1. Giới thiệu về hoạt động quản lý chất thải của một số quốc gia trên thế giới.
1.1. Kinh nghiệm xử lý chất thải của Singapo.
- Tổ chức quản lý:
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức quản lý chất thải ở Singapore
Bộ Môi trường và Tài nguyên nước
Sở Môi trường Sở Tài nguyên
Nguồn: trích từ trang http://app.mewr.gov.sg/
Singapore tổ chức chính quyền quản lý theo mô hình chính quyền 1 cấp. Quản lý chất thải là một bộ phận trong hệ thống quản lý môi trường của quốc gia. Hệ thống quản lý xuyên suốt, chỉ chịu sự quản lý của Chính phủ.
Bộ phận quản lý chất thải có chức năng lập kế hoạch, phát triển và quản lý chất thải phát sinh. Cấp giấy phép cho lực lượng thu gom chất thải, ban hành những quy định trong việc thu gom chất thải hộ gia đình và chất thải thương mại trong 9 khu và xử lý những hành vi vứt rác không đúng quy định. Xúc tiến thực hiện 3R (tái chế, tái sử dụng và làm giảm sự phát sinh chất thải) để bảo tồn tài nguyên.
- Cơ chế thu gom rác
Tại Singapore, nhiều năm qua đã hình thành một cơ chế thu gom rác rất hiệu quả. Việc thu gom rác được tổ chức đấu thầu công khai cho các nhà thầu. Công ty trúng thầu sẽ thực hiện công việc thu gom rác trên một địa bàn cụ thể trong thời hạn 7 năm.
Singapore có 9 khu vực thu gom rác. Rác thải sinh hoạt được đưa về một khu vực bãi chứa lớn. Công ty thu gom rác sẽ cung cấp dịch vụ “từ cửa đến cửa”,
Phòng Sức khỏe Môi trường Phòng Bảo vệ Môi trường Phòng Khí tượng BP. Bảo tồn tài nguyên BP. Kiểm soát ô nhiễm BP. Quản lý Chất thải TT KH Bảo vệ phóng xạ&hạt nhân
rác thải tái chế được thu gom và xử lý theo chương trình Tái chế Quốc gia. Trong số các nhà thầu thu gom rác hiện nay tại Singapore, có bốn nhà thầu thuộc khu vực công, còn lại thuộc khu vực tư nhân. Các nhà thầu tư nhân đã có những đóng góp quan trọng trong việc thu gom rác thải, khoảng 50% lượng rác thải phát sinh do tư nhân thu gom, chủ yếu là rác của các cơ sở thương mại, công nghiệp và xây dựng. Chất thải của khu vực này đều thuộc loại vô cơ nên không cần thu gom hàng ngày.
- Cơ chế pháp luật của Nhà nước
Nhà nước quản lý các hoạt động xả chất thải ra môi trường theo luật pháp. Cụ thể, từ năm 1989, chính phủ ban hành các qui định y tế công cộng và môi trường để kiểm soát các nhà thầu tư nhân thông qua việc xét cấp giấy phép. Theo qui định, các nhà thầu tư nhân phải sử dụng xe máy và trang thiết bị không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân, phải tuân thủ các qui định về phân loại rác để đốt hoặc đem chôn để hạn chế lượng rác tại bãi chôn lấp. Qui định các xí nghiệp công nghiệp và thương mại chỉ được thuê mướn các dịch vụ từ các nhà thầu được cấp phép.
Phí cho dịch vụ thu gom rác được cập nhật trên mạng Internet công khai để người dân có thể theo dõi. Bộ môi trường qui định các khoản phí về thu gom rác và đổ rác với mức 6-15 đô la Singapore mỗi tháng tùy theo phương thức phục vụ (15 đôla đối với các dịch vụ thu gom trực tiếp, 6 đôla đối với các hộ được thu gom gián tiếp qua thùng chứa rác công cộng ở các chung cư). Đối với các nguồn thải không phải là hộ gia đình, phí thu gom được tính tùy vào khối lượng rác phát sinh có các mức 30-70-175-235 đô la Singapore mỗi tháng. Các phí đổ rác được thu hàng tháng do ngân hàng PUB đại diện cho Bộ môi trường thực hiện.
Thực hiện cơ chế thu nhận ý kiến đóng góp của người dân thông qua đường dây điện thoại nóng cho từng đơn vị thu gom rác để đảm bảo phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng phát sinh rác và góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ.