Sự tác động của các ngành kinh tế đến việc phát triển kinh tế tỉnh

Một phần của tài liệu Vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở quảng bình hiện nay (Trang 40 - 46)

6. Kết cấu của khóa luận

2.2.1. Sự tác động của các ngành kinh tế đến việc phát triển kinh tế tỉnh

tế tỉnh Quảng Bình

Trong quan hệ sản xuất thì mối liên hệ giữa các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế là sự tác động mạnh mẽ đến việc phát triển kinh tế ở

tỉnh Quảng Bình hiện nay. Mỗi ngành kinh tế có một ưu thế riêng nhưng chúng có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau nhằm thúc đẩy hoặc kìm hãm đến sự phát triển kinh tế xã hội.

Quảng Bình là một tỉnh tập trung sản xuất nông nghiệp là chính, bên cạnh đó còn phát triển một số ngành như công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đặc biệt hiện nay phát huy một cách năng động các ngành dịch vụ và du lịch.

Đối với nền kinh tế Quảng Bình nói riêng và Việt Nam nói chung thì các ngành du lịch, dịch vụ đang rất phát triển và dần dần trở thành mũi nhọn của nền kinh tế. Bởi vì tiềm năng du lịch hết sức đa dạng, phong phú đang ngày càng được khai thác, phát hiện. Hơn nữa, Quảng Bình là khu vực chuyển tiếp của văn hóa các miền trên cả hai chiều Bắc - Nam và Đông - Tây, đồng thời cũng là nơi tạo hóa để lại cho nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, mở ra khả năng phong phú cho phát triển nhiều loại hình du lịch như tham quan, thám hiểm, nghỉ ngơi, nghiên cứu du lịch sinh thái. Cách Đà Nẵng gần 300km về phía Bắc, Quảng Bình là điểm giao thoa hội tụ của nhiều luồng văn hóa, đồng thời là chiến trường ác liệt trong hai cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ Quốc nên ngày nay còn lưu giữ nhiều di tích, lịch sử, văn hóa của nhiều thời đại khác nhau.

Với đường bờ biển dài 116,04 km, Quảng Bình hoàn toàn có cơ sở vững chắc để phát triển hình thức du lịch, nghỉ mát, một trong những phân nhánh chính, đem lại doanh thu cao của ngành du lịch. Quảng Bình có vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng địa danh đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào tháng 7/2003. Đây là một lợi thế để phát triển du lịch khám phá, mạo hiểm, một trào lưu du lịch mới trên thế giới và trong nước hiện nay. Về di tích lịch sử văn hóa thì có chùa Hoàng Phúc, Quảng Bình Quan, Lũy Đào Duy Từ…nhiều địa danh nổi tiếng khác. Phát huy lợi thế này để phát triển nền kinh tế bằng cách tiếp tục tập trung xúc tiến đầu tư, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình, dự án đã khởi

công. Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn để đưa nhanh du lịch Động Thiên Đường trở lại khai thác và khu du lịch nghĩ dưỡng suối Bang sớm vào hoạt động. Tăng cường sự gắn kết giữa các tuyến, điểm du lịch, mở thêm các điểm, tuyến du lịch mới, kết hợp với đa dạng hóa các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch. Nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch. Đảm bảo môi trường, an ninh trật tự ở các khu du lịch. Nhu cầu của con người ngày một tăng cao về mọi mặt đặc biệt là về lĩnh vực tinh thần, vì vậy du lịch là một nhu cầu thiết yếu của người dân. Con người làm ra tiền thì cũng một phần phục vụ cho nhu cầu giải trí của mình. Ngành du lịch cần tập trung tạo ra những khu vui chơi giải trí bổ ích hơn nữa để thu hút người dân đến. Đây chính là một tiềm năng kinh tế lớn hay người ta gọi là ngành kinh tế không khói, nó có thể làm cho ngành kinh tế nói chung của một vùng phát triển nhanh chóng, hiệu quả hơn.

Ngoài ra cần phải phấn đấu tạo điều kiện phát triển các dịch vụ: vận tải công cộng bằng xe buýt, bưu chính viễn thông, tài chính ngân hàng, tư vấn pháp luật…để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của sản xuất và đời sống xã hội.

