Lành mạnh hoá vấn đề tài chính trước khi thực hiện CPH

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: Một số giải pháp thúc đẩy cổ phần hóa ở công ty thực phẩm xuất khẩu Bắc Giang docx (Trang 83 - 87)

I. Quan điểm, phương hướng mục tiêu CPH của công ty

2. Lành mạnh hoá vấn đề tài chính trước khi thực hiện CPH

Thực chất của CPH là chuyển đổi một phần tài sản Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp và các cá nhân, tổ

chức kinh tế, tổ chức xã hội ngoài doanh nghiệp nhằm huy động vốn của toàn xã hội cho phát triển kinh tế. Một trong các vấn đề khó và chiếm rất nhiều thời gian trong quá trình CPH là công tác xác định giá trị các tài sản Nhà nước đem bán. Công việc này không rễ ràng vì các DNNN hiện nay chưa tuân thủ hoàn toàn theo các quy định của Nhà nước về chế độ hoạch toán kế toán vì vậy việc xác định giá trị doanh nghiệp căn cứ vào sổ sách kế toán xem ra rất khó khăn trong khi các căn cứ khác phần nhiều mang tính chủ quan. Chính vì vậy cần phải có giải pháp tháo gỡ những khó khăn về tài chính cho doanh nghiệp trước khi thực hiện CPH.

2.1. Công khai hoá những vấn đề tài chính

Công khai hoá tài chính tức là thông báo cho các nhà đầu tư những thông tin quan trọng về tình hình tài chính để các nhà đầu tư quan tâm xem xét đánh giá và đưa ra quyết định liệu có nên đầu tư vào doanh nghiệp, liệu đầu tư vào doanh nghiệp có lợi hơn các cơ hội đầu tư khác không. Việc công khai thông tin tài chính của công ty cũng đảm bảo tính công bằng trong mua bán cổ phần, bảo vệ nhà đầu tư và hình thành giá cổ phiếu. Hiện nay đa số các doanh nghiệp cũng như tại Công ty TPXK Bắc Giang chưa thực hiện việc công khai hoá thông tin tài chính hoặc có công khai nhưng còn hạn chế dẫn đến thường xuyên xác định giá trị doanh nghiệp thấp hơn giá thực tế là trở ngại lớn cho việc huy động vốn của các nhà đầu tư ngoài doanh nghiệp và làm thất thoát tài sản của Nhà nước. Về mặt tài chính, công khai hoá thông tin tài chính bao gồm thông tin về cơ cấu vốn, cơ cấu tài sản, hiệu quả kinh doanh, kết quả thu nhập và phân phối thu nhập, dự đoán xu thế vận động của các chi tiêu trong tương lai. Để thực hiện điều này về phía Nhà nước phải đưa ra các quy định bắt buộc các doanh nghiệp phải công

khai tài chính gồm nội dung công khai, hình thức công khai, thời gian công khai và các chế tài xử lí nghiêm khắc đối với các doanh nghiệp vi phạm; về phía doanh nghiệp phải tuyết đối tuân thủ các quy định của Nhà nước, số liệu công khai phải được cơ quan kiểm toán công nhận. Các doanh nghiệp phải nhận thấy công khai hoá tài chính doanh nghiệp là tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi thực hiện CPH. Bên cạnh đó nên hình thành tạp chí về CPH thuộc Bộ Tài chính. Tạp chí là nơi phản ánh đầy đủ nhất về hoạt động các doanh nghiệp trong việc chuẩn bị cho quá trình CPH cũng như những thông tin chi tiết về tình hình tài chính của doanh nghiệp, là diễn đàn trao đổi kinh doanh và quảng bá kiến thức CPH tới mọi đối tượng quan tâm.

2.2. Cơ cấu lại nợ của doanh nghiệp

Công nợ của các DNNN hiện nay rất lớn làm cản trở tiến trình CPH, số nợ của các DNNN hiện nay không ngừng tăng lên. Ước tính các DNNN hiện nay nợ khoảng gần 80 nghìn tỷ đồng chưa kể nợ các ngân hàng Thương mại, riêng Công ty TPXK Bắc Giang số dư nợ lên tới hơn 20 tỷ đồng. Nếu công nợ không được giải quyết được thì không một nhà đầu tư nào lại muốn “ thừa kế” các khoản nợ của doanh nghiệp. Còn nếu dùng giải pháp trừ vào giá trị DNNN thì sẽ làm thiệt hại cho Nhà nước vì trong cơ cấu nợ đó có có nợ do nguyên nhân chủ quan và nợ do nguyên nhân khách quan. Như vậy là cần phải phân loại các khoản nợ của doanh nghiệp để có các biện pháp xử lí.

