6. Kết cấu của khóa luận
2.3 Thực trạng và giải pháp của nền kinh tế Quảng Bình hiện nay
2.3.1. Thực trạng của nền kinh tế Quảng Bình từ năm 2000 - 2010
Nhìn chung, những năm vừa qua dưới sự lãnh đạo của các cấp chính quyền toàn tỉnh Quảng Bình đã đạt được một số thành tựu nói trên. Qua đây chúng ta cũng có thể nêu ra thực trạng của việc phát triển nền kinh tế để rút ra những giải pháp chung cho nền kinh tế Quảng Bình.
Kinh tế Quảng Bình đang tiếp tục phát triển đạt tốc độ tăng trưởng khá, từng bước tạo lập được các yếu tố bảo đảm cho phát triển nhanh và bền vững.
“Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân năm đạt 11% (chỉ tiêu 11-12%/năm), là giai đoạn có mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay, cao hơn 2,44% so với thời kỳ trước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng nông nghiệp từ 29,7% năm 2005 giảm còn 20% năm 2010; công nghiệp - xây dựng từ 32,1% tăng lên 40%; dịch vụ từ 38,2% tăng lên 40% đạt chỉ tiêu đại hội XIV đề ra. Cơ cấu nội bộ từng ngành kinh tế có bước chuyển biến tích cực. GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 5,4 triệu đồng, đến năm 2010 đạt 14,8 triệu đồng”. [20,5]
Công tác lập , quản lý và thực hiện quy hoạch đã có nhiều chuyển biến tiến bộ.
Nhiều dự án quy hoạch quan trọng đã và đang được triển khai, như quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2010, điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đồng Hới, quy hoạch tổng thể phát triển khu kinh tế Hòn La, quy hoạch tổng thể phát triển các khu công nghiệp tỉnh, quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020. Công tác quy hoạch đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Nông, lâm, ngư nghiệp phát triển khá toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, đã có những bước chuyển biến về chất lượng và hiệu quả.
Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân 5,5%/năm, cơ cấu có sự chuyển dịch tích cực; các yếu tố của một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa xuất hiện ngày càng nhiều, bộ mặt nông thôn từng bước khởi sắc. Sản xuất nông nghiệp chuyển dần theo hướng nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm. Diện tích đất canh tác đạt giá trị từ 50 triệu đồng/ha/năm trở lên từ 5,23% năm 2006 lên 15% năm 2010. Đã hình thành và phát triển một số vùng trồng cây có giá trị kinh tế cao như cao su, sắn cao sản…Sản lượng lương thực từ 25,1 vạn tấn năm 2006 lên trên 26 vạn tấn năm 2010.
Chương trình chăn nuôi được triển khai thực hiện có kết quả. Chăn nuôi phát triển về số lượng và chất lượng, tạo chuyển dịch tích cực trong cơ cấu nội bộ, ngành. Chăn nuôi theo mô hình trang trại, công nghiệp phát triển khá. Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp từ 36,2% năm 2006 lên 41,9% năm 2010. Bước đầu xây dựng được một số cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh, giết mổ gia súc, gia cầm tập trung đảm bảo vệ sinh môi trường.
Lâm nghiệp đã từng bước chuyển sang lâm nghiệp xã hội với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Công tác trồng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng đã được triển khai thực hiện có hiệu quả, góp phần giữ vững thực hiện độ che phủ rừng. Đã hoàn thành rà soát quy hoạch ba loại rừng, làm cơ sở đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng, trồng rừng kinh tế, bảo đảm khai thác rừng hợp lý. Công tác bảo vệ, phòng cháy rừng dược quan tâm đúng mức.
Chương trình phát triển thủy sản triển khai thực hiện tích cực. Đã chú ý phát triển kinh tế biển, ven biển vừa phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh. Năng lực đánh bắt tăng, diện tích nuôi trồng thủy sản mở rộng, nhiều mô hình nuôi tôm trên cát, nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh có hiệu quả cao. Giá trị sản xuất thủy sản tăng bình quân 9,05%/năm, sản lượng thủy sản tăng bình quân 7,66%/ năm. Công tác kiểm tra, phòng chống dịch, bảo vệ tài nguyên biển, nguồn lợi thủy sản được tăng cường.
