6. Kết cấu của khóa luận
2.2.2. Những thành tựu đạt được về kinh tế của tỉnh Quảng Bình hiện nay
hiện nay
Những thành tựu và kết quả đạt được của tỉnh Quảng bình trong giai đoạn hiện nay chính là sự kết hợp biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh đã biết vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất vào các lĩnh vực của đời sống xã hội đặc biệt là đối với việc phát triển kinh tế. Vì vậy mà tỉnh Quảng Bình đã đạt được những kết quả thể hiện ở các mặt sau đây:
1. Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
Nông nghiệp: Về trồng trọt thì sản xuất vụ đông xuân những năm gần đây tuy được mùa nhưng vụ hè thu và vụ mùa chịu ảnh hưởng nặng nề của 2 đợt lũ lụt nên năng suất, sản lượng giảm so với những năm trước đây, sản lượng lương thực giảm và không đạt kết quả đề ra.
Diện tích gieo trồng cây hằng năm thực hiện 84.530 ha, tăng 1,3% SCK (so với cùng kỳ). Sản lượng lương thực cả năm 2010 đạt 254,080 tấn, bằng 96% SCK và đạt 96,6% KH (kế hoạch). Các loại cây lâu năm phát triển khá, đặc biệt là cây cao su, hồ tiêu, các loại cây ăn quả có giá trị kinh
tế cao. Tổng diện tích cây lâu năm 18.705 ha, tăng 8% SCK. Nhiều mô hình kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhất là trang trại cao su, trang trại tổng hợp.
Chăn nuôi: Chương trình chăn nuôi tiếp tục phát triển theo định hướng nâng cao chất lượng đàn và đa dạng loại hình chăn nuôi, trong đó chú trọng phát triển chăn nuôi công nghiệp, trang trại, quan tâm cải tạo đàn gia súc, tăng cường kiểm tra, kiểm soát, phòng chống dịch bệnh, xây dựng các vùng an toàn dịch bệnh. Trọng lượng thịt gia súc xuất chuồng tăng 7,3%, nhưng do ảnh hưởng của lũ lụt nên dự kiến đến năm 2010, tổng đàn gia súc, gia cầm giảm. Tỷ trọng giá trị chăn nuôi chiếm 41,9% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.
2. Lâm nghiệp:
Cơ cấu sản xuất lâm nghiệp tiếp tục được đẩy mạnh theo hướng trồng rừng sản xuất và khai thác gỗ từ rừng trồng phát triển khá. Tiếp tục chuyển đổi từ lâm nghiệp quốc doanh sang lâm nghiệp xã hội. Đã tập trung các hạng mục giao khoán bảo vệ, phục hồi bằng khoanh nuôi, chăm sóc rừng trồng và trồng rừng tập trung theo kế hoạch. Diện tích rừng trồng tập trung đạt 5.100 ha, tăng 14,2% SCK và đạt 100% kế hoạch. Trồng cây phân tán 4 triệu cây, đạt 109% KH. Công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng được các cấp, các ngành, các chủ rừng tăng cường và tập trung chỉ đạo tích cực.
Thủy sản: Chương trình thủy sản được đẩy mạnh. Tăng cường đầu tư đóng mới tàu thuyền để khai thác xa bờ với các sản phẩm có giá trị kinh tế cao phục vụ xuất khẩu. Tiếp tục chuyển đổi từ nuôi tôm sú sang nuôi tôm thẻ chân trắng ở những vùng có điều kiện, đồng thời nhân rộng mô hình nuôi cá - lúa. Đặc biệt, đã triển khai một số mô hình nuôi tôm theo công nghệ mới với năng suất cao. Tập trung chỉ đạo, tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất giống mở rộng quy mô và bảo đảm chất lượng, tăng cường kiểm soát chặt chẽ nguồn giống từ bên ngoài vào. Sản lượng thủy sản năm 2010
đạt: 48.567 tấn, tăng 7,2% SCK, đạt 118,2% KH. Chế biến thủy sản phát triển khá. Gắn sản xuất nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới, tập trung chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới: đã thành lập ban chỉ đạo, xây dựng chương trình cụ thể, đề ra mục tiêu kế hoạch đã triển khai thực hiện, phấn đấu đến năm 2015 đạt 20% số xã.
