I. Quan điểm, phương hướng mục tiêu CPH của công ty
6. Hoàn thiện cơ chế chính sách
Tuy đã có nhiều văn bản được ban hành để hướng dẫn và khắc phục những tồn tại nảy sinh trong quá trình CPH. Nhưng thực tế cho thấy là khi các văn bản mới được ban hành khắc phục được những tồn tại trước đó lại nảy sinh những vấn đề khó khăn khác. Nội dung của các văn bản chỉ đạo tổ chức thực hiện triển khai, thiếu tính đồng bộ nhiều vấn đề chưa khẳng định được như CPH là tự nguyện hay bắt buộc, chưa có các quy định về tránh nhiệm của cán bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp trong triển khai CPH: cho đến nay sau khi có Nghị định số 64/2002/NĐ-CP và hàng loạt các văn bản hướng dẫn kèm theo. Thực tế đã nảy sinh những tồn tại như: xác định giá trị doanh nghiệp vẫn còn nhiều vướng mắc, chậm và còn nhiều lúng túng kết quả còn mang tính chủ quan chưa
phản ánh đúng quan hệ cung cầu và khả năng sản xuất của tài sản trong tương lai; quy trình CPH phức tạp nhiều thủ tục phiền phức, tốn kém, chậm được triển khai; ưu đãi cho doanh nghiệp và người lao động còn chung chung và chưa đủ lực…vì vậy việc hoàn thiện cơ chế chính sách liên quan đến CPH là cần thiết để tạo ra một văn bản có hiệu lực cao thúc đẩy quá trình CPH đang chậm chạm hiện nay.
6.1. Cần làm rõ hơn những ưu đãi với doanh nghiệp và người lao động trong các doanh nghiệp CPH. các doanh nghiệp CPH.
Một trong những mục tiêu của quá trình CPH là tạo động lực huy động vốn và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Việc thực hiện mục tiêu này phụ thuộc vào nhiều nhân tố trong đó những ưu đãi về kinh tế được coi là động lực hàng đầu. Song một thực tế hiện nay là các ưu đãi dành cho doanh nghiệp và người lao động luôn thay đổi theo hướng ngày càng có nhiều ưu đãi hơn tạo nên tâm lý chờ đợi. Mặt khác hiện nay các quy định về mức ưu đãi là như nhau cho mọi doanh nghiệp tạo nên những thiệt thòi cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Vì vậy, nên chăng có các văn bản quy định phân biệt mức độ ưu đãi khác nhau cho người lao động và doanh nghiệp theo ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh.
6.2. Là thay đổi cơ cấu cổ phần trong các doanh nghiệp CPH hiện nay
Hiện nay các doanh nghiệp nông nghiệp nói chung và Công ty TPXK Bắc Giang nói riêng khi thực hiện CPH thì cổ phần của Nhà nước là 51% tức Nhà nước nắm cổ phần chi phối. Như vậy xuất hiện tâm lý không phân biệt doanh nghiệp mới là DNNN hay CTCP. Việc nhà nước nắm 51% cổ phần làm cho công tác bán cổ phiếu gặp nhiều khó khăn do nhà đầu tư cảm thấy thứ họ mua không
phải là cổ phần mà là “trái phiếu” nhiều rủi ro. Một CTCP Nhà nước lại giữ 51% vốn điều lệ thì Nhà nước hoàn toàn có thể duy trì sự quản lý như cũ, yếu tố đổi mới là không thể hay rất khó xẩy ra. Đối với các CTCP Nhà nước giữ cổ phần chi phối chức danh lãnh đạo chủ chốt của doanh nghiệp này như giám đốc điều hành hầu như vẫn được giữ nguyên… Nhiều giám đốc điều hành đã điều hành CTCP không khác gì giám đốc DNNN trước đây, cơ quan chủ quản cấp trên vẫn tiếp tục can thiệp vào công việc sản xuất kinh doanh của CTCP với một lý do đơn giản là CTCP Nhà nước giữ cổ phần chi phối vẫn được coi là DNNN.
Việc Nhà nước giữ 51% cổ phần làm cho việc CPH mang nặng tính hình thức lãnh đạo nhiều doanh nghiệp trong danh sách CPH đã lợi dụng quy định này để tiếp tục giữ doanh nghiệp.
