Các dịch vụ và tình hình phát triển trên nền cơng nghệ DSL

Một phần của tài liệu Tài liệu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - CÔNG NGHỆ ADSL2+ VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG doc (Trang 25 - 29)

2.4.1 Các dịch vụ cơ bản

- Dịch vụ E1/T1 qua DSL: Dịch vụ DSL sử dụng một hoặc 2, 3 đơi cáp để truyền 24 hoặc 32 kênh tốc độ 64 Kbps thơng qua loại SHDSL hay HDSL.

- Dịch vụ ISDN-BA qua DSL: DSL dùng cho ISDN-BA thường dùng là loại SHDSL hay IDSL.

- Dịch vụ ATM qua DSL: Từ những năm 1990 thì ATM (Asynchronous transfer Mode) đã trở thành mạng số đường trục (backbone) tiêu chuẩn truyền dẫn tốc độ cao. Nĩ cho phép các cách truyền dữ liệu như: Frame Relay, X25 hay IP Routing. Mạng ATM được dùng rộng rãi trong mạng viễn thơng Việt Nam đã cĩ và cung cấp các kết nối trong mạng như DSLAM và Router.

- Một số dịch vụ đã triển khai như: Dịch vụ Frame relay, dịch vụ thuê kênh riêng leased line (Nx64 Kbps), dịch vụ Mega VNN, Meg WAN, dịch vụ VPN, đào tạo từ xa qua mạng internet, game trực tuyến, remote LAN access…

2.4.2 Dịch vụ IP/LAN trên DSL

Dịch vụ VPN trên DSL: VPN là dịch vụ truyền thơng tin an tồn được kết nối giữa hai điểm trong một mạng hay từ mạng này tới mạng khác. VPN dùng để kết nối

internet để kết nối các máy tính ở xa qua modem DSL. Để kết nối VPN thì giữa hai máy tính kết nối VPN phải được cài đặt phần mềm và cấu hình kết nối VPN với nhau.

PPP trên DSL:

- PPP over ATM (PPPoA): Khi máy tính đầu cuối của người dùng trang bị card giao tiếp theo giao tiếp ATM (ATM NIC) kết nối trực tiếp với thiết bị mạng của nhà cung cấp dịch vụ. Ưu điểm của PPPoA là sử dụng băng thơng tối ưu trong kết nối end- to-end. Trong PPPoA thì BAS cho phép kết nối đến các ISP khác nhau thơng qua các thơng tin địa chỉ IP, domain name… PPP sẽ xác thực để thực hiện kết nối cho người dùng đến ISP cần thiết.

- PPP over Ethernet (PPPoE): Cũng giống như PPPoA nhưng thiết bị đầu cuối người dùng sẽ kết nối với thiết bị mạng nhà cung cấp dịch vụ bằng giao tiếp mạng Ethernet qua DSL modem. Trong PPPoE thì chỉ cho phép users chỉ kết nối đến một ISP duy nhất.

IP over DSL ( các giao thức sử dụng kết nối IP): Phần lớn việc đĩng gĩi dữ liệu ngày nay dùng ATM. Nhưng cĩ hai phương pháp đĩng gĩi dữ liệu thường dùng là Bridging và Routing

- Bridging: Dạng cơ bản nhất để phân phối kết nối IP dựa trên việc đĩng gĩi trực tiếp của khung Ethernet trong ATM. Tại phía người dùng khung Ethernet được đĩng gĩi và gửi trực tiếp trong PVC của ATM để đi đến đích. Hệ thống dùng một PVC trong ATM cho một đích đến (thường sử dụng cho internet).

- Routing: Thay vì dùng Bridge, ta cĩ thể đĩng gĩi trực tiếp IP trong ATM thơng qua việc thêm bảng Routing địa chỉ IP. Routing cho phép dùng băng thơng hiệu quả hơn, cho ta cài đặt nhiều PVC của ATM đến nhiều đích đến khác nhau (ISP khác nhau). Bất lợi của routing là cấu hình phức tạp và phải cho thiết bị đầu cuối ADSL đặt tại khách hàng.

NAT (Network Address Translation)

Khi máy tính kết nối với mạng dữ liệu cơng cộng (mạng internet) thì phải lưu ý đến vấn đề bảo an. Điều này rất quan trọng khi ta dùng máy tính kết nối thường trực “Always on” trên mạng internet.

Một trong những cách bảo an tốt nhất là NAT. NAT chuyển địa chỉ IP riêng trên máy tính của user thành địa chỉ cơng cộng trên mạng internet để truyền trên internet. NAT ngăn khơng cho các máy tính bên ngồi truy nhập vào được máy tính của người dùng, trừ hacker.

Bức tường lửa cĩ thể là thiết bị phần cứng hay phần mềm cài đặt trên máy tính để bảo vệ máy tính từ trên mạng internet hay mạng dữ liệu. Bức tường lửa cĩ thể giới hạn loại truy nhập, giám sát, phân tích cho các loại dữ liệu nào đi qua. Thiết bị tường lửa sẽ được đặt giữa LAN và DSL modem.

2.4.3 Điện thoại qua DSL ( Voice over DSL)

Cĩ hai kiểu kết hợp sử dụng điện thoại trên DSL:

- Kiểu điện thoại analog truyền thống và DSL chia sẻ chung đơi cáp điện thoại (hiện nay đang dùng phổ biến).

