Thực trạng xử lý chất thải.

Một phần của tài liệu Dự án khu xử lý chất thải đại đồng văn lâm hưng yên thực trạng và giải pháp nhân rộng mô hình (Trang 26 - 27)

2. Thực trạng môi trường tại Đại Đồng-Văn Lâm-Hưng Yên sau khi dự án đi vào hoạt động.

2.1.Thực trạng xử lý chất thải.

Lượng chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp được xử lý trong thời gian qua đã góp phần đáng kể trong việc cải thiện môi trường tại địa phương, tạo cảnh quan đẹp và cũng cải thiện môi trường đầu tư của địa phương. Những bãi rác tại các xã và thị trấn Như Quỳnh đều đã được tập trung về đây, xử lý theo quy trình đạt tiêu chuẩn. Theo thống kê thì đến gần 90% các bãi rác sinh hoạt trong khu dân cư được vận chuyển về đây để xử lý.

Việc xử lý chất thải nói chung của huyện không còn mang tính tự phát như trước mà đã có sự quản lý, tổ chức thực hiện có quy trình, đảm bảo những yêu cầu về mặt tiêu chuẩn

Rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Văn Lâm và những vùng lân cận được tập trung về đây và xử lý theo quy trình đã giảm thiểu đáng kể tình trạng ô nhiễm môi trường tại những khu vực dân cư, khi mà những bãi rác tự do quanh những khu vực này không còn gây ô nhiễm như trước. Tại các thôn xóm các đội vệ sinh môi trường đã được cơ cấu lại, hoạt động đều đặn hơn, thu gom rác thải lại rồi chở về khu xử lý chất thải. Hiện tượng các bãi rác trong khu dân cư đã được hạn chế phần nào, bên cạnh đó cảnh quan địa phương cũng được cải thiện đáng kể

Rác thải của những khu công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp được thu gom lại và chôn lấp có hệ thống, thay vì tình trạng những bãi rác thải bừa bãi và quá tải như trước kia. Các khu công nghiệp bố trí những đường ống hoặc

những đội vệ sinh môi trường chuyên chở rác thải về khu xủ lý, một số nhà máy phải lắp hệ thống đường ống dẫn nước thải qua khu xử lý rồi mới được thải ra đường ống chung của khu vực. Bên cạnh đó những chất độc hại thải ra từ các làng nghề cũng phải được thu gom theo cách các thôn xóm thu gom rác thải sinh hoạt rồi đưa về khu xử lý. Chất thải của khu vực làng nghề có một số là rác thải hữu cơ nên có thể đem tái chế thành phân hữu cơ, một số khác phải cho vào lò đốt kín để không gây ảnh hưởng ra xung quanh. Tuy nhiên một thực tế là nước thải của những làng nghề chính quyền địa phương vẫn chưa có được cách giải quyết cho thỏa đáng. Đối với những làng nghề gần khu xử lý còn thuận tiện nhưng những làng nghề ở xa thì vấn đề là chi phí xử lý nước cao, không khuyến khích được người dân.

Chất thải từ các công trình xây dựng của các hộ dân và các cơ quan chỉ có cách xử lý là mang chôn lấp. Việc có được những hố chôn lấp đạt tiêu chuẩn sẽ hạn chế được những nguy hại do loại chất thải này gây ra. Loại chất thải này không thể đốt, không thể tái chế, không thể tiêu hủy nên việc xử lý cho phù hợp là cần thiết, tuy nhiên trên thực tế việc xử lý loại chất thải này cần quỹ đất của địa phương.

Một phần của tài liệu Dự án khu xử lý chất thải đại đồng văn lâm hưng yên thực trạng và giải pháp nhân rộng mô hình (Trang 26 - 27)