Đẩy mạnh hoạt động sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng qua chế biến có lợi thế về nguyên liệu từ trong tỉnh. Từng bước chuyển hướng từ xuất khẩu sản phẩm thô sang những mặt hàng qua chế biến có giá trị gia tăng cao. Tích cực chủ động mở rộng thị trường xuất khẩu, xây dựng thương hiệu hàng hóa nhằm ổn định thị trường xuất khẩu. Như vậy, dù đang còn trong giai đoạn tập trung đầu tư, thu hút nhưng tiềm năng du lịch đang ngày càng trở thành một ngành kinh tế chính của tỉnh.

Ngành thứ hai có tác động lớn đến nền kinh tế của tỉnh nữa đó là:

nông - lâm - ngư nghiệp.

Quảng Bình hội tụ những điều kiện để phát triển nông - lâm - ngư nghiệp đó là về điều kiện khí hậu, đất đai, sông ngòi và cả về con người (hay có thể nói là lực lượng lao động). Tài nguyên đất hết sức phong phú và đa dạng, gồm có nhiều loại đất khác nhau phù hợp với từng loại cây

trồng ở mỗi vùng. Nếu có những điều kiện về tài nguyên thiên nhiên mà không có sức lao động của con người tác động vào đó thì cũng không thể phát triển kinh tế được. Con người có thể dựa vào tài năng cũng như trí tuệ của mình để tác động vào giới tự nhiên, làm biến đổi nó cho phù hợp với yêu cầu của mình để có thể tạo ra những sản phẩm có giá trị kinh tế. Tùy theo điều kiện khác nhau ở mỗi vùng mà có thể đưa cây trồng vào cho phù hợp, như thế mới có thể cung cấp và trao đổi hàng hóa cho nhau khiến cho quá trình cung - cầu của người dân luôn thay đổi. Ở mỗi địa phương đều có sản xuất lúa gạo, ngô, khoai, sắn để cung cấp không chỉ cho trong tỉnh mà còn ra nước ngoài tạo ra nguồn thu nhập lớn cho người dân. Nhưng ở đây do điều kiện chung của tỉnh Quảng Bình là một tỉnh nông nghiệp, chuyên sản xuất sản phẩm nông sản là chính nên chưa thể góp phần vào phát triển nền kinh tế nói chung được. Nguyên nhân là do trình độ của lực lượng sản xuất đang còn yếu kém, không đồng đều giữa các vùng, tư liệu sản xuất nơi đây còn hạn chế. Sử dụng những công cụ lao động mang tính thủ công, chưa áp dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. Nên sản phẩm làm ra không đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng cao của người dân, làm cho nền sản xuất chậm phát triển, không đủ khả năng cạnh tranh với những tỉnh thành khác trong nước. Ngày nay, đa số các tỉnh thành đã áp dụng khoa học công nghệ vào trong sản xuất nông nghiệp, vừa ít tốn thời gian, vừa tiết kiệm được nguồn lao động mà lại đưa đến năng suất cao nhưng Quảng Bình lại chưa làm được điều này, nó mới chỉ diễn ra ở một số địa phương có điều kiện phát triển mà thôi. Những khó khăn như trình độ của người lao động chưa cao, công cụ lao động đang còn thô sơ, sản xuất thì mang tính chất manh mún, nhỏ lẻ đã làm cho Quảng Bình phát triển kinh tế chậm hơn so với những vùng khác.

Quảng Bình tập trung một lượng lớn đất đồi, rừng núi do vậy thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp lâu năm, tạo ra nguồn lợi kinh tế rất lớn. Hoạt động thủy sản cũng phát triển khá mạnh, con người ở đây cũng

đã biết phát huy trên các khâu như đánh bắt, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản. Tập trung đánh bắt xa bờ, nhất là khai thác các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao. Đa dạng hóa các hình thức và sản phẩm nuôi trồng, trong đó khuyến khích đầu tư phát triển nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng theo phương thức nuôi trồng công nghiệp và công nghệ cao để nâng cao giá trị và bảo vệ môi trường sinh thái.

