Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với sự phát triển của lực

Một phần của tài liệu Vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở quảng bình hiện nay (Trang 30 - 36)

6. Kết cấu của khóa luận

1.2.2.Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với sự phát triển của lực

triển của lực lượng sản xuất

Quan hệ sản xuất chính là quan hệ vật chất tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý muốn con người, đồng thời nó hình thành và thích ứng với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất nhất định. Mặc dù vậy những quan hệ sản xuất luôn có tác động trở lại rất lớn đối với lực lượng sản xuất.

Biểu hiện đó là khi quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất thì nó sẽ trở thành động lực thúc đẩy, định hướng tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển. Và ngược lại, nếu lạc hậu hơn so với lực lượng sản xuất mặc dù chỉ là tạm thời so với tất yếu khách quan lịch sử nhưng quan hệ sản xuất sẽ là xiềng xích kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, và sẽ đến lúc được thay thế bằng một quan hệ sản xuất mới phù hợp hơn. Tức là khi quan hệ sản xuất kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất thì theo quy luật chung, quan hệ sản xuất cũ được thay thế bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Tuy nhiên, việc giải quyết mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất không phải giản đơn. Nó phải thông qua nhận thức và hoạt động cải tạo xã hội của con người. Trong xã hội có giai cấp phải thông qua qua đấu tranh giai cấp, thông qua cách mạng xã hội.

Trong những xã hội có giai cấp đối kháng, sự tác động của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất được thực hiện thông qua hoạt động kinh tế xã hội của các giai cấp bóc lột thống trị. Hoạt động kinh tế xã hội là nhạy cảm nhất trong mọi xã hội nên giai cấp thống trị đã lợi dụng điều nay để áp bức bóc lột nhân dân lao động. Các giai cấp này chiếm hữu tư liệu sản xuất chủ yếu, tổ chức và điều khiển sản xuất nhằm mục đích bóc lột lao động thặng dư. Giá trị thặng dư chỉ có người công nhân tạo ra với số lượng

ngày càng lớn nhưng người công nhân không được hưởng lợi nhuận từ việc sản xuất ra giá trị thặng dư mà hơn thế giai cấp thống trị còn bóc lột dã man sức lao động của công nhân.

Dưới chế độ chiếm hữu nô lệ và phong kiến, trình độ lực lượng sản xuất thấp kém, năng suất lao động còn thấp, giai cấp chủ nô và địa chủ phong kiến đã áp dụng bạo lực cưỡng bức, người lao động kéo dài thời gian lao động để chúng bóc lột nhiều hơn. Vì vậy mà việc phát huy tài năng trí tuệ và kinh nghiệm sản xuất của quần chúng bị hạn chế, lực lượng sản xuất phát triển chậm chạp. Trong chế độ này, người lao động do bị áp bức về cả vật chất và tinh thần cho nên không có điều kiện khả năng sáng tạo của mình trong sản xuất. Điều này vừa ảnh hưởng đến năng suất lao động đồng thời con người không có tự do nên không tự mình sáng tạo ra những công cụ lao động hay vật liệu lao động mới, sản phẩm mới để làm tăng năng suất lao động được. Đến khi quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời quy định mục đích của nền sản xuất là làm thế nào để với một tư bản ứng trước tối thiểu sản xuất ra một giá trị thặng dư tối đa. Giai cấp tư sản đã ra sức bóc lột sức lao động làm thuê, đua nhau mở rộng sản xuất, phát triển kỹ thuật, làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy trong các xã hội trước đó.

