Một số giải pháp về kinh tế ở Quảng Bình hiện nay

Một phần của tài liệu Vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở quảng bình hiện nay (Trang 62 - 74)

6. Kết cấu của khóa luận

2.3.2.Một số giải pháp về kinh tế ở Quảng Bình hiện nay

Cả nước ta đang ra sức thực hiện những giải pháp chủ yếu để phát triển nền kinh tế của mình, bắt đầu từ việc thực hiện đúng đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước ta đề ra trong cương lĩnh 1991. Đó là: “Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu”, “ phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, thiết lập từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu” [1,42]. Ngoài ra còn có cách nhìn biện chứng cả về phương diện lý thuyết và thực tiễn. Từ đó hoạch định những chính sách, đưa ra những chiến lược mang tính chất bền vững để phát huy hiệu quả lực lượng sản xuất, nhằm phát triển kinh tế Quảng Bình. Xây dựng quan hệ sản xuất đúng đắn để phát huy mọi tiềm năng của lực lượng sản xuất hiện tại. Muốn làm được điều đó, cần phải nắm vững và vận dụng đúng đắn quy luật về sự phù hợp quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

Vì vậy những giải pháp chủ yếu mà Đại hội Đảng bộ tỉnh đã thông qua đó là: Thứ nhất là: Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, bình đẳng, ổn định và minh bạch, nâng cao chất lượng công tác xúc tiến thu hút đầu tư.

Thực hiện các chính sách, giải pháp nhằm tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Thực hiện công khai hóa các quy hoạch, danh mục các dự án kêu gọi đầu tư. Tiếp tục rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong việc đăng ký kinh doanh, cấp giấy phép đầu tư, thẩm định DA…Tiếp tục phát huy hiệu quả Đề án 30 đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước và triển khai thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính theo quy định của Chính phủ. Nghiêm khắc xử lý những cán

bộ thiếu trách nhiệm, chậm trễ trong cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, các thủ tục tài chính, thuế và các thủ tục hành chính khác.

Nâng cao chất lượng xây dựng quy hoạch, tập trung hoàn chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện, thành phố, quy hoạch vùng, các quy hoạch quan trọng của tỉnh. Bảo đảm quy hoạch có tầm nhìn chiến lược, tránh tình trạng chồng chéo, gây lãng phí, bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện nghiêm túc và quản lý chặt chẽ các quy hoạch đã được phê duyệt. Chỉ đạo thực hiện tốt quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh, huyện, thành phố đến năm 2020. Tập trung xây dựng các quy hoạch đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, khu du lịch, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Quy hoạch ngành, lĩnh vực mà tỉnh có thế mạnh: Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, bổ sung quy hoạch chung thành phố Đồng Hới, Quy hoạch đô thị Bảo Ninh, quy hoạch chi tiết khu kinh tế Hòn La, khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cha Lo, quy hoạch một số thị xã, thị trấn, trung tâm cụm xã.

Thứ hai là, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ, hiện đại là một trong những giải pháp đột phá để phát triển kinh tế - xã hội.

Tập trung rà soát và hoàn chỉnh quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng của tỉnh và từng vùng. Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và dứt điểm những công trình kết cấu hạ tầng then chốt. Tăng cường huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là tranh thủ sự hỗ trợ của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương để tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội theo hướng đồng bộ hiện đại. Tập trung vào các công trình giao thông đến các vùng trọng điểm kinh tế, các tuyến đường ven biển, đường tuần tra biên giới, các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu du lịch, cơ sở hạ tầng đô thị…Tăng đầu tư hạ tầng cho giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học - công nghệ và xóa đói giảm nghèo, nhất là ở các vùng miền núi, vùng khó khăn, vùng thường bị thiên tai.

Tranh thủ và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA, NGO đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu, nâng cao năng lực cộng đồng…cho các địa

phương khó khăn. Đẩy mạnh thu hút nguồn vốn FDI, ưu tiên các dự án thu hút nhiều lao động, tiêu thụ nguyên liệu tại chỗ. Áp dụng rộng rãi các hình thức BOT, BT đầu tư kết hợp công - tư (PPP) để đầu tư các công trình hạ tầng quan trọng nhưng chưa có nguồn vốn.