3. Sản xuất công nghiệp:
Sản xuất công nghiệp năm 2010 gặp rất nhiều khó khăn, mặc dù các lợi thế về nguồn nguyên liệu sản xuất và các cơ sở sản xuất công nghiệp hiện có trong tỉnh đã khai thác phát huy, nhưng tốc độ giá trị sản xuất công nghiệp mức tăng trưởng đạt thấp và giảm so với năm trước. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 đạt 3.600 tỷ đồng, tăng 14,2% SCK, bằng 95,1% kế hoạch. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn và tăng 14,2% SCK. Một số dự án sản xuất công nghiệp lớn đang xây dựng như: nhà máy xi măng Áng Sơn 1, Áng Sơn 2, nhà máy xi măng Văn Hóa, … đặc biệt đã khởi công dự án hạ tầng Trung tâm điện lực Quảng Trạch, đây là dự án lớn, quan trọng. Đã tập trung chỉ đạo các ngành, các cấp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, ưu tiên cao nhất trong việc bảo đảm cung cấp điện cho các nhà máy sản xuất để duy trì tốc độ tăng trưởng công nghiệp theo kế hoạch.
Với tiềm năng hiện có, việc phát huy tổng hợp các nguồn lực để phát triển công nghiệp là rất thuận lợi, thúc đẩy đời sống nhân dân phát triển. Tuy vẫn còn những hạn chế nhất định , nhưng với những gì hiện có lực lượng sản xuất ở đây sẽ đóng vai trò quyết định trong việc chuyển dịch kinh tế Quảng Bình, đặc biệt là thành phố Đồng Hới. Trong tương lai, chính những nguồn lực này nó sẽ tạo nên những thay đổi lớn về quan hệ sản xuất đưa đời sống nhân dân ngày càng phát triển. Các khu công nghiệp sẽ là nguyên nhân trực tiếp đem lại những hiệu quả, những thay đổi trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
4. Các ngành dịch vụ
Nội thương: Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ đạt: 8.800 tỷ đồng, tăng 21,3% SCK. Mạng lưới dịch vụ thương mại tiếp tục được củng cố và phát triển mở rộng, với sự tham gia của các thành phần kinh tế. Khai thác có hiệu quả thị trường nội địa, mở rộng thị trường nông thôn, trên cơ sở đẩy mạnh cuộc vận động: “ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, các mặt hàng thiết yếu, mặt hàng chính sách phục vụ đồng bào dân tộc, miền núi được cung ứng kịp thời, đầy đủ. Công tác quản lý thị trường, quản lý giá cả được tăng cường, đặc biệt đã kiểm tra, kiểm soát việc niêm yết công khai và bán hàng theo giá đã niêm yết và chống đầu cơ, nâng giá trong và sau lũ lụt, bình ổn thị trường, giá cả.
Xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu năm 2010 tăng nhanh, đạt 109 triệu USD, vượt 55,7% kế hoạch, tăng 35,5% SCK. Hầu hết các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu giá trị đều tăng khá SCK như: Cao su, gỗ, nhựa thông, quặng ti tan, chế biến thủy sản…, trong đó có sản phẩm dăm gỗ tăng cao ( đạt 14,1 triệu USD).
Nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu đạt 22 triệu USD, tăng 39,8% SCK, bằng 73,2% kế hoạch năm. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên vật liệu, thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất như nhôm, nguyên liệu, gỗ các loại, tân dược và một số hàng hóa khác.
Du lịch: Năm 2010, đã tổ chức nhiều hoạt động như: Khai trương mùa du lịch Quảng Bình, tổ chức tuần văn hóa Đồng Hới, Festival biển và hải đảo, tổ chức sự kiện quốc gia ngày môi trường thế giới. Các hoạt động kỷ niệm 310 năm ngày mất lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh cùng với việc đưa vào sử dụng các tuyến, điểm du lịch mới ( Động Thiên Đường) nên hoạt động du lịch tiếp tục khởi sắc, lượng khách đến tham quan các di tích, danh lam thắng cảnh, lưu trú tại các khách sạn, nhà hàng tăng khá, đạt 846,5 ngàn lượt, tăng 14,2% và doanh thu du lịch, khách sạn, nhà hàng đạt 904 tỷ đồng, tăng 16,7% so cùng kỳ. Hoạt động kinh doanh du lịch đã có nhiều
chuyển biến tích cực, cả về hệ thống nhà hàng, cũng như thái độ chất lượng phục vụ, đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm… nên được khách du lịch có ấn tượng và tình cảm tốt đẹp về vùng đất, con người Quảng Bình.
