Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: Một số giải pháp thúc đẩy cổ phần hóa ở công ty thực phẩm xuất khẩu Bắc Giang docx (Trang 63 - 69)

II. Quá trình thực hiện cổ phần hoá ở Công ty thực phẩm xuất khẩu Bắc Giang

Một số giải pháp thúc đẩy cổ phần hoá ở Công ty thực phẩm xuất khẩu Bắc Giang

3.3.1. Những kết quả đạt được

+ Ban CPH của Công ty được thành lập để tuyên truyền, phổ biến, giải đáp cho người lao động mọi thắc mắt liên quan đến chủ trương chính sách CPH của đảng và Nhà nước.

Ban quản lí đổi mới của Công ty được thành lập do Giám đốc Công ty làm trưởng ban kết hợp với các đoàn thể trong Công ty hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến, giải thích cho người lao động mọi chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và của Công ty về chính sách CPH đặc biệt là các chính sách liên quan đến lợi ích của người lao động.

Sự đồng tình ủng hộ của người lao động trong việc CPH là yếu tố không thể thiếu trong thành công của công tác CPH. Người lao động chỉ thực sự quan tâm

đến CPH khi mà CPH mang lại lợi ích cho họ nhiều hơn những gì họ phải từ bỏ khi còn làm việc cho Nhà nước. Vấn đề khó cho ban quản lí đổi mới doanh nghiệp là người lao động trong công ty trình độ nhận thức còn thấp, sự hiểu biết về kinh tế thị trường gần như là không có. Tâm lí của người lao động là thích làm việc cho DNNN, là công chức suốt đời. Người lao động chỉ quen với tư cách là người làm thuê chứ chưa có ý nghĩ trở thành nhà đầu tư bỏ vốn ra để kiếm lời có nhiều dủi do. Khó khăn như vậy song nhờ lắm bắt được tâm lí của người lao động cộng với sự cố gắng của ban đổi mới đến nay việc tuyên truyền đạt kết quả tốt. Tất cả cán bộ công nhân viên trong Công ty đều thấy rõ lợi ích CPH mang lại và ủng hộ việc CPH của Công ty. Ban quản lí đổi mới của Công ty đã sử dụng biện pháp nào mà hiệu quả lại cao như vậy.

Thứ nhất, ban quản lí doanh nghiệp đã tạo điều kiện cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty đọc và tham khảo tài liệu có liên quan đến chủ trương CPH đặc biệt là các vấn đề có liên quan đến người lao động.

Thứ hai, lấy các điển hình tiên tiến của các công ty đã CPH thành công làm bằng chứng sống để người lao động thức sự tin tưởng vào lợi ích của CPH.

Thứ 3, việc Công ty sẽ chuyển gần như toàn bộ số lao động hiện nay sang CTCP là một động lực lớn cho người lao động.

+ Công ty đã hoàn thành lập phương án CPH

Hình thức CPH: Căn cứ vào điều 7 của Nghị định 44/1998/NĐ-CP và đặc điểm của công ty. Công ty TPXK Bắc Giang thực hiện CPH theo hình thức bán một phần vốn hiện có tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phần để thu hút vốn đầu tư.

Tên Việt Nam: Công ty cổ phầnthực phẩm xuất khẩu Bắc Giang

Tên giao dịch quốc tế: BacGiang foodstufe export joint stock company

Ngành nghề kinh doanh:

- Sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu trực tiếp: Rau quả nông sản, thực phẩm đồ uống, nguyên vật liệu, vật tư…

- Kinh doanh các lĩnh vực khác: Giao nhận kho, bất động sản, dịnh vụ khách sạn nhà hàng, văn phòng cho thuê

- Dịch vụ tư vấn phát triển sản xuất chế biến rau quả nông lâm thuỷ sản - Liên doanh liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước để phát triển sản xuất của công ty

Vốn điều lệ của CTCP: 5.000.000.000đ Giá trị một cổ phần: 100.000đ

Tổng số cổ phần: 50.000

Tỷ lệ cổ phần của các cổ đông:

Cổ phần Nhà nước 51% tức là: 2.550.000.000

Cổ phần của cán bộ công nhân viên trong công ty: 1.950.000.000đ chiếm 39%

Cổ phần của người sản xuất và cung cấp nguyên liệu cho công ty:500.000.000đ chiếm 10%

Giá trị doanh nghiệp để CPH

Tại thời điểm ngày 31/12/2003 theo Quyết định số 2337/QĐ-BNN-TCKT của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ngày 16/7/2003 giá trị doanh nghiệp

được xác định là: 22.290.299.610đ trong đó vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là: 8.944.231.937đ

Cổ phần được mua ưu đãi:

Tổng số cán bộ công nhân viên trong công ty: 240 người (có 20 lao động mới hợp đồng).

Tổng số cán bộ công nhân viên được mua ưu đãi 220 người Tổng số năm công tác: 1950 năm

Tổng số cổ phần được mua ưu đãi: 1950*10=19.500 cổ phần trong đó lao động nghèo có 390 năm công tác, được mua cổ phần ưu đãi trả chậm 3900 cổ phần chiếm 20 % tổng số cổ phần được mua ưu đãi.

Tổng giá trị ưu đãi:

Giá trị ưu đãi tối đa (giảm giá): 19500*30.000 = 585.000.000đ Giá trị bán trả chậm: 3900*70.000 = 273.000.000đ

Tổng cộng: 858.000.000đ chiếm 17,16% giá trị vốn Nhà nước tại doanh nghiệp

Tổng giá trị cổ phần được mua ưu đãi của cán bộ công nhân viên là: 19.500*100.000 =1.950.000.000đ chiếm 39% vốn điều lệ của CTCP.

Cổ phần được mua ưu đãi của người sản xuất và cung ứng nguyên vật liệu:

Người sản xuất và người cung ứng nguyên vật liệu được mua ưu đãi 5000 cổ phiếu

Tổng giá trị ưu đãi: 5000*30.000 =150.000.000đ chiếm 3% giá trị Nhà nước tại doanh nghiệp

Tổng giá trị cổ phần được mua ưu đãi tại doanh nghiệp 5000*100.000 = 500.000.000đ chiếm 10% vốn điều lệ tại công ty

Kế hoạch sử dụng tiền thu từ bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước:

Vốn Nhà nước thực tế tại doanh nghiệp: 8.944.231.937đ Các khoản phải trừ:

- Ưu đãi giảm giá dành cho người lao động trong Công ty: 585.000.000đ - Ưu đãi trả chậm dành cho người lao động nghèo trong Công ty: 273.000.000đ

- Ưu đãi giảm giá cho người sản xuất và cung ứng nguyên vật liệu cho công ty: 150.000.000đ

- Vốn Nhà nước để lại tại doanh nghiệp: 2.550.000.000 - Chi phí CPH: 230.000.000đ

- Chi phí đào tạo lại lao động: 170.000.000đ

Số tiền phải hoàn trả lại Nhà nước sau khi CPH: 4.986.231.937đ

Thời gian và cơ quan bán cổ phiếu:

Thời gian bán cổ phiếu: sau 30 ngày kể từ khi có Quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc chuyển Công ty TPXK Bắc Giang thành CTCP TPXK Bắc Giang

Cơ quan bán cổ phiếu: Công ty TPXK Bắc Giang là cơ quan trực tiếp bán cổ phiếu

Thời gian Đại hội đồng thành lập CTCP lá quý I năm 2005

Phương án sản xuất kinh doanh và đầu tư sau CPH:

Sau khi CPH kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư của công ty sẽ chia làm 2 bước.

Bước 1: Tiếp tục duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh theo hướng củng cố và nâng cao công suất máy móc thiết bị đã được đầu tư để tăng sả lượng sản xuất ở 2 năm đầu từ 2800 tấn năm 2004 nên 3200 tấn năm 2005 và 4000 tấn năm 2006

Bước 2: Mở rộng cơ sở sản xuất, tăng thêm vốn điều lệ và vay thêm vốn để tiếp tục tăng sản xuất đưa sả lượng lên 5500 tấn vào năm 2007. Đồng thời khi vùng Dứa nguyên liệu ở Sơn Động được thu hoạch đáp ứng đủ nguyên liệu cho nhu cầu sản xuất thì sẽ sản xuất thêm một số mặt hàng như dứa cô đặc, nước dứa quả …để tiếp tục tăng sả lượng lên cao vào các năm tiếp theo.

Bảng 5: Một số chỉ tiêu chủ yếu thực hiện 3 năm đầu sau cổ phần hoá

Stt Chỉ tiêu Đơn vị tính 2005 2006 2007

1. Vốn điều lệ Tỷ 5 5 6.5

2. Doanh thu Tỷ 33 40 48

3. Nộp ngân sách Tỷ 2.9 3.5 4.4

4. Lợi nhuận Triệu 400 520 650

5. Số lao động Người 240 275 310 6. Thu nhập bình quân

người lao động/tháng

Đồng 750.000 820.000 1.000.000 7. Cổ tức hàng năm % 6.8 10.3 12.4

Nguồn: Phương án cổ phần hoá của Công ty

+ Công tác duyệt và triển khai phương án CPH đang được tiến hành khẩn trương

Trong quy trình CPH gồm 4 bước đến nay Công ty TPXK Bắc Giang đã hoàn thành được 2 bước khó khăn nhất chiếm nhiều thời gian nhất. Hiện nay hồ sơ CPH của Công ty đã được chuyển cho cơ quan có thẩm quyền quyết định để phê duyệt và quyết định việc chuyển Công ty TPXK Bắc Giang thành CTCP TPXK Bắc Giang. Nếu không có vướng mắc thì quá trình CPH của Công ty sẽ hoàn tất vào tháng 9 năm 2004 và Đại hội đồng cổ đông lần đầu tiên của Công ty sẽ được tổ chức vào quý I năm 2005. Như vậy chỉ chưa đầy một năm kể từ khi công ty có quyết định CPH công tác CPH đã hoàn tất thời gian không phải là ngắn nhưng nếu xét cụ thể của Công ty thì đây cũng là một thành công lớn.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: Một số giải pháp thúc đẩy cổ phần hóa ở công ty thực phẩm xuất khẩu Bắc Giang docx (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w