Kinh nghiệm xử lý chất thải của Nhật Bản

Một phần của tài liệu Dự án khu xử lý chất thải đại đồng văn lâm hưng yên thực trạng và giải pháp nhân rộng mô hình (Trang 41 - 43)

1. Giới thiệu về hoạt động quản lý chất thải của một số quốc gia trên thế giới.

1.2.Kinh nghiệm xử lý chất thải của Nhật Bản

- Tổ chức quản lý

Bảng 3.2: Cơ cấu quản lý lĩnh vực chất thải rắn của Nhật

Nguồn: tổng hợp từ trang http://www.env.go.jp/

Bộ Môi trường Sở Quản lý chất thải và tái chế Phòng Hoạch định chính sách Đơn vị quản lý chất thải Phòng Quản lý chất thải công nghiệp

Chính quyền địa phương ở Nhật bản bắt đầu hình thành từ thời kỳ Minh trị duy tân gồm hai cấp, chính quyền cấp tỉnh và chính quyền cấp hạt.

Bộ Môi trường có rất nhiều phòng ban, trong đó có Sở quản lý chất thải và tái chế có nhiệm vụ quản lý sự phát sinh chất thải, đẩy mạnh việc tái sử dụng tái chế và sử dụng những nguồn tài nguyên có thể tái tạo một cách thích hợp với quan điểm là bảo tồn môi trường sống và sử dụng một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Ngoài ra, có tổng cộng 7 văn phòng môi trường đặt tại các địa phương của đất nước. Những văn phòng này như là chi nhánh của Bộ Môi trường có nhiệm vụ sau:

- Quản lý chất thải và tái chế tại địa phương. - Quản lý hoạt động bảo tồn môi trường. - Bảo tồn và phát triển môi trường tự nhiên. - Bảo vệ và quản lý đời sống hoang dã.

- Thu gom và xử lý chất thải

Nhật chuyển từ hệ thống quản lý chất thải truyền thống với dòng nguyên liệu xử lý theo một hướng sang xã hội có chu trình xử lý nguyên liệu theo mô hình 3R (reduce, reuse, recycle).

Về thu gom chất thải rắn sinh hoạt, các hộ gia đình được yêu cầu phân chia rác thành 3 loại: Rác hữu cơ dễ phân hủy, rác khó tái chế nhưng có thể cháy và rác có thể tái chế. Rác hữu cơ được thu gom hàng ngày để đưa đến nhà máy sản xuất phân compost; loại rác khó tái chế, hoặc hiệu quả tái chế không cao, nhưng cháy được sẽ đưa đến nhà máy đốt rác thu hồi năng lượng; rác có thể tái chế thì được đưa các nhà máy tái chế. Các loại rác này được yêu cầu

đựng riêng trong những túi có màu sắc khác nhau và các hộ gia đình phải tự mang ra điểm tập kết rác của cụm dân cư vào giờ quy định, dưới sự giám sát của đại diện cụm dân cư. Công ty vệ sinh thành phố sẽ cho ô tô đến đem các túi rác đó đi. Nếu gia đình nào không phân loại rác, để lẫn lộn vào một túi thì ban giám sát sẽ báo lại với Công ty và ngay hôm sau gia đình đó sẽ bị công ty vệ sinh gửi giấy báo đến phạt tiền. Với các loại rác cồng kềnh như tivi, tủ lạnh, máy giặt,... thì quy định vào ngày 15 hàng tháng đem đặt trước cổng đợi ô tô đến chở đi, không được tuỳ tiện bỏ những thứ đó ở hè phố.

Sau khi thu gom rác vào nơi quy định, công ty vệ sinh đưa loại rác cháy được vào lò đốt để tận dụng nguồn năng lượng cho máy phát điện. Rác không cháy được cho vào máy ép nhỏ rồi đem chôn sâu trong lòng đất. Cách xử lý rác thải như vậy vừa tận dụng được rác vừa chống được ô nhiễm môi trường. Túi đựng rác là do các gia đình bỏ tiền mua ở cửa hàng.

Theo số liệu của Bộ Môi trường, hàng năm nước này có khoảng 450 triệu tấn rác thải, trong đó, phần lớn là rác công nghiệp (397 triệu tấn). Trong tổng số rác thải trên, chỉ có khoảng 5% rác thải phải đưa tới bãi chôn lấp, trên 36% được đưa đến các nhà máy để tái chế. Số còn lại được xử lý bằng cách đốt, hoặc chôn tại các nhà máy xử lý rác.

Một phần của tài liệu Dự án khu xử lý chất thải đại đồng văn lâm hưng yên thực trạng và giải pháp nhân rộng mô hình (Trang 41 - 43)