Việc canh tranh theo đuổi giá trị thặng dư đã làm cho sản xuất ngày càng tập trung và mang tính chất xã hội hóa cao, trong khi đó tư liệu sản xuất và tài sản của xã hội lại là tài sản riêng của các nhà tư bản. Nhà tư bản đã đầu tư vào để sản xuất ra những công cụ lao động tiên tiến, hiện đại hóa để sản xuất ra các sản phẩm một cách nhanh chóng mà lại ít sử dụng công cụ lao động của người công nhân. Bên cạnh đó, họ còn biết đầu tư vào trí thông minh của công nhân để tạo ra những sản phẩm mang tính khoa học hơn, thu lại lợi nhuận cao hơn. Chính những điều này đã dẫn đến những mâu thuẫn rất to lớn biểu hiện ra thành cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản. Cách mạng vô sản tất yếu nổ ra thay thế quan hệ

sản xuất tư bản chủ nghĩa bằng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Đến đây hình thành một xã hội mà nhân dân lao động làm chủ về tư liệu sản xuất đó là chế độ xã hội chủ nghĩa. Không chỉ có làm chủ tư liệu sản xuất mà còn làm chủ về tổ chức quản lý và phân phối sản phẩm. Điều đó đã quy định mục đích của nền sản xuất là thõa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất, văn hóa của nhân dân. Hơn nữa, dưới chủ nghĩa xã hội, quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Tuy nhiên, sự phù hợp đó không loại trừ những mâu thuẫn giữa hai mặt của phương thức sản xuất, vì lực lượng sản xuất vẫn là nhân tố động nhất và cách mạng nhất thường phát triển nhanh hơn quan hệ sản xuất. Nhưng trong chế độ này thì mâu thuẫn đó không biểu hiện thành mâu thuẫn đối kháng giai cấp. Quan hệ sản xuất không phải chỉ là quan hệ sở hữu. Mỗi kiểu quan hệ sản xuất là một hệ thống, một chỉnh thể hữu cơ gồm cả ba mặt: quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý, quan hệ phân phối. Chỉ trong chỉnh thể đó quan hệ sản xuất mới trở thành động lực thúc đẩy con người hành động nhằm phát triển sản xuất.

Sở dĩ, quan hệ sản xuất có thể tác động mạnh mẽ trở lại đối với lực lượng sản xuất là vì nó quy định mục đích của sản xuất, quy định hệ thống tổ chức, quản lý sản xuất và quản lý xã hội, quy định phương thức phân phối mà phần của cải ít hay nhiều của người lao động được hưởng. Do đó nó ảnh hưởng đến thái độ quảng đại quần chúng lao động, lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội, nó tạo ra những điều kiện kích thích hoặc hạn chế việc cải tiến công cụ lao động, áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hợp tác và phân phối lao động.

Nhưng chúng ta không được hiểu tính tích cực của quan hệ sản xuất một cách đơn giản là vai trò của hình thức sở hữu. Đồng thời không nên tuyệt đối hóa vai trò của lực lượng sản xuất mà bỏ qua sự tác động của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất. Khi giữa chúng có sự phù hợp

với trình độ của lực lượng sản xuất là do yếu tố chủ quan, chứ không phải do tính đặc thù của quy luật đó.

Như vậy là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Quan hệ sản xuất phải luôn luôn vận động, biến đổi đưa mình lên một trình độ cao hơn để cùng với lực lượng sản xuất phát triển xã hội. Chính vì vậy mà quan hệ sản xuất là lực lượng không thể thiếu được của một phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất không thể tồn tại, phát triển bên ngoài quan hệ sản xuất. Quan hệ sản xuất có vai trò hai mặt, một mặt là hình thức xã hội của lực lượng sản xuất, mặt khác, quan hệ sản xuất có quan hệ kiến trúc thượng tầng, là cơ sở của các quan hệ xã hội khác. Quan hệ sản xuất có thể gây khó khăn, cản trở làm chậm sự phát triển của lực lượng sản xuất nhưng chỉ trong một thời gian nhất định chứ không làm tan rã lực lượng sản xuất. Sự phát triển của lực lượng sản xuất là do nhu cầu của xã hội, xã hội ngày càng phát triển thì yêu cầu đối với lực lượng sản xuất cũng rất cao. Đó chính là trình độ chinh phục tự nhiên, trình độ khoa học, kỹ thuật và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào đời sống sản xuất vật chất của mình. Việc yêu cầu khoa học ngày càng phát triển luôn là một yêu cầu cấp bách và không bao giờ ngừng nghỉ. Từ đây, cho thấy nhu cầu của con người đang ngày càng tăng lên với sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Vậy là, lực lượng sản xuất phát triển chẳng những do yếu tố nội tại của nó mà còn do sự tác động của quan hệ sản xuất. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật phổ biến tác động trong toàn bộ tiến trình lịch sử nhân loại: Sự thay thế phát triển đi lên của lịch sử loài người từ chế độ công xã nguyên thủy, qua chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, chế độ tư bản chủ nghĩa và đến xã hội cộng sản tương lai là do hệ thống các quy luật xã hội, trong đó quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật cơ bản nhất.