Tóm lại, việc xoá bỏ tình trạng “vô chủ” đối với DNNN, tăng cường sự giám sát của các nhà đầu tư, tạo động lực mới cho sự phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào tỷ lệ cổ phần mà các cổ đông nắm giữ, nếu tiếp tục CPH kiểu như hiện nay thì mục tiêu tạo động lực mới cho doanh nghiệp khó mà đạt được.
6.3. Đơn giản hoá quy trrình thực hiện CPH
Hiện nay thủ tục tiến hành CPH còn phức tạp nên không tránh khỏi việc gây khó khăn cho Ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp. Bởi vì thành phần chỉ đạo đổi mới DNNN là các cán bộ lãnh đạo hoạt động có tính chất kiêm nghiệm chưa thực sự dành nhiều thời gian thoả đáng cho công tác cổ phần. Ban đổi mới của doanh nghiệp cùng một lúc phải lo hai nhiệm vụ lớn: Đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và thực hiện công việc của quá trình CPH. Sự
phối hợp với các cơ quan cấp trên có liên quan chưa được thường xuyên chặt chẽ. Vì vậy việc đơn giản hoá quy trình thực hiện CPH là cần thiết.
- Xây dựng kế hoạch triển khai quá trình CPH trong đó xác định các bước chuyển DNNN thành CTCP, các công việc cụ thể trong mỗi bước, tiến độ thời gian và lực lượng thực hiện. Về hình thức kế hoạch này nên xây dựng thành sơ đồ hoặc biểu đồ tiến độ.
- Xác định những công việc phải thường xuyên quán xuyến trong toàn bộ quá trình CPH, những công việc trọng tâm của từng giai đoạn. Từ đó bố trí công việc cho hợp lí.
- Phân chia trách nhiệm trong Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp thành ba nhóm dưới sự điều hành chung của Giám đốc trưởng ban: Nhóm phụ trách các vấn đề tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp; Nhóm phụ trách việc xác định phương án CPH; Nhóm phụ trách các vấn đề liên quan đến người lao động trong doanh nghiệp CPH. Từ kế hoạch chung Giám đốc trưởng ban sẽ điều hoà phối hợp chung bảo đảm sự đồng điệu trong thực hiện các công việc của quá trình CPH.
- Đơn giản hoá các thủ tục liên quan đến cấp đăng kí kinh doanh cho CTCP thành lập từ chuyển hoá DNNN. Trong hồ sơ xin đăng kí kinh doanh cần tôn trọng những điểm mà CTCP kế thừa hợp lệ từ DNNN như giấy phép sử dụng đất, đăng kí trụ sở.
6.4. Chọn hình thức CPH phù hợp:
Một thực tế hiện nay là các DNNN thường CPH theo hình thức bán một phần giá trị thuộc vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Nhưng thực tế đã chứng minh
nghiệp. Bởi vì các doanh nghiệp nông nghiệp hầu hết làm ăn không hiệu quả, thu nhập của người lao động thấp, hoạt động kinh doanh mang tính chất rủi ro cao cho nên việc bán cổ phần cho người lao động trong doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư ngoài doanh nghiệp gặp khó khăn. Khi không bán hết cổ phần thì số cổ phần đó lại được chuyển vào vốn Nhà nước như vậy thì khó mà đạt được mục tiêu CPH. Theo kiến nghị của nhiều doanh nghiệp nông nghiệp thì nên cổ phần doanh nghiệp nông nghiệp theo hình thức thứ nhất tức là: Giữ nguyên giá trị thuộc vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu thu hút thêm vốn để phát triển doanh nghiệp. Việc phát hành cổ phiếu không chỉ một đợt mà được tiến hành thành nhiều đợt để tăng vốn sản xuất kinh doanh và giảm dần cổ phần của Nhà nước tại doanh nghiệp. Hy vọng hình thức này sẽ sớm được áp dụng để thúc đẩy quá trình CPH trong các DNNN trong nông nghiệp hiện nay.
6.5.Tạo môi trường thức đẩy CPH
- Hình thành thị trường chứng khoán để thúc đẩy việc mua bán chuyển nhượng cổ phần của các doanh nghiệp.
-Thành lập một số trung tâm tư vấn về CPH DNNN để trợ giúp cho việc triển khai CPH DNNN.