2.2.1. Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi:

Do nguyên nhân khách quan: doanh nghiệp phải có đầy đủ giấy từ chứng minh rằng số nợ đó không còn khả năng thu hồi do con nợ đã bị giải thể, bị phá sản, con nợ đã bỏ chốn…đối với các khoản nợ này doanh nghiệp được phép dùng

quỹ dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi để bù đắp, nếu không đủ thì dùng lợi nhuận trước thuế để bù đắp hoặc giảm giá trị doanh nghiệp trước khi CPH. Các doanh nghiệp sau khi CPH vẫn có trách nhiệm theo dõi và thu hồi các khoản nợ này nộp về quỹ hỗ trợ CPH DNNN.

Đối với các khoản nợ do nguyên nhân chủ quan: doanh nghiệp phải xác định được trách nhiệm bồi thường thuộc về cá nhân, tổ chức nào, mức độ bồi thường là bao nhiêu. Nếu như phần bồi thường của cá nhân tổ chức không đủ thì số còn lại được xử lí như nợ khó đòi do nguyên nhân khách quan.

2.2.2. Nợ ngân sách Nhà nước

Doanh nghiệp phải có trách nhiệm thanh toán toàn bộ số nợ đọng ngân sách Nhà nước trước khi tiến hành CPH

Nếu DNNN hoạt động có hiệu quả nhưng khó khăn trong vấn đề tài chính do đầu tư quá lớn vào tài sản cố định thì doanh nghiệp có trách nhiệm lập phương án trả nợ, phải huy động hết các nguồn vốn hiện có (qũy đầu tư phát triển, nguồn vốn khấu hao, thu hồi công nợ…) để bù đắp các khoản chiếm dụng của ngân sách Nhà nước. Trong trường hợp nếu đã huy động hết mà vẫn không đủ để thanh toán hết nợ thì phải báo cáo nên cấp trên có thẩm quyền giải quyết.

Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh làm ăn thua lỗ không còn khả năng thanh toán nợ thì phải báo cho cơ quan có thẩm quyền xem xét cho giãn nợ, xoá nợ.

2.2.3. Đối với các khoản nợ ngân hàng thương mại

Doanh nghiệp có thể thoả thuận với các ngân hàng thương mại để được giãn nợ, khoanh nợ, giảm lãi suất hoặc chuyển số nợ thành cổ phần của công ty.

Chúng ta đang trong tình trạng công nợ “lòng vòng” vì công cụ thương phiếu và hoạt động chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu chưa phát triển. Vì vậy phải tiến hành pháp chế hoá chi tiết và hướng dẫn cho các doanh nghiệp sử dụng các công cụ thương phiếu để họ thoát khỏi tình trạng khó khăn về tài chính và lành mạnh về tài chính khi CTCP đi vào hoạt động. Bên cạnh đó việc hình thành các công ty mua bán nợ là giải pháp quan trọng để xử lí triệt để các khoản công nợ. Thực tế CPH ở Công ty TPXK Bắc Giang cho thấy việc thu và trả nợ gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy khi có công ty mua bán nợ đứng ra làm trung gian mua lại những khoản nợ phải thu còn dây dưa của doanh nghiệp rồi tìm cách thu xếp thanh toán với các con nợ (là doanh nghiệp có nợ phải trả). Việc làm như vậy vừa có lợi cho doanh nghiệp vừa có lợi cho công ty mua bán nợ bởi vì doanh nghiệp sẽ không phải mất thời gian đi thu các khoản nợ tập trung vào giải quyết các vấn đề khác còn các công ty mua bán nợ sẽ có khoản thu nhập từ phần trăm số nợ thu hồi được của các doanh nghiệp bán nợ.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: Một số giải pháp thúc đẩy cổ phần hóa ở công ty thực phẩm xuất khẩu Bắc Giang docx (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w