Công tác sử dụng các biến số marketing mix khác trong quản lý kênh:

Một phần của tài liệu HOẠCH ĐỊNH VÀ QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI CHO CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KỸ NGHỆ SÚC SẢN VISSAN (Trang 49 - 51)

quản lý kênh:

Mục tiêu của chính sách phân phối luôn được đặt trong mục tiêu chung về marketing cũng như mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp. Do vậy, để chính sách phân phối đạt kết quả cao thì Công ty cần phối hợp chính sách phân phối với các

biến số khác của marketing mix, bao gồm chính sách về sản phẩm, giá và xúc tiến hỗn hợp.

2.5.5.1 Sản phẩm:

Thực phẩm là loại hàng hóa có khả năng thay thế cao, chu kỳ sản phẩm ngắn, nên vấn đề tạo ra những sản phẩm thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng trong thời gian dài là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp trong ngành. Đây là mối quan tâm hàng đầu của Công ty. Và một vấn đề mà Công ty cần rất quan tâm đó là làm sao để cho sản phẩm từ Công ty, qua các trung gian của mình đến tới tay của người tiêu dùng trong thời gian nhanh nhất. Đồng thời các sản phẩm được sản xuất ra cũng cần được đóng gói, bảo quản đúng yêu cầu quy định không chỉ tại nhà sản xuất mà cũng phải được chấp hành nghiêm chỉnh tại các trung gian phân phối. Bởi đối với sản phẩm thực phẩm chế biến thì yếu tố hạn sử dụng là rất quan trọng.

Để có thể tạo ra được một sản phẩm mới, nhân viên của Công ty cần phải dựa vào nhiều nguồn thông tin khác nhau, bao gồm: thông tin từ lực lượng bán hàng, từ các đại lý, từ các đối thủ cạnh tranh. Và bên cạnh việc tạo ra những sản phẩm mới, Công ty đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Cùng với đó, Công ty không ngừng nâng cao tay nghề cho công nhân viên của công ty, tăng cường công tác bảo dưỡng sửa chữa máy móc thiết bị. Chính tất cả những nỗ lực trên của Công ty mà sản phẩm mới được thông suốt trong quá trình lưu thông, giảm bớt những chi phí bất hợp lý, đồng thời tăng cường hoạt động của kênh phân phối.

2.5.5.2 Giá:

Đối với người tiêu dùng, giá cả là một vấn đề hết sức nhạy cảm. Do vậy để có thể cạnh tranh được trên thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì không một doanh nghiệp nào có thể bỏ qua yếu tố giá cả. Nhìn chung thì giá bán sản phẩm của Công ty Vissan so với các đối thủ cạnh tranh hầu như là cao hơn ở tất cả các mặt hàng. Điều này phụ thuộc rất lớn vào nguyên liệu tạo ra sản phẩm và mức độ phức tạp cơ cấu sản phẩm. Những sản phẩm nào đòi hỏi nguồn nguyên liệu từ nước ngoài hoặc sử dụng lao động thủ công để tạo ra nó thì giá bán cao. Và ngược lại, nếu sản phẩm mà có nguyên liệu đầu vào có thể tận dụng được ở trong nước, hình thức không quá cầu kì thì giá bán sẽ giảm. Một nguyên nhân khác dẫn đến

giá sản phẩm của Công ty cao hơn so với đối thủ cạnh tranh là vì Công ty luôn lấy yếu tố chất lượng sản phẩm lên hàng đầu. Và tất nhiên là chi phí để có thể có được một sản phẩm có chất lượng cao là không nhỏ. Nếu Công ty có thể làm nổi bật sự vượt trội về chất lượng sản phẩm của mình so với các đối thủ cạnh tranh thì có thể mức giá cao hơn sẽ không còn là một vấn đề trở ngại trong khâu phân phối sản phẩm. Bởi giá cả là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến hành vi của khách hàng khi mua sản phẩm. Chính vì vậy, Công ty sẽ vấp phải một số đối thủ cạnh tranh thông qua giá. Như vậy, hoặc là Công ty nên tìm biện pháp để có thể giảm giá thành, dẫn đến giảm giá bán trên thị trường hoặc sẽ tập trung làm nổi bật lên các yếu tố khác mà nổi trội hơn hẳn so với đối thủ cạnh tranh, trong đó có yếu tố chất lượng sản phẩm. Có như vậy thì hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty mới đạt được hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu HOẠCH ĐỊNH VÀ QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI CHO CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KỸ NGHỆ SÚC SẢN VISSAN (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w