CƠ CẤU XÃ HỘI – GIAI CẤP TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘ

Một phần của tài liệu Tài liệu Bài giảng: chủ nghĩa xã hội khoa học pptx (Trang 66 - 69)

NGHĨA XÃ HỘI.

1. Quan niệm về cơ cấu xã hội – giai cấp

Khái niệm: cơ cấu xã hội là bao gồm tất cả những cộng đồng người và toàn bộ các quan hệ xã hội tác động lẫn nhau của các cộng đồng ấy tạo nên một chỉnh thể xã hội.

Trong một xã hội cụ thể thường có nhiều cơ cấu - xã hội, như cơ cấu xã hội về giai cấp, cơ cấu xã hội dân số, cơ cấu xã hội dân cư, cơ cấu xã hội nghề nghiệp, cơ cấu xã hội dân tộc, cơ cấu xã hội về tôn giáo v..v…, các cơ cấu xã hội trên thực tế đều có mối quan hệ với nhau, tác động lẫn nhau trong các lĩnh vực sản xuất vật chất và lĩnh vực tinh thần tạo thành một chỉnh thể xã hội. Xã hội càng phát triển thì cơ cấu xã hội càng phức tạp. Trong các cơ cấu xã hội, cơ cấu xã hội về giai cấp là có vị trí quan trọng nhất, bởi vì trong tất cả các cơ cấu xã hội, chỉ có cơ cấu xã hội về giai cấp mới đề cập đến những nhóm người có địa vị khác nhau trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định, sự khác nhau về vai trò của họ đối với tư liệu sản xuất. Đó là cơ sở để dẫn đến xã hội phân chia thành các giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Do đó, khi nghiên cứu về cơ cấu xã hội đối với môn chủ nghĩa xã hội khoa học mục đích là để xem xét các cộng đồng người trong xã hội và xu hướng vận động của các cộng đồng người trong thời kỳ quá độ. Bởi vì, trong cơ cấu xã hội – giai cấp có vị trí vai trò sau đây mà các cơ cấu xã hội khác không có được:

+ Một là, chỉ có trong cơ cấu xã hội – giai cấp mới nói lên quan hệ giữa giai cấp này với giai cấp khác và thực chất của mối quan hệ đó là mối quan hệ giữa người với người trong một hệ thống sản xuất, trong đó có quan hệ về tư liệu sản xuất, quan hệ trong phân công, tổ chức lao động và quan hệ phân phối của cải làm ra.

+ Hai là, chỉ có trong cơ cấu xã hội – giai cấp mới nói lên quan mối quan hệ quyền lực chính trị giữa giai cấp này với giai cấp khác. Trong xã hội, nếu giai cấp nào nắm giữ tư liệu sản xuất đại diện cho phương thức sản xuất mới thì giai cấp đó sẽ giữ vị trí trung tâm giai cấp quyết định bản chất và xu hướng vận động của xã hội.

+ Ba là, khi người ta xây dựng các chiến lược phát triển kinh tế, các chính sách, văn hóa xã hội đều phải xuất phát từ cơ cấu xã hội – giai cấp. Song không được tuyệt đối hóa, tức là chỉ dựa vào cơ cấu xã hội – giai cấp mà coi nhẹ các cơ cấu xã hội khác.

2. Tính đa dạng cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ quá độ

2.1. Tính đa dạng của cơ cấu xã hội – giai cấp:

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội do vẫn còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế, tương ứng với nền kinh tế nhiều thành phần, tất yếu sẽ có một cơ cấu giai cấp đa dạng đan xen, chúng vừa hợp tác với nhau lại vừa đấu tranh với nhau, ảnh hưởng và tác động lẫn nhau, do đó nhất thiết trong thời kỳ này cần có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vì vậy vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước đối với các giai cấp, các tầng lớp, các nhóm xã hội khác nhau trên cơ sở đảm bảo lợi ích của các thành phần kinh tế là hết sức quan trọng. Vì vậy, việc liên minh công nông trí thức là một nhiệm vụ chiến lược quan trọng trong thời kỳ quá độ.

