0
Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Sơ lược tình hình kinh tế xã hội ở tỉnh Quảng Bình hiện nay

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG QUY LUẬT QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT Ở QUẢNG BÌNH HIỆN NAY (Trang 36 -36 )

6. Kết cấu của khóa luận

2.1. Sơ lược tình hình kinh tế xã hội ở tỉnh Quảng Bình hiện nay

2.1.1. Điều kiện xã hội

Để có thể nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế tỉnh Quảng Bình hiện nay thì trước hết ta phải nghiên cứu điều kiện kinh tế - xã hội, thấy rõ những thuận lợi và khó khăn để có thể xây dựng và phát triển kinh tế ở nơi đây.

Đầu tiên là về điều kiện xã hội thì Quảng Bình là một tỉnh duyên hải thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam. Nằm ở nơi hẹp nhất của dải đất hình chữ S của Việt Nam, giáp tỉnh Hà Tĩnh về phía Bắc với dãy Hoành Sơn là ranh giới tự nhiên, giáp Quảng Trị về phía Nam, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp tỉnh Khăm Muộn của Lào với dãy Trường Sơn là biên giới tự nhiên.

Diện tích đất Quảng Bình là 8051,86 km2 ( tổng diện tích là 805.186 ha). Với diện tích như vậy, Quảng Bình có vị trí địa lý hết sức đặc biệt, vừa có những ảnh hưởng tích cực vừa có những ảnh hưởng xấu đến việc phát triển nền kinh tế nói chung. Trong điều kiện xã hội thì dân số là một phần hết sức quan trọng góp phần làm cho xã hội và cả kinh tế phát triển. Dân số Quảng Bình năm 2004 có 829.800 người, phần lớn dân cư địa phương là người Kinh, dân tộc ít người thì gồm có hai nhóm chính: Chứt và bru-vân kiều. Dân cư phân bố không đều, 86,83% sống ở vùng nông thôn và 13,17% sống ở thành thị. Quảng Bình có nguồn lao động dồi dào với 433,618 người, chiếm khoảng 52,26% dân số. Về chất lượng lao động thì theo điều tra dân số thời điểm 1/4/1999 có: 10.720 người có trình độ từ cao đẳng trở lên, trong đó có 4.676 cao đẳng, 6.042 đại học và trên đại học. Lực lượng lao động đã qua đào tạo gần 33.000 người chiếm 8% số lao

động, lực lượng lao động luôn là vấn về được quan tâm nhiều nhất vì nó góp phần vào làm cho nền kinh tế của một vùng phát triển nhanh hay chậm.

Về giáo dục đào tạo thì năm 2009 - 2010 ngành giáo dục hưởng ứng tốt các cuộc vận động do Bộ giáo dục đào tạo phát động, chất lượng giáo dục đã được nâng lên một bước, số lượng học sinh bỏ học giảm so với năm trước. Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có nhiều chuyển biến tiến bộ, đồng thời tiếp tục phát triển, cũng cố mạng lưới trường, lớp, cơ sở giáo dục. Lĩnh vực đào tạo tiếp tục chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo hướng vào mục tiêu phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội của tỉnh. Trình độ của người lao động được nâng cao hơn nhờ có sự phát triển của công tác giáo dục. Mỗi ngày chất lượng cũng như số lượng giáo dục được phát huy, hơn hẳn so với những thời kỳ trước. Đặc biệt, khi trường cao đẳng sư phạm Quảng Bình được nâng cấp lên thành đại học thì đây đã và đang là nơi đào tạo nguồn lao động chất lượng cao, là lực lượng tri thức nồng cốt cho sự phát triển kinh tế ở đây. Những điều kiện trên tạo cho Quảng Bình có một lực lượng sản xuất phát triển khá đồng đều và ổn định tương ứng với những quan hệ sản xuất phù hợp. Nhưng chất lượng giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo nhìn chung còn thấp, chưa đồng đều giữa các vùng, miền và giữa các loại hình, công tác phổ cập giáo dục ở một số địa bàn còn gặp nhiều khó khăn.

