Mâu thuẫn và xung đột trong kênh:

Một phần của tài liệu HOẠCH ĐỊNH VÀ QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI CHO CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KỸ NGHỆ SÚC SẢN VISSAN (Trang 48 - 49)

- Mâu thuẫn giữa các siêu thị với nhau: Thông thường thì giá của sản phẩm tại siêu thị BigC và Metro thấp hơn so với các siêu thị khác. Nói cách khác với người tiêu dùng thì cùng với một sản phẩm nếu được mua tại hai siêu thị nói trên thường rẻ hơn so với các siêu thị khác. Chính điều này đã dẫn đến một thực trạng là người tiêu dùng ngoài yếu tố tiện lợi ra thì họ sẽ chọn mua sản phẩm ở hai siêu thị lớn đó. Như vậy sẽ có sự ảnh hưởng rõ rệt đến lượng tiêu thụ cùng một mặt hàng tại các siêu thị khác nhau. Và cũng chính điều này đã dẫn đến những xung đột không đáng có giữa các siêu thị với nhau. Đó chính là do chính sách giá khuyến khích mua của siêu thị đã thực sự làm ảnh hưởng đến hình ảnh, doanh thu của các siêu thị còn lại.

- Một số đại lý không thực hiện được kết quả doanh thu như Công ty mong muốn. Chẳng hạn như một số đại lý không đạt được doanh thu 100 triệu đồng/tháng. Đây là các đại lý mà hoạt động của nó kém hiệu quả, làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Công ty. Đây là trường hợp các đại lý không đủ năng lực nhưng do hoạt động tìm kiếm thành viên kênh của Công ty không chặt chẽ, chính vì vậy họ vẫn cố tình làm hợp đồng đại lý với Công ty để có thể hưởng các chính sách thưởng và chiết khấu cao. Hoặc một trường hợp khác, đó là các đại lý tuy có năng lực nhưng họ lại không nỗ lực trong việc tiêu thụ hàng hóa của công ty, mà chỉ cố gắng tiêu thụ sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Chính vì vậy mức doanh thu đạt được trong việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty là tương đối thấp. Như vậy, dù là ở trường hợp nào thì Công ty cũng cần phải xem xét lại trong việc chấn chỉnh hoạt động của các đại lý để tăng hiệu quả hoạt động của kênh, tránh lãng phí các nguồn lực không cần thiết.

- Công ty không áp dụng hình thức đổi hàng cận hạn. Đây thực sự là một chính sách hỗ trợ cần thiết đối với các đại lý để họ có thể phân phối tốt hơn. Và chính điều này là điều cản trở một số đại lý hợp tác cũng như hợp tác lâu dài với Công ty. Bởi nếu hàng hóa đó nếu không tiêu thụ kịp thời thì chúng sẽ hết hạn và chẳng thể nào tiêu thụ được nữa. Họ có thể kinh doanh thua lỗ. Trong khi đó chỉ cần có sự giúp đỡ của Công ty, giúp họ đổi những hàng hóa đó, lấy những hàng hóa còn nhiều thời gián sử dụng hơn và chuyển những mặt hàng cận hạn sang tiêu thụ ở những thị trường mà có lượng cầu về sản phẩm đó cao.

- Công tác tuyển chọn đại lý của Công ty vẫn chưa thực sự tốt nên trong thời gian qua một số đại lý làm việc kém hiệu quả, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tiêu thụ của Công ty. Đồng thời với các khách hàng mới mua hàng với lượng lớn, và đạt doanh thu trên 100 triệu/tháng mà Công ty vẫn áp dụng chính sách bán hàng như bán cho người tiêu dùng, chẳng hạn như họ không được hưởng chiết khấu. Trong khi đó có những đại lý doanh thu một tháng có thể không đạt được 100triệu/tháng mà vẫn được hưởng mức chiết khấu 5%. Chính điều này đã dẫn đến mâu thuẫn về lợi ích giữa các đại lý và khách hàng hiện tại của Công ty.

- Tình trạng chồng chéo trong một khu vực thị trường. Hiện nay, ở một số khu vực thị trường có quá nhiều đại lý, một số thị trường khác thì quá ít. Điều này dẫn đến tình trạng, tại khu vực thị trường có quá nhiều đại lý thì cạnh tranh gay gắt giữa các đại lý để đáp ứng cùng một lượng cầu. Điều này sẽ làm giảm đi hiệu quả của kênh phân phối. Vì có thể tại thị trường đó thì với số lượng đại lý giảm đi cũng vẫn đảm bảo mức doanh thu trên khu vực đó. Còn ở tại những thị trường mà có quá ít đại lý, mà sức mua của người tiêu dùng cao thì có thể là quá sức so với đại lý đó, khó có thể đảm bảo bao phủ thị trường. Hơn thế nữa việc vận chuyển hàng đến đại lý cũng trở nên khó khăn hơn.

Một phần của tài liệu HOẠCH ĐỊNH VÀ QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI CHO CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KỸ NGHỆ SÚC SẢN VISSAN (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w