Bể keo tụ, tạo bông

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT CÔNG SUẤT 12000 TẤN/NĂM (Trang 129 - 130)

L = nước dùng trong sản xuât + nước dùng trong sinh hoạt

CH ƯƠNG 9: XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG 9.1 Thành phần tính chất nước thải trong công nghệ sản xuất bột giặt

9.5.5. Bể keo tụ, tạo bông

Từ bểđiều hòa, nước thải được bơm liên tục vào bể keo tụ tạo bông, nhằm loại bỏ các hạt chất rắn khó lắng hay cải thiện hiệu suất lắng của bể lắng. Trong quá trình vận

hành, chúng ta thêm vào chất keo tụ như phèn nhôm để tạo điều kiện cho quá trình keo tụ và tạo bông cặn để cải thiện hiệu suất lắng.

Chất keo tụ thường sử dụng là phèn nhuôm vì nó hoà tan tốt trong nước, giá rẻ, hoạt động trong khoảng pH lớn.

Để tăng cường cho quá trình keo tụ, tăng tốc độ lắng người ta thường cho thêm vào nước thải các hợp chất cao phân tử gọi là chất trợ keo tụ. Thông thường liều lượng chất trợ keo tụ khoảng 1 - 5 mg/l.

Để phản ứng diễn ra hoàn toàn và tiết kiệm năng lượng, phải khuấy trộn đều hoá chất với nước thải. Thời gian lưu lại trong bể trộn khoảng 5 phút. Tiếp đó thời gian cần thiết để nước thải tiếp xúc với hoá chất cho đến khi bắt đầu lắng dao động khoảng 30 – 60 phút. Trong khoảng thời gian này các bông cặn được tạo thành và lắng xuống nhờ vào trọng lực.

Mặt khác, để tăng cường quá trình khuấy trộn nước thải với hoá chất và tạo được bông cặn người ta dùng các thiết bị khuấy trộn cơ khí bằng cách trong bể trộn lắp đặt các thiết bị có cánh khuấy có thể quay ở các góc độ khác nhau nhằm tăng khả năng tiếp xúc giữa nước thải và hoá chất.

Hiệu quả keo tụ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Với mỗi nguồn nước cụ thể sau khi đã xác định được liều lượng và loại phèn sử dụng, hiệu quả keo tụ chỉ còn phụ thuộc vào các yếu tố vật lý là cường độ khuấy trộn nước biểu thị bằng gradien vận tốc G, và thời gian hoàn thành phản ứng tạo bông cặn.

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT CÔNG SUẤT 12000 TẤN/NĂM (Trang 129 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)