Về y tế và công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe thì đã thực hiện tốt công tác vệ sinh phòng dịch, chủ động triển khai và khống chế có hiệu quả các loại dịch bệnh…do đó không có dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn. Hầu hết các chỉ tiêu, nhiệm vụ về y tế thuộc chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình y tế khác đã được tổ chức thực hiện tích cực, hiệu quả. Đặc biệt là đã tăng cường công tác kiểm tra xử lý và vệ sinh phòng dịch sau lũ lụt được triển khai tích cực, nên không để xảy ra ô nhiễm và dịch bệnh.

Các hoạt động văn hóa, thể thao, thông tin truyền thông đều hướng vào phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương, phục vụ kỷ niệm các ngày

lễ lớn và các sự kiện quan trọng. Phong trào: “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với thực hiện cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã thực sự trở thành cuộc vận động văn hóa, chính trị, sâu rộng được mọi tầng lớp nhân dân hưởng ứng. Phong trào thể dục, thể thao quần chúng phát triển mạnh mẽ, nhiều hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn với nhiều hình thức ngày càng phong phú, đa dạng.

Hoạt động quản lý báo chí, xuất bản, in và phát hành bưu chính viễn thông tiếp tục được tăng cường, chấn chỉnh, đảm bảo đúng quy định của nhà nước.

Về lao động thương binh xã hội thì đã đẩy mạnh chương trình giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo trên cơ sở, thực hiện lồng ghép các chương trình kinh tế xã hội trọng điểm các dự án trên từng địa bàn, chú trọng đào tạo nghề để đáp ứng nhu cầu việc làm của các thành phần kinh tế và tăng cường xuất khẩu lao động, công tác bảo trợ xã hội tiếp tục đẩy mạnh. Đã theo dõi, nắm sát tình hình đời sống nhân dân toàn tỉnh, nhất là đời sống đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa, đồng bào vùng bị thiệt hại nặng do thiên tai để có biện pháp hỗ trợ.

Thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo trên địa bàn tỉnh nhìn chung phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo được tổ chức đúng quy định của pháp luật. Đã chấm dứt kịp thời các hoạt động tôn giáo trái pháp luật. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo và nguy cơ tái nghèo vùng đồng bào dân tộc còn cao, một số nơi người dân vẫn còn nặng tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào nhà nước, trình độ sản xuất còn lạc hậu. Đội ngũ cán bộ chủ chốt của xã, thôn, bản tuy đã được quan tâm đào tạo nhưng nhìn chung còn hạn chế.

Nhìn chung tình hình xã hội trong những năm gần đây đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển nên cần phải tập trung phát huy những yếu tố tích cực đó để làm nền tảng cho nền kinh tế. Đặc biệt là Quảng Bình đã chuẩn bị được một lực lượng sản xuất

dồi dào với đầy đủ các thành phần và các loại trình độ khác nhau, phục vụ cho đa dạng các ngành nghề đang phát triển trong xã hội hiện nay. Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần phải được sớm khắc phục.

2.1.2. Điều kiện kinh tế

Muốn phát triển và đẩy mạnh lực lượng sản xuất, thì vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên khoáng sản phong phú, đa dạng là một trong những tiền đề quan trọng góp phần vào phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Quảng Bình hiện nay. Quảng Bình là tỉnh chuyên sản xuất sản phẩm nông nghiệp phục vụ cho nhu cầu của người dân trong vùng và cho xuất khẩu. Bởi Quảng Bình có nguồn tài nguyên đất, nước, khoáng sản...hết sức phong phú. Bên cạnh đó, du lịch cũng là một tiềm năng kinh tế rất lớn của vùng.

Tài nguyên đất với diện tích đất tự nhiên khá lớn trong đó đất gò đồi chiếm 170.000 ha. Đây chính là đặc điểm thuận lợi trong phát triển các loại cây công nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi. Toàn tỉnh có 633.000 ha đất lâm nghiệp, trong đó có 447,873 ha đất rừng tự nhiên với nhiều khu rừng nguyên sinh, độ che phủ khoảng 62%. Vùng đất cát ven biển có diện tích rộng lớn, thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản, trồng rừng và xây dựng các khu công nghiệp, khu kinh tế và khu du lịch, nghỉ dưỡng. Hơn nữa, đường bờ biển có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp. Cùng với thềm lục địa rộng gấp 2,6 lần diện tích đất liền tạo cho Quảng Bình có một ngư trường rộng lớn với trữ lượng khoảng 100 nghìn tấn và có khả năng cho phép khai thác 40 nghìn tấn/năm. Nguồn lợi hải sản biển đa dạng, phong phú về loài, có những loại quý hiếm như tôm hùm, tôm sú, hải sâm, mực ống. Bờ biển có bãi tắm đẹp cho phép Quảng Bình phát triển kinh tế tổng hợp về biển.

Quảng Bình cũng có nhiều loại khoáng sản có trữ lượng lớn như vàng, chì, ti tan và một số khoáng sản phi kim loại như cao lanh, đá vôi...có điều kiện phát triển một số ngành công nghiệp và một số loại vật liệu xây dựng khác.

Đặc biệt Quảng Bình có tiềm năng kinh tế lớn nhất đó là du lịch. Dải đất Quảng Bình như một bức tranh hoành tráng, có rừng, có biển với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, thắng cảnh nổi tiếng: Đèo Ngang, đèo Lý hòa, cửa bãi biển Nhật Lệ,...và đặc biệt là vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đã được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Quảng Bình là vùng đất văn vật, có di chỉ văn hóa Bàu Tró, các di chỉ thuộc nền văn hóa Hòa Bình và Đông Sơn, nhiều di tích lịch sử như: Quảng Bình Quan, Lũy Thầy, Rào Sen, thành quách của thời Trịnh - Nguyễn và nhiều địa danh nổi tiếng khác.

Hơn nữa còn có dự án cảng Hòn La và khu công nghiệp Hòn La đang trong quá trình xây dựng khi hoàn thành sẽ trở thành động lực phát triển kinh tế cho toàn tỉnh. Cảng Hòn La được xây dựng trên diện tích 32,3 ha với công suất thiết kế 10 - 12 triệu tấn/năm. Tổng mức đầu tư 1.300 tỷ đồng. Ngoài khu công nghiệp Hòn La, còn có nhà máy đóng tàu với tổng mức đầu tư 4.500 tỷ đồng, nhà máy nhiệt điện có tổng mức đầu tư hơn một tỷ USD có công suất 1.200MW.

Nói chung tình hình kinh tế Quảng Bình trong những năm gần đây đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đó chính là do sự kết hợp, điều chỉnh lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong từng thời kỳ nhất định. Điển hình là vào năm 2006, Quảng Bình đóng góp vào ngân sách nhà nước 450 tỷ đồng, chi ngân sách địa phương 823,73 tỷ đồng. GDP/đầu người năm 2006 đạt 450 USD. Hiện nay tỉnh Quảng Bình có 1.045 doanh nghiệp, tổng số vốn kinh doanh là 1.865 tỷ đồng. Lần đầu tiên có hai doanh nghiệp đoạt giải Sao vàng Đất Việt. Chính những điều kiện trên đã tạo điều kiện cho Quảng Bình phát triển mạnh mẽ hơn nữa về kinh tế.

2.2. Chính sách phát triển kinh tế ở tỉnh Quảng Bình giai đoạn hiện nay hiện nay

2.2.1. Sự tác động của các ngành kinh tế đến việc phát triển kinh tế tỉnh Quảng Bình tế tỉnh Quảng Bình

Trong quan hệ sản xuất thì mối liên hệ giữa các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế là sự tác động mạnh mẽ đến việc phát triển kinh tế ở

tỉnh Quảng Bình hiện nay. Mỗi ngành kinh tế có một ưu thế riêng nhưng chúng có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau nhằm thúc đẩy hoặc kìm hãm đến sự phát triển kinh tế xã hội.

Quảng Bình là một tỉnh tập trung sản xuất nông nghiệp là chính, bên cạnh đó còn phát triển một số ngành như công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đặc biệt hiện nay phát huy một cách năng động các ngành dịch vụ và du lịch.

