An toàn nồi hơi và thiết bị áp lực

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT CÔNG SUẤT 12000 TẤN/NĂM (Trang 144 - 145)

L = nước dùng trong sản xuât + nước dùng trong sinh hoạt

CHƯƠNG 10: VỆ SINH AN TOÀN LAO ĐỘNG

10.2.5. An toàn nồi hơi và thiết bị áp lực

Doanh nghiệp lập sổ theo dõi, quản lý nồi hơi, bình chịu áp lực, lịch bảo dưỡng, tu sửa, kiểm tra vận hành, khám xét, khám nghiệm.

Xây dựng lịch bảo dưỡng, tu sửa phù hợp với hướng dẫn của nhà chế tạo và chếđộ vận hành thực tế của nồi hơi và bình chịu áp lực.

Xây dựng nội quy và quy trình vận hành an toàn cho từng nồi hơi và bình chịu áp lực.

Có bảng tóm tắt quy trình vận hành và xử lý sự cố treo tại nơi đặt nồi hơi và bình chịu áp lực.

Có quyết định phân công người có năng lực và trách nhiệm để quản lý nồi hơi và bình chịu áp lực và có quy định các nhiệm vụ cụ thể.

Tổ chức huấn luyện và sát hạch người đã nghỉ vận hành quá 12 tháng. Làm thủ tục kiểm định, đăng ký theo quy định của Bộ LĐTB&XH.

Nồi hơi và bình chịu áp lực phải có đủ hồ sơ xuất xưởng của nhà chế tạo khi kiểm định, đăng ký. Hồ sơ kiểm định, đăng ký và lý lịch máy theo mẫu quy định bằng tiếng Việt.

Thời hạn kiểm định nồi hơi và bình chịu áp lực theo quy định của các tiêu chuẩn liên quan.

Thời hạn khám xét nồi hơi không quá 2 năm/lần, bình chịu áp lực không quá 3 năm/lần hoặc theo kiến nghị của cơ quan kiểm tra.

Thời hạn kiểm tra vận hành 1 năm/lần đối với nồi hơi và bình chịu áp lực.

Thực hiện tự kiểm tra theo quy phạm, tiêu chuẩn hiện hành. Kết quả và kiến nghị kiểm tra được ghi vào sổđể theo dõi thực hiện.

Khi có sự cố doanh nghiệp tổ chức điều tra bất thường. Nếu có tai nạn cho người thì tổ chức điều tra theo điều tra tai nạn lao động. Đoàn điều tra lập biên bản theo mẫu của quy phạm an toàn nồi hơi và bình chịu áp lực. Sau đó doanh nghiệp báo cáo cho thanh tra nhà nước địa phương về lao động.

Người vận hành nồi hơi và bình chịu áp lực là nam giới, trên 18 tuổi, có sức khoẻ, có chứng chỉđào tạo, được huấn luyện và sát hạch về kỹ thuật an toàn và được cấp thẻ.

Đểđảm bảo an toàn vận hành nồi hơi doanh nghiệp thực hiện các công việc:

• Lập sổ nhật ký vận hành cho mỗi nồi hơi, để người vận hành ghi thời gian, số lần xả bẩn, kiểm tra áp kế, van an toàn, tình trạng làm việc và các trục trặc phát sinh.

• Trang bị đồng hồ, phương tiện thông tin, để người vận hành thông tin kịp thời với người phụ trách khi có sự cố xảy ra.

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẶT CÔNG SUẤT 12000 TẤN/NĂM (Trang 144 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)