L = nước dùng trong sản xuât + nước dùng trong sinh hoạt
CHƯƠNG 10: VỆ SINH AN TOÀN LAO ĐỘNG
10.1.6. An toàn nhà xưởng
Nền nhà xưởng phải bằng phẳng, cao ráo, không trơn trượt, không sinh bụi, dễ cọ rửa. Có thể trải thảm để chống trơn trượt. Nếu có môi trường xâm thực thì nền phải lát bằng các vật liệu chịu hoá chất.
Mặt bằng nhà xưởng phải gọn gàng, ngăn nắp, có khu vực để nguyên liệu, vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, phế thải riêng biệt, có vạch kẻ rõ ràng để phân biệt lối đi lại, vận chuyển, khu vực sản xuất, khu vực để nguyên liệu, vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, phế thải.
Những chỗ nguy hiểm về cơ khí, nồi hơi, thiết bị áp lực, nơi có nguy cơ cháy, chỗ để phương tiện chữa cháy, phải có biển báo chỉ dẫn, biển báo an toàn tương ứng.
Đường đi lại cho xe cơ giới phải đủ rộng, hẹp nhất cũng bằng chiều rộng của loại xe lớn nhất cộng với 1,4 m.
Bậc lên xuống phải lát các vật liệu nhám tránh trơn trượt, có biển báo và có chiếu sáng đầy đủ.
Nên có nhà vệ sinh để công nhân đi từ nhà này sang nhà kia, tránh phải đi ra ngoài trời nắng hay trời mưa.
Các khu vực có toả hơi khí độc, chất dễ cháy, chất kích thích, phải được ngăn chia riêng và thực hiện các giải pháp thu gom xử lý thích hợp, tránh để hoả hoạn hay chất độc lan toả sang các khu vực khác.
Các kho được dùng để bảo đảm nguyên liệu, vật liệu phụ và các thành phẩm cần được thiết kế có tính đến sự thuận tiện cho lối vào, an toàn cho sự tiến hành công tác xếp dỡ và loại trừ cháy và nổ.
Tiến hành bảo quản các chất độc đối với sức khoẻ con người cần phải thật thận trọng. Điều đó có liên quan đến các chất độc, các axit, các kiềm và một số các chất khác có tính tác động mạnh.
Các luật an toàn cho sản xuất thuộc lĩnh vực công nghiệp rất chú ý đến hoạt động của thiết bị điện kỹ thuật, đến các biện pháp chống cháy, các phương tiện bảo vệ cá nhân, phòng khí.
Lãnh đạo xí nghiệp phải có trách nhiệm trong việc phá vỡ các quy luật an toàn cũng như trách nhiệm hoàn thành các biện pháp đã nêu trong các văn bản.