Đối với nền kinh tế Quảng Bình nói riêng và Việt Nam nói chung thì các ngành du lịch, dịch vụ đang rất phát triển và dần dần trở thành mũi nhọn của nền kinh tế. Bởi vì tiềm năng du lịch hết sức đa dạng, phong phú đang ngày càng được khai thác, phát hiện. Hơn nữa, Quảng Bình là khu vực chuyển tiếp của văn hóa các miền trên cả hai chiều Bắc - Nam và Đông - Tây, đồng thời cũng là nơi tạo hóa để lại cho nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, mở ra khả năng phong phú cho phát triển nhiều loại hình du lịch như tham quan, thám hiểm, nghỉ ngơi, nghiên cứu du lịch sinh thái. Cách Đà Nẵng gần 300km về phía Bắc, Quảng Bình là điểm giao thoa hội tụ của nhiều luồng văn hóa, đồng thời là chiến trường ác liệt trong hai cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ Quốc nên ngày nay còn lưu giữ nhiều di tích, lịch sử, văn hóa của nhiều thời đại khác nhau.

Với đường bờ biển dài 116,04 km, Quảng Bình hoàn toàn có cơ sở vững chắc để phát triển hình thức du lịch, nghỉ mát, một trong những phân nhánh chính, đem lại doanh thu cao của ngành du lịch. Quảng Bình có vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng địa danh đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào tháng 7/2003. Đây là một lợi thế để phát triển du lịch khám phá, mạo hiểm, một trào lưu du lịch mới trên thế giới và trong nước hiện nay. Về di tích lịch sử văn hóa thì có chùa Hoàng Phúc, Quảng Bình Quan, Lũy Đào Duy Từ…nhiều địa danh nổi tiếng khác. Phát huy lợi thế này để phát triển nền kinh tế bằng cách tiếp tục tập trung xúc tiến đầu tư, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình, dự án đã khởi

công. Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn để đưa nhanh du lịch Động Thiên Đường trở lại khai thác và khu du lịch nghĩ dưỡng suối Bang sớm vào hoạt động. Tăng cường sự gắn kết giữa các tuyến, điểm du lịch, mở thêm các điểm, tuyến du lịch mới, kết hợp với đa dạng hóa các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch. Nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch. Đảm bảo môi trường, an ninh trật tự ở các khu du lịch. Nhu cầu của con người ngày một tăng cao về mọi mặt đặc biệt là về lĩnh vực tinh thần, vì vậy du lịch là một nhu cầu thiết yếu của người dân. Con người làm ra tiền thì cũng một phần phục vụ cho nhu cầu giải trí của mình. Ngành du lịch cần tập trung tạo ra những khu vui chơi giải trí bổ ích hơn nữa để thu hút người dân đến. Đây chính là một tiềm năng kinh tế lớn hay người ta gọi là ngành kinh tế không khói, nó có thể làm cho ngành kinh tế nói chung của một vùng phát triển nhanh chóng, hiệu quả hơn.

Ngoài ra cần phải phấn đấu tạo điều kiện phát triển các dịch vụ: vận tải công cộng bằng xe buýt, bưu chính viễn thông, tài chính ngân hàng, tư vấn pháp luật…để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của sản xuất và đời sống xã hội.

Đẩy mạnh hoạt động sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng qua chế biến có lợi thế về nguyên liệu từ trong tỉnh. Từng bước chuyển hướng từ xuất khẩu sản phẩm thô sang những mặt hàng qua chế biến có giá trị gia tăng cao. Tích cực chủ động mở rộng thị trường xuất khẩu, xây dựng thương hiệu hàng hóa nhằm ổn định thị trường xuất khẩu. Như vậy, dù đang còn trong giai đoạn tập trung đầu tư, thu hút nhưng tiềm năng du lịch đang ngày càng trở thành một ngành kinh tế chính của tỉnh.

Ngành thứ hai có tác động lớn đến nền kinh tế của tỉnh nữa đó là:

nông - lâm - ngư nghiệp.

Quảng Bình hội tụ những điều kiện để phát triển nông - lâm - ngư nghiệp đó là về điều kiện khí hậu, đất đai, sông ngòi và cả về con người (hay có thể nói là lực lượng lao động). Tài nguyên đất hết sức phong phú và đa dạng, gồm có nhiều loại đất khác nhau phù hợp với từng loại cây

trồng ở mỗi vùng. Nếu có những điều kiện về tài nguyên thiên nhiên mà không có sức lao động của con người tác động vào đó thì cũng không thể phát triển kinh tế được. Con người có thể dựa vào tài năng cũng như trí tuệ

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG QUY LUẬT QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT Ở QUẢNG BÌNH HIỆN NAY (Trang 36 -36 )

×