KHÁI NIỆM VỀ THỜI ĐẠI VÀ THỜI ĐẠI NGÀY NAY

Một phần của tài liệu Tài liệu Bài giảng: chủ nghĩa xã hội khoa học pptx (Trang 39 - 42)

1. Quan niệm về thời đại và cơ sở phân chia thời đại lịch sử

1.1.Khái niệm: Thời đại là một khái niệm dùng để phân kỳ lịch sử xã hội, phân biệt những nấc thang phát triển của xã hội loài người.

Lịch sử xã hội loài người đã trải qua các thời đại sau đây: thời đại xã hội nguyên thuỷ, thời đại chiếm hữu nô lệ, thời đại phong kiến, thời đại tư sản và thời đại cộng sản chủ nghĩa, tức thời đại ngày nay. “ Thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới”, được mở đầu bằng cuộc cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917. Nhưng thường thì việc phân chia các thời đại trong lịch sử nó tuỳ thuộc vào đối tượng nghiên cứu mà người ta có sự phân chia thời đại lịch sử khác nhau. Ví dụ: Phurie (1772 – 1837) nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng Pháp chia lịch sử phát triển loài người thành 4 giai đoạn: mông muội – dã man – gia trưởng – văn minh. Moóc – gan (1818 – 1881) nhà nhân chủng học lại phân chia thời đại thành 3 giai đoạn: mông muội – dã man – văn minh. An–vin–top-lơ nhà tương lai học người Mỹ, lại dựa vào trình độ phát triển công cụ sản xuất để chia thời đại lịch sử phát triển nhân loại thành 3 nền văn minh: văn minh nông nghiệp - văn minh công nghiệp – văn minh hậu công nghiệp.

Ý nghĩa của việc nghiên cứu thời đại nó cho chúng ta biết mình đang sống là ở thời đại nào để trên cơ sở đó mới có thể định ra sách lược phương hướng hành động.

1.2. Cơ sở phân chia thời đại lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin

Cơ sở phân chia thời đại lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin là các hình thái kinh tế - xã hội. Bởi vì sự chuyển biến từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế xã hội khác cao hơn, không diễn ra tự phát mà nó phải thông qua hoạt động tự giác của con người và mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có một giai cấp trung tâm đại diện cho phương thức sản xuất tiến bộ là xu hướng vận động của lịch sử.

Trong quá trình nghiên cứu về thời đại chúng ta cần lưu ý một số đặc điểm:

+ Mỗi ngành khoa học đều có cách phân chia thời đại của nó và được đánh dấu bằng những bước ngoặt trong lĩnh vực khoa học đó.

+ Cùng trong một thời đại nhưng vẫn còn tồn tại đan xen các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau và chúng tác động lẫn nhau, chi phối lẫn nhau, đấu tranh với nhau.

Hình thái kinh tế - xã hội mới ra đời, giai cấp thống trị cũ, mới vừa bị đánh đổ chứ chưa bị tiêu diệt hoàn toàn, chúng không bao giờ cam tâm chấp nhận từ bỏ ý đồ cướp lại

chính quyền một cách dễ dàng, mà nó sẽ dùng trăm phương nghìn kế để giành lại chính quyền đã bị mất, do đó việc bảo vệ chế độ xã hội mới là rất khó khăn, vì vậy cần phải có cái nhìn bình tĩnh, vững vàng trước những biến động đang diễn ra trên thế giới hiện nay

2. Thời đại ngày nay và các giai đoạn chính của nó

2.1. Quan niệm về thời đại ngày nay:

Hội nghị đại biểu của các Đảng cộng sản và công nhân quốc tế năm 1957 đã thống nhất đưa ra khái niệm: thời đại ngày nay. “ Thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới”, được mở đầu bằng cuộc cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917.

Tại sao lại lấy mốc từ cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917.

+Thứ nhất, Trước cách mạng Tháng Mười Nga, chủ nghĩa xã hội chỉ mới là lý luận nhưng sau cách mạng Tháng Mười Nga chủ nghĩa xã hội đã trở thành hiện thực, hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa ra đời, tương lai nó sẽ phủ định hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa.

+Thứ hai, cách mạng Tháng Mười Nga là bước đột phá đã chọc thủng và chặt đứt một mắt khâu trong sợi dây chuyền đế quốc chủ nghĩa, tạo điều kiện cho hàng loạt các nước xã hội chủ nghĩa ra đời trên phạm vi thế giới.

+Thứ ba, từ sau cách mạng Tháng Mười Nga, các nước xã hội chủ nghĩa trở thành lực lượng nòng cốt, đi đầu trong cuộc đấu tranh vì hoà bình, dân chủ và tíên bộ trên phạm vi toàn thế giới.