Phát triển đồng bộ và từng bước hiện đại hóa hệ thống thủy lợi, chú trọng xây dựng và củng cố hệ thống đê biển, đê sông, trạm bơm, công trình ngăn mặn và xả lũ…Phát triển nhanh nguồn điện và hoàn chỉnh hệ thống lưới điện, đi đôi với tiết kiệm năng lượng, bảo đảm cung cấp đủ điện cho nhu cầu phát triển. Từng bước hiện đại hóa ngành thông tin - truyền thông và hạ tầng công nghệ thông tin. Phát triển hệ thống cung cấp nước sạch và hợp vệ sinh cho đô thị, khu công nghiệp và dân cư nông thôn. Giải quyết cơ bản vấn đề thoát nước và xử lý nước thải ở đô thị. Huy động nguồn vốn trong dân, các doanh nghiệp để thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương, bê tông hóa giao thông nông thôn, đẩy mạnh các hoạt động xã hội hóa giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, thông tin, thể thao và bảo vệ môi trường. Thực hiện tốt việc lồng ghép các nguồn vốn vừa tạo sức mạnh tổng hợp, vừa nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Thứ ba là: Tập trung tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh

Huy động mọi nguồn lực, chủ động có biện pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh. Tạo môi trường bình đẳng, thông thoáng thường xuyên và lâu dài. Bảo đảm việc điều hành và can thiệp của các cơ quan nhà nước là khách quan và không phân biệt đối xử, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, công bằng giữa các thành phần kinh tế, bảo đảm các nguyên tắc thị trường. Tập trung tạo chuyển biến mạnh mẽ, bền vững chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh. Tăng cường các biện pháp chống buôn lậu, đầu cơ nâng giá, gian lận thương mại…

Thực hiện công khai hóa các quy trình, thủ tục hành chính. Tiếp tục rà soát, loại bỏ những rào cản đối với sự phát triển của các doanh nghiệp. Chủ

động rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các thể chế, chính sách để cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận với các chính sách, chương trình hỗ trợ về đầu tư và tín dụng, mặt bằng sản xuất, thông tin thị trường, tư vấn kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực. Tăng cường đối thoại, giải quyết vướng mắc của các nhà đầu tư đã đăng ký, doanh nghiệp đã thành lập. Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống tài chính, tín dụng bảo đảm nguồn vốn cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Tăng cường hệ thống cung cấp thông tin hỗ trợ doanh nghiệp.

Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư theo hướng gắn với các dự án, công trình và nhu cầu đầu tư trong kế hoạch đã được phê duyệt để thu hút các nguồn vốn dầu tư trong và ngoài nước. Nghiên cứu, xúc tiến hình thành một hệ thống đầu mối phù hợp để chủ động xúc tiến đầu tư trực tiếp đối với từng dự án, tập đoàn, công ty, nhà đầu tư có năng lực tài chính.

Làm tốt công tác giải phóng mặt bằng để triển khai các công trình, dự án đúng tiến độ. Kiên quyết thu hồi các diện tích đất đã giao nhưng chậm triển khai công trình, dự án.

Thứ tư là: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững.

Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Ngoài phát triển giáo dục - đào tạo, cần có chính sách ưu tiên cho đào tạo nghề, đào tạo lao động chất lượng cao, coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh dạo, quản lý, chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn. Thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và Nhà nước để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội. Thực hiện chương trình, đề án đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đối với các ngành, lĩnh vực trọng yếu. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài; đào tạo nhân lực cho kế hoạch phát triển kinh tế tri thức.

Đa dạng hóa các hình thức đào tạo, dạy nghề. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng trường, lớp đào tạo nghề cần thiết. Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng dạy nghề, giáo dục chuyên nghiệp, bảo đảm cơ chế tự chủ gắn với trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đào tạo. Đầu tư xây dựng một số khoa, chuyên ngành mũi nhọn. Có chính sách ưu đãi học nghề cho người nghèo, đối tượng chính sách, bố trí và sử dụng các sinh viên tốt nghiệp đại học loại giỏi về làm việc tại tỉnh.

Thứ năm là: Tạo bước chuyển mạnh về cải cách hành chính; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, trong đó, chú trọng cải tiến thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp và sinh hoạt của nhân dân; loại bỏ những khâu bất hợp lý và phiền hà, ngăn chặn tệ cựa quyền, tham nhũng, hối lộ. Chấn chỉnh cơ cấu tổ chức, quy chế hoạt động của bộ máy hành chính các cấp tinh gọn, bảo đảm điều hành tập trung, thống nhất, thông suốt từ cấp tỉnh đến cấp xã. Đề cao trách nhiệm vai trò của người đứng đầu cơ quan nhà nước. Tăng cường giám sát của xã hội, cộng đồng đối với bộ máy nhà nước.

Coi trọng đào tạo cán bộ, công chức, viên chức có trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cao, có phẩm chất tốt, tận tụy phục vụ nhân dân đi đôi với tuyển dụng, đề bạt, sắp xếp, bố trí, chuyển đổi cán bộ theo quy định.

Thực hiện có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Thực hiện tốt việc công khai minh bạch về kinh tế, tài chính trong cơ quan hành chính, đơn vị cung ứng dịch vụ công, doanh nghiệp nhà nước. Công khai, minh bạch về cơ chế, chính sách, các dự án đầu tư, xây dựng cơ bản, mua sắm từ ngân sách nhà nước, huy động sự đón góp của nhân dân, quản lý và sử dụng đất đai, tài sản công, tiếp nhận và bổ nhiệm cán bộ. Thực hiện tốt việc kê khai và công khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức theo quy định. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức đảng, chính

quyền, Mặt trận và nhân dân đối với công tác phòng, chống tham nhũng. Xử lý nghiêm và kịp thời các tổ chức, cá nhân tham nhũng, lãng phí.

