L = nước dùng trong sản xuât + nước dùng trong sinh hoạt
CHƯƠNG 10: VỆ SINH AN TOÀN LAO ĐỘNG
10.1.3. Đảm bảo an toàn điện
Doanh nghiệp phải thực hiện quy phạm an toàn điện hạ áp và các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn liên quan.
Phân chia các vị trí làm việc trong doanh nghiệp theo mức độ nguy hiểm vềđiện để áp dụng các biện pháp an toàn điện thích hợp.
Có sơ đồ mạng điện, danh mục thiết bị điện với các thông sốđể tính toán, kiểm tra hay lắp đặt các dụng cụ bảo vệ từng thiết bịđiện.
Mọi thiết bị phải đảm bảo đầy đủ nhãn mác của nhà chế tạo để phục vụ tính toán kiểm tra việc bảo vệ.
Có người quản lý kỹ thuật điện, có văn bản giao nhiệm vụ. Người quản lý kỹ thuật điện phải am hiểu các văn bản quy định của nhà nước về kỹ thuật an toàn điện, am hiểu các giải pháp an toàn điện, am hiểu sơđồ, các thông số kỹ thuật của thiết bịđiện, chếđộ vận hành, các phương án khắc phục sự cố và có khả năng hướng dẫn thợ điện
điện chịu trách nhiệm về việc lắp đặt, sửa chữa, hướng dẫn công nhân vận hành an toàn và nắm vững các biện pháp kỹ thuật an toàn điện thông dụng.
Thực hiện kiểm tra an toàn điện trong doanh nghiệp. Các công trình điện phải được tiến hành kiểm tra nghiệm thu trước khi đưa vào vận hành, kiểm tra định kỳ để phát hiện trước sự cố và kiểm tra đột xuất khi có sự cố. Có sổ ghi chép công tác kiểm tra để theo dõi việc thực hiện các kiến nghị.
Tiến hành huấn luyện chung về an toàn điện cho tất cả công nhân trong doanh nghiệp. Riêng thợ điện phải được huấn luyện hàng năm theo những công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, sau huấn luyện có kiểm tra, nếu đạt yêu cầu thì được doanh nghiệp cấp thẻ an toàn theo mẫu của Bộ LĐTB&XH.
Mọi sự cố và tai nạn điện phải kịp thời khắc phục và điều tra, thống kê, báo cáo. Nếu có tai nạn lao động thì phải tổ chức điều tra theo quy định.
Có trạm y tế, trong đó có cấp cứu người bị tai nạn điện.
Công nhân sử dụng thiết bị sản xuất có lắp thiết bị điện thực hiện các quy định đề ra để đảm bảo an toàn điện.