Giải pháp và điều kiện nhân rộng mô hình

Một phần của tài liệu Dự án khu xử lý chất thải đại đồng văn lâm hưng yên thực trạng và giải pháp nhân rộng mô hình (Trang 55 - 58)

2.1. Giải pháp nhân rộng mô hình cho các địa phương

Đầu tiên là các địa phương cần xác định được tầm quan trọng của những khu xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn quốc tế, cần có những cơ chế, chính sách thông thoáng nhằm thúc đẩy việc xây dựng những khu xử lý chất thải. Hiện nay thực tế cho thấy rất nhiều địa phương chưa thấy hết được tầm quan trọng của những khu xử lý chất thải đối với sự phát triển chung của địa phương mình. Các địa phương vẫn chỉ biết nhận đầu tư từ các doanh nghiệp mà chưa có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với công tác môi trường. Để tránh gây ra hiện tượng các không kiểm soát được chất lượng môi trường đồng thời tạo một môi trường thu hút đầu tư tốt thì các địa phương cần có những biện pháp bảo vệ môi trường hiệu quả. Những khu xử lý chất thải như ở Đại Đồng là một cách tốt nhất để các địa phương áp dụng. Các địa phương có thể thực hiện những chính sách ưu đãi, khuyến khích đối với doanh nghiệp đứng lên xây dựng khu xử lý chất thải hoặc dành một khoảng ngân sách nhất định để đầu tư xây dựng. Tránh tình trạng đầu tư tràn lan, bừa bãi không có kiểm soát hoặc để dự án treo, chỉ trên giấy tờ mà không triển khai được.

Bên cạnh đó, các địa phương cần thúc đẩy nhanh quá trình xã hội hóa công tác môi trường bằng cách giáo dục cho người dân thấy sự nguy hại của một môi trường ô nhiễm để người dân tham gia vào công tác xây dựng, đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn cần có trách nhiệm - tham gia. Với đặc thù là các dự án xã hội không thu được lợi nhuận nên chính quyền các địa phương cần thực hiện xã hội hóa, có sự chung tay góp sức của người dân, doanh nghiệp, các ban ngành đoàn thể thì dự án sẽ dễ dàng thực hiện hơn.

Giáo dục cho người dân về ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường như cách phân loại và xử lý rác an toàn. Một trong những vấn đề bất cập tại các khu xử lý chất thải là chính quyền chưa giáo dục cho người dân thấy được tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường và chính vì thế cho dù có những khu xử lý rác thải người dân vẫn vứt rác bừa bãi. Như vậy là chúng ta mới chỉ giải quyết được một phần của vấn đề. Để có được hiệu quả một cách toàn diện việc tuyên truyền đi kèm với xử phạt là rất hiệu quả. Chúng ta giáo dục cho người dân ý thức phân loại rác tại nhà, thu gom rác thải vào chỗ quy định…đồng thời với những hành vi xả rác bừa bãi cũng có thể xử phạt hành chính, cảnh cáo, răn đe. Hiện nay đa phần các địa phương chỉ áp dụng xử phạt hành chính đối với việc làm ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp mà chưa có hình thức xử phạt nào đối với người dân khi vi phạm. Để thực hiện tốt cần có thêm những cơ chế, chế tài xử phạt đối với tất cả các đối tượng có hành vi gây nguy hại đến môi trường.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ môi trường, đáp ứng những yêu cầu nhằm đảm bảo duy trì hoạt động có hiệu quả những khu xử lý chất thải. Khi tiến hành bàn giao những khu xử lý chất thải đơn vị xây dựng bao giờ cũng phải chuyển giao, tư vấn cho địa phương cách thức vận hành và quản lý những khu xử lý chất thải này. Nếu cán bộ địa phương không đủ trình độ tiếp thu những công nghệ đó thì sẽ gây ra những hỏng hóc, lãng phí, không hiệu quả trong quá trình sử dụng và vận hành dự án. Vì vậy mà các địa phương không chỉ phải chuẩn bị về vật lực mà vấn đề con người cũng là một yếu tố rất quan trọng.

2.2. Điều kiện để nhân rộng mô hình ở các địa phương.

Một là, mỗi địa phương cần xây dựng một kế hoạch về công tác bảo vệ môi trường, cần có những chính sách nhằm tạo nền tảng cho những hoạt động cải thiện môi trường, cụ thể ở đây các địa phương cần dành quỹ đất nhất định và đủ rộng để có thể xây dựng một khu xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn và có thể đáp ứng được nhu cầu của địa phương.

Hai là, các địa phương cần thông qua một nguồn ngân sách nhất định để đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải cùng các hạng mục công trình, mua sắm những trang thiết bị cần thiết phục vụ quá trình thu gom rác thải. Đồng thời cũng thông qua chính sách hỗ trợ kinh phí tiền công xứng đáng cho những đội thu gom rác thải tại các thôn xóm bên cạnh những đóng góp của người dân nhằm khuyến khích tinh thần trách nhiệm. Còn nếu thuê những doanh nghiệp làm công tác này thì cũng cần có những chính sách hỗ trợ khuyến khích như miễn giảm các loại thuế, hỗ trợ về pháp ly…

Ba là, cần chuẩn bị về nhân lực có kiến thức cũng như trình độ đáp ứng những yêu cầu của việc xây dựng và duy trì hoạt động của một khu xử lý chất thải có hiệu quả

Bốn là, cần chuẩn bị những chính sách hợp lý, có sự điều chỉnh cần thiết để tổ chức quản lý và hoạt động cho phù hợp với điều kiện mới. Thêm vào đó là sự phối hợp của các tổ chức, các ban ngành có liên quan.

Với những giải pháp và điều kiện như trên thì để thực hiện tốt việc xây dựng, quản lý và tổ chức hoạt động của một khu xử lý chất thải chúng ta cần sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể, của chính quyền các cấp.

Một phần của tài liệu Dự án khu xử lý chất thải đại đồng văn lâm hưng yên thực trạng và giải pháp nhân rộng mô hình (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w