- Kiểu điện thoại qua mạng DSL (VoDSL hay VoIP).

2.4.4 Video over DSL (các ứng dụng video trên DSL)

- Hội nghị truyền hình (Video Conferencing): Hội nghị truyền hình yêu cầu băng thơng rộng cho cả hai hướng. Tốc độ tối thiểu là 384 Kbps vì phải đảm bảo chất lượng của ảnh. Người tham gia hội nghị được nhận dạng bằng địa chỉ IP. Để hội nghị thì máy tính thực hiện hội nghị sẽ gửi bản thơng báo đến máy tính kia mời tham gia hội nghị, máy tính kia sẽ cĩ tín hiệu thơng báo như tín hiệu chuơng của máy điện thoại. Khi máy tính được mời hội nghị chấp nhận thì hội nghị bắt đầu và hai máy tính sẽ hiển thi cả hai người.

- Video on Demand (VoD): Đây là ứng dụng xem một chiều. Chỉ cần một kênh dữ liệu tốc độ cao chuyển tải dữ liệu từ mạng đến khách hàng. Nghĩa là VoD chỉ cần một luồng dữ liệu tốc độ nhanh theo chiều downstream. Thơng thường để làm giảm yêu cầu địi hỏi băng thơng quá rộng truyền video thì người ta dùng kỹ thuật nén MPEG2…

2.4.5 Tình hình phát triển

Với xu thế phát triển dịch vụ băng rộng như hiện nay, số lượng thuê bao xDSL trên thế giới đang phát triển với tốc độ rất nhanh dưới đây là tổng hợp về tình hình phát triển xDSL.

Bảng 2.2: Số lượng người sử dụng internet ở các châu lục trên thế giới năm 2007.

Thuê bao băng rộng ở Châu Á- Thái Bình Dương:

Làn sĩng về nhu cầu băng rộng được thúc đẩy bởi tính phổ biến ngày càng tăng của các dịch vụ video theo yêu cầu, chơi game trực tuyến nhiều người, chia sẻ nội dung video và các dịch vụ mạng xã hội như YouTube và Facebook cũng như là sự tấn cơng bởi các nhà khai thác để tạo ra những dịch vụ gồm cả quadruple-play và triple tiên tiến. Phân tích mới từ Frost & Sullivan, tiết lộ thuê bao băng rộng trong khu vực - gồm 13 nước châu Á - Thái Bình Dương – đã đạt 129,7 tỷ trong năm 2007 và ước tính đạt 321,8 tỷ vào cuối năm 2013 với CAGR (compound annual growth rate- tốc độ tăng trưởng hàng năm hai chữ số) là 19,9% (2008-2013).

Tổng doanh thu băng rộng trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương năm 2007 đạt 28,1 tỷ USD, và dự đốn đạt 42 tỷ USD vào cuối năm 2013, tăng trưởng CAGR 7,1%. Cũng trong năm 2007, tổng số thuê bao băng rộng đã tăng trưởng 19,2% với tỷ lệ thâm nhập hộ gia đình 15,2%. Dự đốn tới năm 2013 tỷ lệ này sẽ vượt 33,7%.

Top 5 quốc gia châu A-Thái Bình Dương cĩ tỷ lệ thâm nhập băng rộng hộ gia đình lớn nhất trong năm 2007 là Hàn Quốc (90,8%), Hồng Kơng (83,8%), Đài Loan (76,8%) Singapore (73,1%) và Úc (63,2%). Nhật Bản cĩ tỷ lệ thâm nhập 57,8% trong khi 7 quốc gia cịn lại đều cĩ tỷ thâm nhập dưới 50%. Ấn Độ và Indonesia được ghi nhận là cĩ tỷ lệ thâm nhập thấp nhất lần lượt là 1,4% và 0,57%.

Những sáng kiến kế hoạch tổng thể trên tồn quốc của nhà nước khác nhau, đặc biệt là ở các quốc gia đã phát triển hơn, cũng đang tạo ra sự thúc đẩy triển khai hạ tầng mạng và vùng phủ rộng hơn, và phát triển các ứng dụng và nội dung băng rộng, do đĩ thúc đẩy sự phát triển của băng rộng.

Tuy nhiên, ở phần lớn các thị trường đang phát triển thì dịch vụ dựa trên DSL sẽ tiếp tục thúc đẩy phần lớn các triển khai nhưng sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các cơng nghệ băng rộng vơ tuyến khác.

Tình hình phát triển Internet 1/2009 tại Việt Nam:

Số người sử dụng 20894705 Tỷ lệ dân số sử dụng internet 24.47% Tổng băng thơng kênh kết nối quốc

tể của Việt Nam

53659 Mbps Tổng băng thơng kênh kết nối trong

nước

68760 Mbps Tổng lưu lượng trao đổi qua trạm

trung chuyển VNIX

35328591 Gbytes Tổng số tên miền.vn đã đăng ký 94708

Tổng tên miền tiếng Việt đã đăng kí

4304

Tổng số địa chỉ Ipv4 đã cấp 6610944 địa chỉ Tổng thuê bao băng rộng 2095666

Bảng 2.3: Tình hình phát triển Internet 1/2009 tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tài liệu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - CÔNG NGHỆ ADSL2+ VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG doc (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w