2.2. Xu hướng vận động của cơ cấu giai cấp:

Khi nghiên cứu về cơ cấu giai cấp – xã hội trong thời kì quá độ ta thấy các giai cấp, các tầng lớp trong xã hội, tuy có những đặc điểm khác nhau, nhưng lại có những nét tương đồng, diễn ra theo bốn xu hướng xích lại gần nhau:

- Một là, trong thời kỳ quá độ các thành phần kinh tế, các giai cấp có những lợi ích quyền lợi khác nhau nhưng vẫn rất cần thiết bên nhau trong sản xuất kinh doanh và tiêu dùng.

- Hai là, do tính chất lao động ngày càng có xu hướng xã hội hóa nên các ngành nghề, các giai cấp, tầng lớp trong xã hội không thể thiếu nhau.

- Ba là, trên cơ sở nguyên tắc phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế mà giữa các tầng lớp giai cấp trong xã hội ngày càng bình đẳng hơn là cơ sở để xích lại gần nhau.

- Bốn là, cách mạng xã hội chủ nghĩa đang từng bước xóa dần sự cách biệt giữa các thành thị và nông thôn, giữa lao động trí óc và lao động chân tay là cơ sở để các giai cấp, các tầng lớp trong xã hội xích lại gần nhau.

Trong thực tế, những xu hướng trên đây không tách rời nhau, nhưng cũng có thể không đồng đều ở các giai đoạn khác nhau những vùng khác nhau, nhưng đó là những biểu hiện chung mang tính quy luật của sự biến đổi cơ cấu xã hội trong thời kỳ quá độ.

3. Tính tất yếu của liên minh giữa giai cấp công nhân với nông dân và trí thức trong thời kỳ quá độ. và trí thức trong thời kỳ quá độ.

3.1. Quan điểm của Mác, Ăng – ghen, Lênin về liên minh giữa công nhân với các tầng lớp lao động khác:

Sau khi tổng kết phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ở Châu Âu cuối thế kỷ XIX, tổng kết bài học kinh nghiệm của công xã Pari (1871) Mác đã chỉ ra nguyên nhân của sự thất bại là do giai cấp công nhân không liên minh được với người bạn đồng minh tự nhiên của mình là giai cấp nông dân. Do đó trong cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản thì bài ca cách mạng sẽ trở thành “ bài ca ai điếu”. Vận dụng và phát triển lý luận của Mác – Ăngghen trong điều kiện mới ở nước Nga Lênin cho rằng: giai cấp công nhân không những phải liên kết với nông dân mà còn phải liên minh với các tầng lớp lao động khác, và kể cả khi giai cấp vô sản đã nắm được chính quyền.

3.2. Tính tất yếu của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức trong xây dựng chủ nghĩa xã hội:

- Vì sao giai cấp công nhân phải liên minh với những tầng lớp lao động khác đặc biệt là với nông dân và tri thức ?

Về mặt chính trị, đối với những nước nông nghiệp đại đa số dân cư là nông dân thì vấn đề giai cấp công nhân phải liên minh với nông dân là điều tất yếu, thông qua mối liên minh này giai cấp công nhân mới có thể giữ được vai trò lãnh đạo của mình đối với toàn xã hội.

Về mặt kinh tế, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội phải gắn chặt giữa công nghiệp với nông nghiệp, với dịch vụ, khoa học và công nghệ là hết sức cần thiết, là yêu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

3.3. Quan điểm của Đảng ta về tính tất yếu liên minh công, nông trí thức:

Văn kiện Đại hội lần thứ II của Đảng tháng 2 – 1951 nêu: “Chính quyền của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là chính quyền dân chủ của nhân dân, lấy liên minh công nhân, nông dân và lao động trí thức làm nền tảng và do giai cấp công nhân lãnh đạo”.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 Đảng ta cũng coi liên minh công nhân, nông dân và trí thức là nền tảng, đến Đại hội lần thứ X Đảng vẫn tiếp tục khẳng định liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức là cơ sở của khối đại đoạn kết toàn dân tộc và đó là động lực để xây dựng phát triển đất nước.

Một phần của tài liệu Tài liệu Bài giảng: chủ nghĩa xã hội khoa học pptx (Trang 66 - 69)