+Thứ tư, do ảnh hưởng của cách mạng Tháng Mười Nga nhiều nước sau khi giành được độc lập dân tộc đã đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, chủ nghĩa xã hội đã trở thành hệ thống thế giới, tuy nhiên về mặt nhận thức chúng ta cũng phải thấy được con đường phát triển của lịch sử không phải bao giờ cũng diễn ra theo một thẳng tắp, mà đôi khi nó cũng phải trải qua những bước quanh co, phức tạp, khi tiến, khi lùi, sự phát triển của chủ nghĩa xã hội cũng nằm trong quy luật đó. Chủ nghĩa xã hội hiện nay đang đứng trước nhiều khó khăn, thử thách. Song, loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội. Vì đó là quy luật tiến hoá của lịch sử.

2.2. Các giai đoạn chính của thời đại hiện nay:

- Thời đại ngày nay, có thể chia thành các giai đoạn nhỏ sau đây:

+ Giai đoạn 1, từ năm 1917 – 1945. Bằng bước đột phá, cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước Nga năm 1917 đã chọc thủng và chặt đứt một mắt khâu của sợi dây chuyền đế quốc chủ nghĩa, đánh dấu sự ra đời của một Nhà nước xã hội chủ nghĩa Xô - Viết tạo điều kiện cho một loạt nước ở Đông Âu, Châu Á và Tây bán cầu giành chính quyền về

tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới được hình thành.

+ Giai đoạn 2, từ sau năm 1945 đến đầu những năm 1970, chủ nghĩa xã hội từ một nước đã lan ra nhiều nước, hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa trên phạm vi toàn thế giới, nó đã trở thành chỗ dựa vững chắc cho các phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, phong trào đấu tranh vì mục tiêu hoà bình, độc lập, dân chủ, tiến bộ xã hội và phong trào giải phóng dân tộc làm cho hệ thống thuộc địa kiểu cũ của chủ nghĩa tư bản bị sụp đổ. Tuy nhiên ở cuối giai đoạn này cũng bắt đầu xuất hiện những bất đồng giữa các nước xã hội chủ nghĩa, giữa các Đảng cộng sản trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.

+ Giai đoạn 3, từ cuối những năm 1970 đến cuối những năm 1980. Nhiều nước xã hội chủ nghĩa rơi vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng do chậm nhận ra những khuyết tật của mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội, chậm tiến hành cải tổ, cải cách, không áp dụng có hiệu quả những thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm dần, tụt lại phía sau so với nền kinh tế ở các nước tư bản. Sai lầm trong cải tổ càng tăng thêm những khó khăn. Lợi dụng tình hình này, các thế lực thù địch phản bội ở trong nước và ngoài nước phối hợp tấn công làm cho khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng chính trị thêm trầm trọng.

+ Giai đoạn 4, giai đoạn từ đầu những năm 1990 đến hiện nay. Đây là giai đoạn chủ nghĩa xã hội thế giới tạm thời thoái trào, nhiều Đảng cộng sản và phong trào công nhân bị tan rã. Lợi dụng tình hình này chủ nghĩa tư bản ra sức tiến công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa Mác – Lênin bằng nhiều thủ đoạn hòng xoá bỏ các nước xã hội chủ nghĩa còn lại. Cuộc đấu tranh giữa các thế lực đang mưu toan đưa đất nước đi theo con đường tư bản chủ nghĩa với những lực lượng đang tìm cách phục hồi chủ nghĩa xã hội vẫn đang diễn ra quyết liệt, ở những nước xã hội chủ nghĩa còn lại trong cuộc cải cách đổi mới đã và đang đạt được những thành tựu rất khả quan.

Lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh co, phức tạp. sự thoái trào của chủ nghĩa xã hội hiện nay chỉ là tạm thời, nhiều nước xã hội chủ nghĩa vẫn đang tồn và đang tiến hành cải cách đổi mới để phát triển như: Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba, Triều Tiên, Lào . Cuộc đấu tranh vì lý tưởng, mục tiêu xã hội chủ nghĩa vẫn đang tiếp tục diễn ra trên thế giới. Hiện tượng nổi bật ngoạn mục nhất là ở châu Mỹ la tinh là sân sau của nước Mỹ đã có bốn nước do các Đảng cánh tả nắm quyền sau bầu cử và đã tuyên bố đi theo con đường xã hội chủ nghĩa như: Venezuela, Bolivia, Êcuađo, Nicaragoa ngoài ra còn có các nước như: Argentina, Chile, Uruguay, Brazil, cũng do các Đảng cánh tả nắm chính quyền và có xu hướng xã hội chủ nghĩa, ở các nước ở Liên - Xô cũ và các nước xã hội chủ

nghĩa trước đây ở Đông Âu nhân dân lao động cũng đang cùng với những người cộng sản trung kiên đấu tranh vì lý tưởng cộng sản.

II. TÍNH CHẤT VÀ MÂU THUẪN CỦA THỜI ĐẠI NGÀY NAY.1. Tính chất của thời đại hiện nay

Một phần của tài liệu Tài liệu Bài giảng: chủ nghĩa xã hội khoa học pptx (Trang 39 - 42)