Đồng- Văn Lâm-Hưng Yên
Khu xử lý chất thải Đại Đồng-Văn Lâm-Hưng Yên là khu xử lý chất thải rắn dành cho các địa phương khá tốt ở nước ta hiện nay. Nó không chỉ được xây dựng phù hợp với hoàn cảnh các địa phương mà còn cải thiện môi trường của các địa phương hiệu quả. Từ khu xử lý chất thải Đại Đồng ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm:
Bài học thứ nhất là: Bài học về quy hoạch khu xử lý chất thải
“Tận dụng những khu vực đất đai bỏ trống hoặc những khu vực đất nông nghiệp năng suất thấp để xây dựng những khu xử lý chất thải nhưng việc quy hoạch cần phải được giám sát chặt chẽ”
Hiện nay các địa phươmg đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, bên cạnh những lợi ích kinh tế chúng ta cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề môi trường. Vấn đề môi trường không chỉ giúp cải thiện các vấn đề xã hội mà còn cải thiện môi trường đầu tư của các địa phương. Chỉ cần dành ra một quỹ đất nhất định để đầu tư xây dựng những khu xử lý chất thải với mức tổng vốn
đầu tư không quá lớn là các địa phương có thể tạo cho mình một cách phát triển bền vững.
Đi đôi với việc đầu tư xây dựng những khu xử lý chất thải các địa phương cũng cần có những biện pháp quản lý và sử dụng những khu xử lý chất thải một cách có hiệu quả, tránh hiện tượng đầu tư xong để đấy hoặc đầu tư không đồng bộ.
Hiện nay các địa phương vẫn chưa ý thức hết được tầm quan trọng của những khu xử lý chất thải. Người ta vẫn đang mải mê cãi nhau về tình trạng “quả trứng con gà” tức là nhiều địa phương vẫn đắn đo vấn đề là xây dựng những khu công nghiệp trước rồi xây dựng khu xử lý chất thải cho đỡ lãng phí, cũng có ý kiến cho rằng phải xây dựng những khu xử lý chất thải đã mới mong thu hút được đầu tư. Theo ý kiến của công ty môi trường đô thị thành phố Hà Nội thì để giải quyết vẫn đề trên chúng ta nên xây dựng những khu xử lý chất thải trước, nhưng chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 là công suất nhỏ khi đầu tư công nghiệp chưa nhiều, sau đó sẽ hoàn thành giai đoạn 2 khi áp lực của những khu công nghiệp gia tăng. Khu xử lý chất thải Đại Đồng là một ví dụ điển hình của việc xây dựng khu xử lý chất thải chia làm 2 giai đoạn, mỗi giai đoạn phù hợp với đặc điểm phát triển của địa phương qua những giai đoạn khác nhau.
Bài học thứ hai là: Bài học về tổ chức thực hiện
“Đi đôi với công nghệ phù hợp là những hoạt động thu gom, tổ chức quản lý chất thải phù hợp. Tránh tình trạng không đồng bộ, phối hợp không nhịp nhàng giữa những hoạt động”
Đây không phải là một thực trạng còn lạ ở các khu xử lý chất thải khi những hoạt động phụ trợ không đáp ứng được những mục tiêu đặt ra ban đầu. Một dây truyền tốt, đạt tiêu chuẩn nhưng không có rác để xử lý thì dự án đó coi
như thất bại vì môi trường ở đây không được cải thiện thêm là mấy. Chính vì điều này mà các địa phương phải có những biện pháp phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng.
Bài học thứ ba là: Bài học về công tác quản lý
“ Các địa phương cần chú trọng đến việc đào tạo cán bộ để đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật của dự án đồng thời tích cực tuyên truyền những kiến thức cơ bản về môi trường cho cộng đồng dân cư”
Một dây truyền hoạt động hiệu quả, công tác thu gom rác thải tốt nhưng người dân không có ý thức bảo vệ môi trường thì những hoạt động kia cũng không có ý nghĩa gì. Người dân không có ý thức đổ rác vào địa điểm quy định hay không có ý thức vứt rác bừa bãi sẽ làm cho công tác thu gom và xử lý gặp rất nhiều khó khăn, bất cập. Chính vì vậy mà chính quyền địa phương cần có những biện pháp tuyên truyền phù hợp, vừa làm cho người dân có ý thức trong việc đổ rác thải, vừa có ý thức bảo vệ môi trường.