Các ban ngành có thẩm quyền như UBND, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh cần xem xét thực trạng của các địa phương, từ đó đưa ra những chính

Một phần của tài liệu Dự án khu xử lý chất thải đại đồng văn lâm hưng yên thực trạng và giải pháp nhân rộng mô hình (Trang 58 - 60)

các tỉnh cần xem xét thực trạng của các địa phương, từ đó đưa ra những chính sách, cớ chế hợp lý, kịp thời để thực hiện công tác bảo vệ môi trường như cấp đất, hỗ trợ kinh phí xây dựng…để tạo điều kiện cho các dự án về môi trường được thực hiện một cách nhanh chóng, kịp thời, đáp ứng được những nhu cầu hiện nay

- Tích cực góp phần vào việc quản lý môi trường cùng các địa phương bằng cách đưa ra những hành lang pháp lý, chế tài xử phạt, đánh phí môi trường đối với các cơ sở sản xuất có thải chất thải ra môi trường. Những biện pháp này nhằm duy trì hoạt động một cách đồng bộ và hiệu quả cho các dự án về môi trường.

- Quản lý một cách có hiệu quả những dự án môi trường để tránh tình trạng chồng chéo, hoạt động không hiệu quả của những dự án trên. Một dự án có rất nhiều công tác nhỏ và các hoạt động đi kèm và để chúng hoạt động có hiệu quả, tránh lãng phi thì chính quyền cần đưa ra những kế hoạch hoạt động, tính toán dựa trên nhu cầu hiện tại

- Đưa ra những chính sách để khuyến khích tư nhân tham gia vào công tác bảo vệ môi trường. Điều này là cần thiết để công tác bảo vệ môi trường không còn chỉ là vấn đề của chính quyền địa phương mà là của toàn xã hội. Có như vậy mới chia xẻ gánh nặng cho các cơ quan chức năng.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ môi trường, phổ biến kiến thức môi trường đến dân cư và các cơ sở sản xuất. Điều này nhằm cải thiện ý thức của người dân và doanh nghiệp đối với công tác bảo vệ môi trường

KẾT LUẬN

Dự án khu xử lý chất thải Đại Đồng-Văn Lâm-Hưng Yên là một dự án xã hội nhằm giải quyết những vấn đề môi trường cho các địa phương. Dự án đã thể hiện rõ những ưu điểm của nó so với những dự án đã được thực hiện trước đây đồng thời qua thực tế tại địa phương cũng đã cho thấy sự phù hợp và hiệu quả của dự án khi được triển khai. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì dự án khu xử lý chất thải Đại Đồng-Văn Lâm-Hưng Yên cũng không thể tránh khỏi những hạn chế, những bất cập cố hữu mà những dự án trước gặp phải. Để giải quyết vấn đề này chúng ta cần khắc phục những bất cập đó dựa trên kinh nghiệm của những nước đi trước và đưa ra được một mô hình khu xử lý chất thải mới hoàn thiện hơn, hiệu quả hơn để nhân rộng mô hình này ra các địa phương trên toàn quốc.

Đề tài: “ Dự án khu xử lý chất thải Đại Đồng-Văn Lâm-Hưng Yên:

thực trạng và giải pháp nhân rộng mô hình” đưa ra một cái nhìn tổng quan về dự án đồng thời cũng phân tích, đánh giá thực trạng môi trường tại địa phương khi dự án đi vào hoạt động. Bên cạnh những bài học kinh nghiệm từ các nước đề tài cũng đưa ra một số giải pháp và điều kiện để các địa phương có thể áp dụng mô hình này vào thực tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Quản Lý Dự án- Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị thành phố Hà Nội

“Dự án khu xử lý chất thải Đại Đồng-Văn Lâm-Hưng Yên”

2. Ban Quản Lý Dự án- Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị thành phố Hà Nội

“Dự án khu xử lý chất thải Nam Sơn-Hà Nội” 3. Báo Hưng Yên

4. Báo Nhân Dân ngày 15/2/2008

5. TS. Cù Huy Đấu (ĐH Kiến trúc Hà Nội) “Quản lý chất thải rắn tại lưu vực sông Đáy-Thực trạng và giảii pháp”

6. Website http://app.mewr.gov.sg/

7. Website http://www.env.go.jp/

Một phần của tài liệu Dự án khu xử lý chất thải đại đồng văn lâm hưng yên thực trạng và giải pháp nhân rộng mô hình (Trang 58 - 60)