Thứ sáu là: Tập trung lãnh đạo, nâng cao năng và sức chiến đấu của Đảng bộ, tạo chuyển biến cơ bản về công tác cán bộ, xem đây là giải pháp mang tính đột phá hàng đầu.

Đẩy mạnh xây dựng Đảng bộ vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức; Lấy công tác cán bộ làm khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng.

Đổi mới nội dung, phương pháp công tác giáo dục chính trị, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước theo hướng nâng cao tính giáo dục, thuyết phục, tính chiến đấu và hiệu quả. Chủ động, nhạy bén nắm bắt tư tưởng và tâm trạng nhân dân để có định hướng kịp thời. Các tổ chức đảng tổ chức cho nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng cán bộ, đảng viên; tăng cường đối thoại với nhân dân, phát huy dân chủ, tạo đồng thuận cao trong hệ thống chính trị, tạo sức mạnh tổng hợp để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ.

Làm tốt công tác đánh giá, quy hoạch, đào tạo, luân chuyển, điều động, sắp xếp cán bộ, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý. Đổi mới, trẻ hóa cán bộ lãnh đạo, quản lý, lựa chọn những cán bộ tâm huyết, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Kiên quyết thay thế những cán bộ không năng lực, sa sút phẩm chất đạo đức.

Nêu cao vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên mà trước hết là cấp ủy viên và cán bộ chủ chốt các cấp; thực hiện nói đi đôi với làm, nói và làm đúng đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Tập trung củng cố các tổ chức đảng yếu kém, nội bộ mất đoàn kết; nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy, chi bộ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đoàn kết, thống nhất; chấp hành nghiêm nguyên tắc tập trung, dân chủ trong sinh hoạt đảng. Đổi mới lề lối làm việc và phong cách công tác của các cấp ủy theo hướng sát cơ sở, sát dân, sát công việc, khuất phục tệ nạn

quan liêu, thiếu trách nhiệm. Nâng cao chất lượng đảng viên, phát huy tính tiên phong gương mẫu, tích cực, chủ động trong thực hiện nhiệm vụ được giao, thực hiện việc làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh bằng hành động cụ thể, thiết thực. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiểu kết chương 2:

Những thành tựu về kinh tế đã đạt được ở tỉnh Quảng Bình hiện nay đã cho thấy mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và qua hệ sản xuất đã được vận dụng phù hợp vào sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Quảng Bình. So vớ các tỉnh thành khác trên cả nước thì kinh tế - xã hội Quảng Bình có mức thu nhập bình quân GDP/ người ở mức trung bình. So với sự phát triển kinh tế Quảng Bình từ năm 2000 đến nay, cho phép ta khẳng định kinh tế ở tỉnh Quảng Bình đang có bước phát triển khá. Từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng xã hội, đẩy mạnh phát triển sản xuất, ở những khu công nghiệp lớn như: Khu công nghiệp Hòn La, Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới…

Sử dụng vốn ODA hợp lý, biết sử dụng và phát huy lợi thế từ nguồn tài nguyên thiên nhiên, tà nguyên biển, tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản, tạo ra động lực phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện và phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh cũng gặp rất nhiều khó khăn. Vì Quảng Bình là một tỉnh năm ở dải đất miền trung thường xuyên chịu những đợt thiên tai, bão lụt đã cướp đi bao nhiêu tài sản và tính mạng của con người. Thiên tai ở các tỉnh miền Trung trong đó có tỉnh Quảng Bình là một trong những nguyên nhân làm cho nền kinh tế của các tỉnh miền Trung nói chung - Quảng Bình nói riêng được xếp vào các tỉnh nghèo trong cả nước. Xong cơn mưa trời lại sáng, nhân dân và các cấp lãnh đạo tỉnh Quảng Bình đã cố gắng vượt qua, khắc phục khó khăn để hướng tới một ngày mai tươi sáng.

Tỉnh Quảng bình đã có những dự án, chính sách kinh tế phù hợp, đẩy mạnh phát triển công nghiệp, khai thác nguồn lợi du lịch có hiệu quả, liên

kết chặt chẽ giữa các ngành kinh tế nhằm đưa tỉnh Quảng Bình thoát khỏi tỉnh nghèo, sánh vai với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước như Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, góp phần vào sự phát triển chung kinh tế xã hội của cả nước.

KẾT LUẬN

Trong thời đại ngày nay khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão và trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thêm vào đó toàn cầu hóa đang trở thành xu hướng phổ biến, do đó quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, phù hợp với xu thế của thời đại để đưa

Một phần của tài liệu Vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở quảng bình hiện nay (Trang 62 - 74)