VẤN ĐỀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM VÀ CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Tài liệu Bài giảng: chủ nghĩa xã hội khoa học pptx (Trang 84 - 86)

ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA HIỆN NAY

1. Khái quát tình hình tôn giáo ở Việt Nam

- Việt Nam là nước có nhiều tôn giáo khác nhau. Trong đó có 6 tôn giáo lớn với khoảng 20 triệu tín đồ:

+ Phật giáo được truyền vào ở Việt Nam những thế kỷ đầu công nguyên. Số lượng tín đồ phật giáo ở Việt Nam hiện nay có khoảng trên 10 triệu.

+ Công giáo du nhập vào Việt Nam cách đây gần 4 thế kỷ; hiện nay có khoảng trên 5 triệu tín đồ ở 25 giáo phận của 3 giáo tỉnh.

+ Tin lành du nhập vào Việt Nam năm 1911, do các tổ chức tin lành ở Mỹ truyền vào. Hiện nay cả nước có trên 400.000 tín đồ (tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Nam và Tây nguyên).

+ Hồi giáo du nhập vào Việt Nam thế kỷ XV hiện nay có khoảng 90.000 tín đồ.

+ Cao đài là “Tôn giáo nội sinh” ra đời ở Nam Bộ vào năm 1926. Đạo cao đài có khoảng gần 2 triệu tín đồ với nhiều hệ phái khác nhau, nhưng lớn nhất là hệ phái cao đài Tây Ninh.

+ Hòa Hảo là tôn giáo hình thành ở An Giang vào năm 1939 chịu ảnh hưởng sâu đậm của phật giáo nên còn gọi là phật giáo hòa hảo, có khoảng hơn 1 triệu tín đồ, chủ yếu ở tỉnh An Giang và một số tỉnh khác thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long.

- Sự hình thành và phạm vi ảnh hưởng không giống nhau, song đồng bào các tôn giáo đã góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tuy nhiên, gần đây có một số người đã lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để phục vụ cho mưu đồ chính trị và hoạt động mê tín dị đoan nhằm trục lợi.

2. Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.

Xuất phát từ những quan điểm chỉ đạo trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo dưới chủ nghĩa xã hội. Đảng ta đã khẳng định: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền theo hoặc không theo một tôn giáo nào và được sinh hoạt tôn giáo theo đúng pháp luật, đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo với đồng bào không theo tôn giáo, chăm lo phát triển kinh tế, văn hóa cho đồng bào

trong cả nước. Chống mọi hành động lợi dụng tính ngưỡng để làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân”.

- Theo tinh thần trên, chính sách tôn giáo của Nhà nước ta hiện nay là:

+ Thực hiện quyền tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng của công dân thực hiện đoàn kết toàn dân, tích cực góp phần vào công cuộc đổi mới, giữ vững ổn định về chính trị, trật tự và an toàn xã hội, chăm lo cải thiện đời sống vật chất và văn hóa cho đồng bào.

+ Hướng các chức sắc của các giáo hội hoạt động tôn giáo theo đúng pháp luật, ủng hộ các xu hướng tiến bộ trong các tôn giáo, làm cho các giáo hội ngày càng gắn bó với dân tộc và sự nghiệp cách mạng, thể hiện rõ vai trò trách nhiệm của tôn giáo ở một quốc gia độc lập.

+ Luôn cảnh giác, kịp thời chống lại những âm mưu và thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo chống lại sự nghiệp cách mạng của nhân dân.

+ Những quan hệ quốc tế, đối ngoại có liên quan đến tôn giáo phải tuân theo chế độ, chính sách chung về quan hệ quốc tế đối ngoại của Nhà nước.

Như vậy, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta bao gồm nhiều mặt, vừa có mặt đối nội, vừa có mặt đối ngoại. Thực hiện chính sách tôn giáo là trách nhiệm của các hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo, Nhà nước chủ nghĩa xã hội thực hiện chức năng quản lý của mình thông qua chính sách, pháp luật, các đoàn thể nhân dân và mặt trận tổ quốc có nhiệm vụ vận động các tín đồ và chức sắc trong các giáo hội phấn đấu xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”.

CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ ÔN TẬP CHƯƠNG XI

Câu hỏi ôn tập:

1. Phân tích nguồn gốc, bản chất, tínhchất của tôn giáo?

2. Vì sao trong quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa tôn giáo vẫn tồn tại?

3. Hãy trình bày những quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin trong giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội?

4. Hãy nêu một số nét khái quát tình hình tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay?

5. Hãy nêu những quan điểm và chính sách tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta?

1. Phân tích sự giống nhau và khác nhau giữa tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín đị đoan? những hoạt động này ở Việt Nam hiện nay? Cần làm gì để giảm mê tín dị đoan?

CHƯƠNG XII

VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH VÀ XÂY DỰNG GIA ĐÌNH TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Số tiết của chương: 4 tiết Số tiết giảng: 2 tiết Số tiết thảo luận, tự học: 2 tiết

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tài liệu Bài giảng: chủ nghĩa xã hội khoa học pptx (Trang 84 - 86)