Sự phát triển khá mạnh của các ngành công nghiệp cũng có tác động rất lớn đến nền kinh tế Quảng Bình nói chung. Qua đây, chúng ta thấy việc nắm vững và vận dụng đúng quy luật về sự phù hợp quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất vào thực tiễn của nền kinh tế Quảng Bình là đúng đắn. Ở đây tập trung phát triển các khu công nghiệp: Nhà máy xi măng Áng Sơn II, Xi măng Văn Hóa, Xi măng Sông Gianh giai đoạn 2, và đang khởi công xây dựng nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch trong tháng 12/2010. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng dần và tăng 14,2% trong những năm gần đây. Chính sự phát triển của các ngành công nghiệp mà đã làm cho nền kinh tế tăng hiệu quả đáng kể, hơn nữa trong năm 2011 phấn đấu đưa tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp tăng 20 - 21%, tiếp tục phát huy công suất của các nhà máy, cơ sở sản xuất hiện có. Chính quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quan hệ cơ bản, quan hệ trung tâm, quy luật phổ biến đã thúc đẩy cho quá trình phát triển công nghiệp. Mặc dù vậy các ngành công nghiệp vẫn đang còn phát triển chậm, không đồng đều và mức độ tăng trưởng còn thấp. Chưa thu hút được nguồn lao động có trình độ cao về làm việc tại các cơ sở hoặc khu công nghiệp. Dù ngành công nghiệp của tỉnh Quảng Bình chưa phát triển như một số vùng khác nhưng đang có những bước tiến triển khá rõ rệt tạo đà cho sự phát triển sau này.

Bên cạnh những ngành kinh tế nói trên thì vẫn còn một số ngành khác tác động đến nền kinh tế nói chung ở đây. Như ngành xây dựng cơ bản, các

hoạt động tài chính ngân hàng, hay hoạt động xúc tiến đầu tư, khoa học công nghệ.

Vì vậy Đảng, Nhà nước cũng như những cán bộ lãnh đạo cấp cao của tỉnh Quảng Bình đã đưa ra những chủ trương, chính sách phù hợp để phát triển nền kinh tế một cách bền vững. Những chính sách cụ thể đó là: Dồn điền đổi thửa trong sản xuất nông nghiệp, đưa khoa học kỹ thuật vào trực tiếp sản xuất, cải tiến công cụ lao động. Khuyến khích nông dân học hỏi kinh nghiệm cũng như tham gia các lớp tập huấn sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao trình độ lao động cho người dân, nâng cao nhận thức về phát triển kinh tế dựa trên khoa học và công nghệ. Tránh để tình trạng người dân áp dụng các kinh nghiệm, hũ tục lạc hậu vào việc sản xuất làm mất năng suất lao động. Thực hiện nhất quán các chính sách tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh và phát triển mạnh mẽ các loại hình doanh nghiệp. Bảo đảm cho mọi công dân quyền tự do đầu tư, kinh doanh trong những lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn mà pháp luật không cấm, quyền bất khả xâm phạm về quyền sở hữu tài sản hợp pháp, quyền bình đẳng trong đầu tư kinh doanh. Định hướng tạo môi trường để các doanh nghiệp phát triển và hoạt động có hiệu quả theo cơ chế thị trường.

Thực hiện chính sách ưu đãi hỗ trợ có điều kiện, có thời hạn đối với một số ngành, sản phẩm thiết yếu, một số mục tiêu, địa bàn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, không phân biệt thành phần kinh tế. Tiếp tục đổi mới, tạo động lực phát triển có hiệu quả các loại hình kinh tế tập thể. Đổi mới các chính sách để khuyến khích, thúc đẩy phát triển các loại hình kinh tế tập thể với những hình thức hợp tác đa dạng, tự nguyện, đáp ứng nhu cầu của các thành viên, phù hợp với trình độ phát triển của các ngành, nghề trên các địa bàn. Nghiên cứu xây dựng mô hình hợp tác xã kiểu mới trên cơ sở tổng kết các đơn vị làm tốt để tăng sức hấp dẫn, tạo động lực cho kinh tế tập thể, nhất là đối với nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Ngoài ra, còn phải đổi mới chính sách đầu tư, xóa bỏ các hình thức phân biệt đối xử trong tiếp cận các cơ hội đầu tư để khai thác có hiệu quả các nguồn vốn từ các thành phần kinh tế trong nước và thu hút vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài. Tranh thủ nguồn vốn ODA, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các công trình, các dự án đã được kí kết, xây dựng chiến lược thu hút và sử dụng vốn ODA, tập trung vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng. Bên cạnh đó, còn phát triển đồng bộ các loại thị trường và tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhờ có những chính sách thông thoáng như vậy mà Quảng Bình đã tạo ra được môi trường đầu tư ổn định về mọi mặt để tập trung phát triển các ngành kinh tế.

Một phần của tài liệu Vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở quảng bình hiện nay (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w