Các loại hình dịch vụ khác: Hoạt động vận tải nhìn chung đã đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của nhân dân. Các loại hình dịch vụ khác như: Bưu chính, viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khám chữa bệnh, tư vấn pháp luật…tiếp tục phát triển với nhiều sản phẩm mới, có chất lượng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của xã hội.
Giá cả thị trường: Chỉ số giá tiêu dùng dự kiến cả năm tăng 7,9% so với năm 2009, riêng tháng 10 tăng 1,42% do tăng, nhu cầu đồ dùng học tập vào đầu năm học và tác động tăng của giá lương thực, thực phẩm do lũ lụt.
5. Xây dựng cơ bản
Trong năm, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ trong việc tăng cường công tác quản lý đầu tư và xây dựng như: Phân bổ vốn đầu tư sớm, triển khai nhanh các thủ tục chuẩn bị đầu tư, chỉ đạo ráo riết công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, nhất là các công trình quan trọng như dự án nhiệt điện Quảng Trạch, đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, chấn chỉnh việc quản lý tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản…nên tình hình thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2010 đạt khá SCK. Tổng mức vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2010 là 4.239,9 tỷ đồng tăng 26,6% so với năm trước. Trong đó vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đạt 1.600 tỷ đồng, tăng 46% và vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước ước đạt 2.639,9 tỷ đồng, tăng 20,3% SCK.
Tiến độ thực hiện của các công trình, dự án trọng điểm của tỉnh như: Hồ Thác Chuối, công trình thủy lợi Thượng Mỹ Trung, đường ô tô đến trung tâm các xã, chương trình kiên cố hóa các trường, lớp học, xây dựng bệnh viện tuyến huyện… được đẩy mạnh. Đến nay, một số công trình, dự án lớn đã cơ bản hoàn thành như: Cầu Châu Hóa, hồ Rào Đá, hồ sông Thai,
một số tuyến đường về trung tâm các xã, đường nối Trần Hưng Đạo - Lê Lợi, cầu Hải Thành làn 2… Một số công trình đã được khởi công xây dựng như trục đường 60m xã Bảo Ninh, kè phía đông sông Nhật Lệ… Các công trình trọng điểm khác như: Cầu và đường về xã Văn Hóa, tỉnh lộ 16, cầu Nhật Lệ 2, đường nối khu công nghiệp xi măng tập trung Tiến Hóa, văn hóa đến khu kinh tế Hòn La… đã được chỉ đạo quyết liệt để sớm khởi công xây dựng. Song song với việc đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo các Sở, ban ngành, địa phương tích cực làm việc với các Bộ, ngành Trung ương hỗ trợ vốn để triển khai các công trình, dự án, nhất là các công trình, dự án đã được Thủ tướng Chính phủ kết luận cho phép triển khai thực hiện: Công trình vượt lũ, đường khắc phục ngập lụt, cứu nạn, cứu hộ. Nhiều công trình dự án đã được Chính phủ cho phép đầu tư và đang xem xét để đầu tư.
6. Tài chính - tín dụng, ngân hàng.
Tài chính: Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 1.343,3 tỷ đồng, tăng 23,8% dự toán địa phương giao và tăng 13,8% SCK. Hầu hết các khoản thu đều hoàn thành dự toán đề ra, các địa phương đều đạt và vượt dự toán giao.
Tổng chi ngân sách nhà nước ước thực hiện 4.298 tỷ đồng, bằng 138,3% dự toán địa phương, tăng 6,1% SCK. Nhìn chung các khoản chi đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và hoạt động của các cơ quan, đơn vị đảm bảo kịp thời, đầy đủ kinh phí cho các nhiệm vụ thường xuyên, đột xuất, thực hiện chế độ cải cách tiền lương, phòng chống thiên tai, dịch bệnh và thực hành tiết kiệm, phòng chống lãng phí.