Tiểu kết chương 1:

Qua sự phân tích làm rõ nội dung ở trên ta thấy Mác chính là người đã phát hiện ra quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đó là quy luật cơ bản chi phối toàn bộ quá trình lịch sử loài người, nó quyết định sự thay thế các phương thức sản xuất và cùng với sự thay đổi phương thức sản xuất là sự thay thế của các hình thái kinh tế xã hội.

Đồng thời là nhờ việc phát hiện ra quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tình độ phát triển của lực lượng sản xuất, Mác đã xây dựng được lý luận về hình thái kinh tế xã hội, một phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và với một kiến trúc thượng tầng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy. Lênin cho rằng: “ Chỉ có đem quy những quan hệ xã hội vào những quan hệ sản xuất và đem quy những quan hệ sản xuất vào trình độ của những lực lượng sản xuất thì người ta mới có được một cơ sở vững chắc để quan niệm sự phát triển của những hình thái kinh tế xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên” [4, 163].

Việc vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất và xây dựng kinh tế - xã hội của một đất nước hay một xã hội đang tồn tại là điều hết sức quan trọng. Bởi vì nó chi phối, tác động đến rất nhiều lĩnh vực đặc biệt là việc vận dụng quy luật đó vào việc phát triển nền kinh tế. Chỉ có như vậy mới làm cho quan hệ sản xuất không bị lĩnh vực nào kìm hãm nó phát triển.

Từ đây, chúng ta có thể rút ra những nội dung cơ bản của mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất như sau:

- Xu hướng của sản xuất vật chất là không ngừng biến đổi phát triển. Sự biến đổi đó bao giờ cũng bắt đầu bằng sự biến đổi và phát triển của lực lượng sản xuất mà trước hết là công cụ lao động. Lực lượng sản xuất phát triển đến mâu thuẫn gay gắt với quan hệ sản xuất và xuất hiện đòi hỏi

khách quan phải xóa bỏ quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới. Như vậy, từ chỗ quan hệ sản xuất vốn là hình thức phát triển của lực lượng sản xuất, nay quan hệ sản xuất trở thành xiềng xích kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất ( không phù hợp). Sự phù hợp và không phù hợp là biểu hiện mâu thuẫn biện chứng của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, tức là sự phù hợp và không phù hợp trong mâu thuẫn và bao hàm mâu thuẫn.

- Khi phù hợp cũng như không phù hợp với lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất luôn có tính độc lập tương đối với lực lượng sản xuất, thể hiện trong tác động trở lại đối với lực lượng sản xuất, quy định mục đích xã hội của sản xuất, xu hướng phát triển của quan hệ lợi ích, từ đó hình thành những yếu tố hoặc thúc đẩy, hoặc kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.

- Sự tác động trở lại nói trên của quan hệ sản xuất, bao giờ cũng thông qua các quy luật kinh tế cơ bản phù hợp và không phù hợp giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là khách quan và phổ biến của mọi phương thức sản xuất.

Thông qua sự phân tích mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất mà Việt Nam chúng ta đã phát triển kinh tế phù hợp với xu thế của thời đại. Tiếp theo sau đây ở phần chương 2 chúng ta sẽ được nhìn thấy rõ hơn việc vận dụng phù hợp quy luật quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở Quảng Bình, nhìn thấy được tình hình phát triển kinh tế qua các năm nhờ sự vận dụng biện chứng mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất và sự phát triển của lực lượng sản xuất.

Chương 2: VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT VÀO PHÁT TRIỂN

KINH TẾ QUẢNG BÌNH HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở quảng bình hiện nay (Trang 30 - 36)