Công nghiệp từng bước khẳng định là ngành kinh tế trọng tâm, tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Giá trị sản xuất công nghiệp thời kỳ 2006 - 2010 tăng bình quân 20%/năm, đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Sản xuất công nghiệp đã có sự đầu tư theo hướng công nghệ hiện đại, tăng giá trị các ngành có thế mạnh và có điều kiện phát triển. Đã hình thành được ngành công nghiệp chủ lực sản xuất vật liệu xây dựng, trước hết là xi măng. Nhiều nhà máy đi vào sản xuất có hiệu quả, như xi măng Sông Gianh, bia Hà Nội - Quảng Bình, sản xuất giấy Kraft và một số dự án khác, đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo đảm tăng trưởng, phát triển bền vững. Các khu công nghiệp, khu kinh tế của tỉnh đã và đang thu hút ngày càng nhiều dự án đầu tư.
Chương trình phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn được chú trọng, một số nghề truyền thống được khôi phục, phục vụ nhu cầu tiêu dùng gắn với phát triển du lịch và xuất khẩu, góp phần giải quyết việc làm, cải thiện thu nhập cho người lao động.
Dịch vụ phát triển khá nhanh, du lịch từng bước khẳng định là một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Dịch vụ ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và nâng cao đời sống nhân dân, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm 11,6%. Tổng mức bán lẽ hàng hóa và dịch vụ xã hội tăng bình quân 24,7%/ năm. Thương mại nội địa tiếp tục phát triển, mạng lưới kinh doanh được mở rộng, số lượng, chất lượng hàng hóa ngày càng tăng. Các mặt hàng thiết yếu, mặt hàng chính sách xã hội được cung ứng kịp thời. Quản lý thị trường, chống đầu cơ, buôn lậu, hàng giả, gian lậu thương mại và kiểm soát giá được tăng cường.
Hoạt động xuất khẩu giữ được mức tăng trưởng khá. Thị trường xuất khẩu được mở rộng, sản phẩm đa dạng hơn. Tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2006 - 2010 đạt gần 300 triệu USD, tăng bình quân 19,5%/ năm. Du lịch tiếp tục phát triển, cơ sở hạ tầng được đầu tư nâng cấp. Nhiều dự án ở các khu du lịch trọng điểm đã và đang triển khai đầu tư. Chất lượng dịch vụ du lịch
tăng bình quân 10 - 12%/ năm. Các dịch vụ vận tải, tài chính, ngân hàng bảo hiểm, viển thông… phát triển khá, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân.
Công tác tài chính - tín dụng có nhiều tiến bộ.
Đã tập trung chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, đi đôi với thực hiện đồng bộ các chính sách và biện pháp quản lý, bồi dưỡng nguồn thu. Thu ngân sách trên địa bàn tăng khá cao, bình quân 19,5%/năm. Cơ cấu nguồn thu có sự chuyển dịch tích cực, thu từ sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế tăng khá. Việc quản lý, điều hành chi ngân sách chặt chẽ, bảo đảm hợp lý giữa chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển. Tổng chi ngân sách bình quân tăng 15%/năm. Mạng lưới tổ chức tín dụng ngày càng phát triển, hoạt động có bước tiến bộ cả về huy động vốn đến chất lượng tín dụng và dịch vụ thanh toán. Kịp thời triển khai các giải pháp tài chính, tiền tệ nhằm góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế, ổn định sản xuất kinh doanh.