Tín dụng: Trong năm 2010, hoạt động ngân hàng tập trung vào việc tiếp tục thực hiện cơ chế cho vay hỗ trợ lãi suất có điều kiện, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, thực hiện cơ chế điều hành sản xuất, chính sách tiền tệ chặt chẽ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả. Đẩy
mạnh huy động vốn, cho vay ( nguồn vốn tăng 33,4% doanh số vay tăng 22,6% SCK) đáp ứng vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh.
7. Kinh tế đối ngoại và xúc tiến đầu tư.
Hoạt động đối ngoại và công tác ngoại vụ: Tiếp tục tập trung tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện giữa Quảng Bình và các tỉnh bạn của nước CHDCND Lào, đặc biệt là hai tỉnh Khăm Muộn và Savannakhẹt, tăng cường quan hệ hợp tác với các tỉnh vùng Đông Bắc Thái Lan, mở rộng quan hệ hợp tác với các khu vực, các nước, các tổ chức quốc tế để tranh thủ khoa học, công nghệ và vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Công tác ngoại vụ, trong năm đã thực hiện công tác quản lý đoàn ra đoàn vào theo đúng quy định. Đã triển khai thực hiện tốt dự án tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào trên địa bàn tỉnh.
Các dự án ODA: Các dự án tiếp tục đẩy mạnh tiến độ thực hiện theo kế hoạch đề ra và tăng cường kiểm tra, giám sát bảo đảm chất lượng công trình. Một số dự án ODA mới đã khởi công xây dựng, các dự án khác đang tiếp tục hoàn thiện thủ tục để thẩm định và để ký hiệp định, cam kết vốn triển khai thực hiện. Dự kiến vốn ODA giải ngân năm 2010 được 439 tỷ đồng, đạt 70% kế hoạch trong đó: Vốn ODA đạt 371 tỷ đồng, vốn đối ứng 86 tỷ đồng. Tuy vậy, một số dự án ODA không đảm bảo tiến độ thực hiện theo kế hoạch. Việc tạo mặt bằng sạch cho các nhà đầu tư còn khó khăn, do tỉnh còn thiếu kinh phí nên nhiều dự án đã đủ điều kiện để triển khai, nhưng tiến độ đầu tư vẫn chậm.
Các dự án NGO: Công tác vận động viện trợ được triển khai tích cực và đạt được một số kết quả. Trong năm 2010, đã tiếp nhận thêm nhiều dự án viện trợ đầu tư cho các lĩnh vực: Giáo dục đào tạo, mua sắm trang thiết bị y tế, cung cấp nước sinh hoạt, hỗ trợ khắc phục hậu quả lũ lụt…dự kiến số tiền các dự án NGO đã giải ngân trong năm đạt 4 triệu USD.
Công tác xúc tiến đầu tư: Tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp đồng bộ để cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, chú trọng cải cách thủ tục hành chính, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, rà soát điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư. Đã chỉ đạo các Sở, ban ngành, địa phương phối hợp Bộ NN&PTNT tổ chức hội thảo xúc tiến đầu tư các dự án ngành nông nghiệp các tỉnh Bắc Trung Bộ và chuẩn bị cho hội thảo xúc tiến đầu tư các dự án FDI các thỉnh Bắc Trung Bộ. Công tác xúc tiến đầu tư năm 2010 tiếp tục đạt kết quả tích cực, nhiều nhà đầu tư đến tìm hiểu cơ hội đầu tư ở tỉnh. Đã tổ chức sơ kết hai năm thực hiện thỏa thuận hợp tác đầu tư giữa UBND tỉnh Quảng Bình với tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam để đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư trọng điểm, trong đó đã khởi công dự án xây dựng cơ sở hạ tầng của trung tâm nhiệt điện Quảng Trạch, một dự án động lực của tỉnh trong kế hoạch 5 năm tới 2011- 2015. Trong năm, đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 55 dự án với tổng mức đầu tư 2.100 tỷ đồng, thuộc các ngành, lĩnh vực vật liệu xây dựng, khoáng sản, thể thao giải trí và du lịch nghỉ dưỡng, nuôi trồng thủy sản, thương mại và một số dịch vụ khác. Đi đôi, đã chỉ đạo các sở, ban ngành để đẩy nhanh tiến độ, đồng thời xem xét thu hồi giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của một số dự án do triển khai chậm, chiếm quỹ đất.
8. Phát triển các thành phần kinh tế.
Công tác đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước: đã cơ bản hoàn thành