Các biện pháp dự phòng an toàn

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT CÔNG SUẤT 12000 TẤN/NĂM (Trang 140 - 142)

L = nước dùng trong sản xuât + nước dùng trong sinh hoạt

CHƯƠNG 10: VỆ SINH AN TOÀN LAO ĐỘNG

10.2.1. Các biện pháp dự phòng an toàn

Cần thiết phải thực hiện các biện pháp dự phòng trong các xí nghiệp công nghiệp có liên quan với các quá trình sản xuất xảy ra ở chế độ tiệt trùng cao của thiết bị công nghệ, các đường ống dẫn và các môi trường dinh dưỡng trong thiết bị có áp suất dư hay xảy ra trong các đường ống dẫn có chất lỏng dễ cháy (rượu, axeton,...), làm tăng nồng độ của chúng trong không khí có thể dẫn tới cháy và nổ.

lượng hỗn hợp dễ nổ đã được tạo thành trong các thiết bị đã được tháo hết các chất lỏng dễ cháy, vì khi nguồn cháy đã được tạo thành trong các thiết bị có thể dẫn đến hiện tượng nổ một cách ngẫu nhiên. Cho nên tất cả các thiết bị chứa cần phải rửa cẩn thận và sau đó kiểm tra lượng hơi còn hay hết.

Không cho phép sử dụng không khí nén để tạo quá áp cho các chất lỏng dễ cháy từ thiết bị này vào thiết bị khác, vì tỷ lệ về lượng giữa không khí và hơi cũng như bụi ở bên trong thiết bị có thể dẫn tới tạo thành nồng độ dễ nổ. Để tạo quá áp trong trường hợp này tốt nhất nên dùng khí trơ. Dùng các bơm có dạng màng hay dạng không có vòng khít để bơm các loại chất lỏng dễ cháy nhằm loại trừ rò rỉ. Để ngăn ngừa sự tạo thành các tia lửa điện, các nguồn nung nóng trong các khu dễ nổ và dễ cháy, tất cả những cái lấy điện, các dụng cụ mở điện, các phương tiện tựđộng cần phải hoàn thành ở kiểu phòng nổ và kín nước.

Nước sản xuất trước khi xả vào hệ thống rãnh cần phải trung hoà, làm sạch dầu mỡ, nhựa và các hợp chất độc khác trong các thiết bị làm sạch.

Khi lắp ráp các nguồn ánh sáng và các thiết bị điện cần phải tuân thủ theo các quy định của thiết bịđiện đối với mỗi khu vực, có tính đến loại phân xưởng.

Cần phải có quy định các biện pháp ngăn ngừa rất thận trọng khi các bộ phận của máy móc hoạt động, dẫn đến bị nung nóng do ma sát (ví dụ: các bộ dẫn động cánh khuấy, các bánh răng, ổ trục...). Cần thiết phải chế tạo chúng bằng những vật liệu không bắn ra tia sáng như nhôm, đồng, chất dẻo…

Trong sản xuất cần đặc biệt chú ý tới sự phân ly điện tích tĩnh, chúng có thể làm bốc cháy các hỗn hợp dễ nổ khi vận chuyển các chất lỏng dễ cháy - nổ và các chất khí theo các đường ống không tiếp đất, khi tháo và rót các chất lỏng trong bể chứa và trong các thiết bị, khi chuyển dịch hỗn hợp bụi - không khí ở trong các đường ống của máy vận chuyển bằng khí nén và trong các thiết bị để sấy, nghiền, sang, khi các chất lỏng được phun ra khỏi ống phun, vòi phun dưới áp suất. Cần biết rằng tốc độ chuyển động của chất lỏng và khí theo các ống càng cao thì trị số tích điện càng lớn, cho nên phải giữđược quy cách hạn chế tốc độ vận chuyển của khí và chất lỏng.

Tiếp đất các thiết bị, các đường ống dẫn, thùng chứa, các cơ cấu rót, tháo, cũng như các phễu chứa, xyclon, máy sấy, thiết bị dẫn gió, bụi, chúng có thể tích được thế năng điện tích cao, là phương pháp phổ biến nhất để bảo vệ tĩnh điện.

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT CÔNG SUẤT 12000 TẤN/NĂM (Trang 140 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)