Cơ sở hạ tầng tiếp tục tập trung đầu tư, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội. Tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội thời kỳ 2006 - 2010 đạt 13.800 tỷ đồng, tăng 13% so với thời kỳ 2001- 2005. Hệ thống kết cấu hạ tầng được chú trọng đầu tư xây dựng. Nhiều công trình, dự án quy mô lớn được đưa vào khai thác sử dụng, như cảng biển Hòn La, cảng hàng không Đồng Hới, quốc lộ 12A, cầu Kiến Giang…và một số công trình dự án đang được triển khai xây dựng, tạo bước đột phá quan trọng cho phát triển nhanh hơn trong những năm tới. Bộ mặt đô thị và cơ sở hạ tầng được chỉnh trang, mở rộng. Hệ thống trường học, bệnh viện, trạm y tế mạng lưới chợ đô thị đến nông thôn, miền núi được đầu tư, nâng cấp…
Hiện nay, 100% xã, phường, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm xã, đã kiên cố hóa 950 km kênh mương, 97% số hộ được sử dụng điện, 100% xã, phường, thị trấn được phủ sóng phát thanh, tỷ lệ đô thị hóa đạt 19 - 20%.
Kinh tế nhiều thành phần, các loại hình doanh nghiệp tiếp tục cũng cố, phát triển. Đã cơ bản hoàn thành công tác đổi mới, sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước theo đề án được phê duyệt. Nhiều doanh nghiệp sau khi
sắp xếp, chuyển đổi đã hoạt động có hiệu quả, năng suất lao động và thu nhập của người lao động tăng. Kinh tế tập thể từng bước được cũng cố, kinh tế trang trại phát triển khá mạnh, ngày càng có hiệu quả. Kinh tế tư nhân phát triển khá nhanh, đến nay có trên 2.700 doanh nghiệp, tăng 1.800 doanh nghiệp so với năm 2005. Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đã góp phần đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, khai thác tiềm năng, giải quyết công ăn việc làm, cải thiện thu nhập cho người lao động.
Công tác xúc tiến, thu hút đầu tư được quan tâm, môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chương trình cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đạt nhiều kết quả quan trọng. Việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nhất là từng bước hoàn thiện chính sách, vận dụng pháp luật đã thu hút được đầu tư phát triển, từng bước nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh. Nhiều nhà đầu tư là tập đoàn kinh tế trong và ngoài nước đã đến tìm hiểu cơ hội đầu tư trên địa bàn tỉnh. Nhiều dự án quy mô lớn đã và đang thực hiện, tạo động lực mới thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh trong thời gian tới. Đến nay, có 210 dự án đăng ký đầu tư, với số vốn đăng ký 82.495 tỷ đồng.
Công tác vận động và thu hút nguồn vốn nước ngoài có tiến bộ. Trong 5 năm, đã thu hút 16 dự án ODA, với tổng số vốn 122,4 triệu USD, đã cấp phép cho ba dự án FDI, với tổng số vốn 14,6 triệu USD, tiếp tục nhận 16,5 triệu USD từ viện trợ phi chính phủ (NGO). Hầu hết các dự án tập trung đầu tư phát triển bền vững, bảo tồn thiên nhiên, khắc phục hậu quả chiến tranh, đào tạo nghề, chăm sóc sức khỏe…góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Công tác quản lý tài nguyên, môi trường được tăng cường, tạo điều kiện thu hút các dự án đầu tư phát triển. Hoàn thành quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001 - 2010 cho 7/7 huyện, thành phố, 157/159 xã, phường, thị trấn. Giới thiệu địa điểm, giao đất, cho thuê đất được triển khai tích cực. Đã hoàn thành công tác dồn điền, đổi thửa, kiểm kê quỹ đất đang quản lý, sử
dụng và đo đạc bản đồ địa chính của các nông, lâm trường, các ban quản lý rừng phòng hộ. Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, khai thác, sử dụng tài nguyên nước đến năm 2020. Đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đô thị đạt 90% số hộ, đất ở nông thôn đạt 91% số hộ. đất sản xuất nông nghiệp đạt 86% diện tích, đất lâm nghiệp đạt 95% diện tích và đạt 97% đất cho các tổ chức. Công tác quản lý, bảo vệ môi trường được chú trọng, chất lượng thẩm định, đánh giá tác động môi trường từng bước được nâng lên. Các dự án, cơ sở sản xuất mới đã được lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, quản lý, kiểm tra, giám sát thực hiện bảo vệ môi trường được tăng cường.
