn xác hay không? Đây cũng chính là lý do mà các công ty cần quan tâm hơn nữa đến cả trung gian là nhà bán lẻ và đặc biệt là tới người tiêu dùng cuối cùng. Đến cuối năm 2012 Vissan có 100 cửa hàng giới thiệu và bán lẻ sản phẩm. Chính những nhà phân phối này đang quyết định sức sản xuất

của Vissan. Theo quan điểm của Vissan, cửa hàng giới thiệu sản phẩm không nhằm mục đích bán hàng kiếm lời mà là nơi tiếp nhận và xử lý thông tin của người tiêu dùng để công ty đưa ra những chính sách, chiến lược phù hợp với thị trường, đây chính là điểm đặc biệt của Vissan. Hiện nay, mục tiêu của công ty là tiếp cận khách hàng - đặc biệt là dân cư các khu vực ngoại thành, vùng sâu, vùng xa- nhằm trực tiếp đưa sản phẩm Vissan đến người tiêu dùng, đây là chiến lược phân phối mới mà Vissan đang tiến hành

Bên cạnh đó thì Vissan vẫn có điểm yếu trong phân phối, hầu hết các đối thủ cạnh tranh đều áp dụng hình thức đổi hàng cận hạn cho các đại lý của mình, còn Vissan thì vẫn chưa áp dụng hình thức này. Thực sự đây là một việc làm mà một nhà sản xuất nên làm. Bởi với sản phẩm thực phẩm thì vấn đề hạn dùng là rất quan trọng. Mặt khác, hạn dùng của chúng cũng không dài. Chính vì vậy, các công ty thực phẩm nên có hình thức hỗ trợ cho các thành viên kênh của mình. Chúng ta có thể lấy những hàng hóa đó về và bán cho các khu vực thị trường khác đang có mức độ tiêu thụ cao. Như thế sẽ tạo nên dòng vận chuyển vật chất, tránh hàng tồn kho và quá hạn.

Mức chiết khấu hiện tại của đối thủ cạnh tranh

Hiện tại thì mức chiết khấu mà các đối thủ cạnh tranh dành cho các đại lý, siêu thị đều lớn hơn so với mức chiết khấu mà Vissan đưa ra. Chẳng hạn như đối với công ty cổ phần Đồ Hộp Hạ Long có mức chiết khấu cho đại lý là 8%, còn Chi nhánh Vissan đưa ra mức này là 5%. Đây thực sự là một sự khác biệt có thể gọi là lợi thế cho các công ty này.

Một phần của tài liệu HOẠCH ĐỊNH VÀ QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI CHO CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KỸ NGHỆ SÚC SẢN VISSAN (Trang 54 - 57)