Bên cạnh đó Quảng Bình cũng đã vấp phải những khuyết điểm dẫn đến việc làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của toàn tỉnh.
Tăng trưởng kinh tế chưa thực sự vững chắc, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế còn thấp. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy đạt khá nhưng quy mô nền kinh tế còn nhỏ, GDP bình quân đầu người bằng 65 - 66% so với mức trung bình cả nước. Việc triển khai lập một số quy hoạch chi tiết còn chậm, chưa đồng bộ, chất lượng chưa cao. Quản lý và thực hiện quy hoạch còn nhiều bất cập.
Sản xuất nông nghiệp hàng hóa, ngành nghề nông thôn, thị trường tiêu thụ nông, lâm, thủy sản chậm phát triển. Tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp qua chế biến thấp, chăn nuôi tuy tăng về quy mô, tổng đàn nhưng chưa bền vững. Kinh tế biển còn nhiều mặt yếu, thủy sản chưa thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Chế biến đông lạnh thủy sản hiệu quả thấp. Tình trạng khai thác, buôn bán lâm sản, động vật hoang dã trái phép chưa được ngăn chặn có hiệu quả. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới chưa đáp ứng yêu cầu.
Quy mô sản xuất công nghiệp còn nhỏ, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm còn yếu. Một số dự án công nghiệp chậm được đưa vào sản xuất. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật công nghệ vào
sản xuất còn hạn chế. Cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp chưa đồng bộ. Hiệu quả chương trình phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn còn thấp, một số làng nghề đã được đầu tư nhưng hiệu quả chưa cao. Tiềm năng phát triển du lịch, dịch vụ chưa được khai thác, phát huy có hiệu quả. Chất lượng dịch vụ du lịch tuy có nâng lên, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu, sản phẩm du lịch còn đơn điệu, thiếu sự gắn kết giữa các tua, tuyến, điểm du lịch trong khu vực và cả nước. Đầu tư cơ sở hạ tầng cho các khu du lịch còn chậm. Du lịch chưa thực sự trở thành ngành kinh tế quan trọng có tính đột phá của tỉnh.
Kim ngạch xuất khẩu tăng khá nhưng chưa vững chắc, nguồn hàng không ổn định, hàng hóa xuất khẩu sản xuất từ nguyên liệu tại chỗ còn thấp, xuất khẩu nguyên liệu thô, sơ chế vẫn còn nhiều. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm… mở rộng về nông thôn, miền núi còn chậm. Thu ngân sách từ sản xuất, kinh doanh còn hạn chế, thu trên địa bàn chưa đáp ứng nhu cầu chi. Nguồn vốn đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đầu tư chủ yếu còn dựa vào ngân sách nhà nước, đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và huy động nội lực còn yếu. Công tác giải phóng mặt bằng một số dự án còn chậm. Quản lý xây dựng một số công trình chưa chặt chẽ, năng lực, trách nhiệm của nhiều chủ đầu tư, ban quản lý dự án còn yếu, tiến độ giải ngân chậm. Việc tổ chức thực hiện một số chương trình, dự án ở vùng nông thôn, miền núi còn chậm và chưa tốt, làm lãng phí nguồn lực đầu tư. Môi trường đầu tư kinh doanh mặc dù có được cải thiện nhưng chưa thực sự hấp dẫn, số lượng dự án thu hút đầu tư còn hạn chế. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp sau sắp xếp, đổi mới còn thấp, số lượng doanh nghiệp tư nhân tăng nhanh nhưng doanh nghiệp sản xuất, chế biến còn ít. Kinh tế hợp tác, hợp tác xã còn yếu.
Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có mặt còn hạn chế. Quản lý cấp phép, kiểm tra, giám sát việc khai thác khoáng sản còn thiếu đồng bộ.
Chính vì thực trạng nền kinh tế Quảng Bình như vậy nên đặt ra yêu cầu cấp bách là phải tìm ra những giải pháp phù hợp để có thể khắc phục được những hạn chế nói trên.
2.3.2. Một số giải pháp về kinh tế ở Quảng Bình hiện nay