ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ 2.1 Vài nét khái quát về tỉnh Quảng Trị

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm mác xit về tôn giáo và “chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của việt nam” chống các âm mưu, hành động lợi dụng tôn giáo ở quảng trị trong giai đoạn hiện nay (Trang 37 - 40)

2.1. Vài nét khái quát về tỉnh Quảng Trị

Quảng Trị là tỉnh ven biển thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam. Phía bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía tây giáp nước Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào, phía đơng giáp biển Đơng. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Đông Hà, nằm cách thủ đô Hà Nội 598 km về phía nam, và cách thành phố Hồ Chí Minh 1.112 km về phía bắc. Nơi đây có sơng Bến Hải và cầu Hiền Lương, giới tuyến chia cắt hai miền Nam - Bắc Việt Nam trong suốt 21 năm (1954 - 1975).

2.1.1. Lịch sử

Từ thời Hùng Vương - An Dương Vương, vùng đất Quảng Trị nằm trong bộ Việt Thường của Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc. Đầu “thời đấu tranh giành độc lập dân tộc” (từ năm 179 Trước Công nguyên đến năm 192), Quảng Trị thuộc đất quận Nhật Nam. Cuối thế kỷ thứ 2, Trung Quốc rơi vào tình trạng loạn lạc, nhân dân quận Nhật Nam đã cùng nhân dân trong vùng Tượng Lâm nổi dậy khởi nghĩa giành quyền tự chủ. Khởi nghĩa đã giành thắng lợi lấy tên nước là Lâm ấp (từ đèo Hải Vân đến đèo Ngang).

Sau khi giành được độc lập tự chủ, quốc gia phong kiến Đại Việt đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt. Để loại trừ mọi uy hiếp ở phía Nam và phá tan âm mưu của nhà Tống cấu kết với Chămpa đánh phá Đại Việt, năm 1069, vua Lý Thánh Tông thân chinh thống lĩnh 5 vạn quân cùng Lý Thường Kiệt đi tiên phong đánh thẳng vào Kinh đô Chà

Bàn, bắt được vua Chămpa là Chế Củ đưa về Thăng Long. Để chuộc tội, Chế Củ xin dâng 3 châu: Bố Chính, Đại Lý và Ma Linh cho Đại Việt. Vua Lý Thánh Tơng nhận 3 châu đó rồi tha cho Chế Củ về nước.

Nhà Lý đổi châu Đại Lý thành châu Lâm Bình, châu Ma Linh thành châu Minh Linh. Châu Minh Linh thuở ấy là vùng đất từ Cửa Việt trở ra phía Bắc, trong đó có các huyện: Gio Linh, Cam Lộ, Đa Krơng, một phần đất của thị xã Đơng Hà, Hướng Hóa và Vĩnh Linh hiện nay.

Năm 1306, vua Chăm là Chế Mân dâng biểu cầu hôn lên vua Trần Anh Tông xin cưới công chúa Huyền Trân và dâng 2 châu: Châu Ô và châu Rí (Lý) làm vật sính lễ. Vua Trần bằng lịng gả cơng chúa Huyền Trân cho vua Chế Mân và nhận hai châu: Ô, Rí. Năm 1309, nhà Trần đổi châu Ô thành Thuận Châu, châu Rí thành Hóa Châu. Thuận Châu chính là dải đất từ sơng Hiếu - Cửa Việt trở vào phía Nam, trong đó có các huyện: Hải Lăng, Triệu Phong, thị xã Quảng Trị và một phần đất thành phố Đông Hà ngày nay. Năm 1558, Nguyễn Hoàng được vua Lê Anh Tơng sai vào trấn thủ Thuận Hóa, đóng Dinh Cát ở Ái Tử. Từ đây vùng đất Thuận Hóa thuộc khu vực "Đàng Trong" của các chúa Nguyễn. Trong quá trình phân tranh Trịnh - Nguyễn, với yêu cầu nhanh chóng củng cố và mở rộng thế lực, các chúa Nguyễn đã áp dụng những chính sách kinh tế, xã hội tích cực hơn so với tập đoàn phong kiến Trịnh (Đàng Ngoài). Họ cho phép người nước ngoài nhập cư vào Đàng Trong, đặc biệt là người Hoa... Hàng loạt tụ cư của người Hoa với lối sống và phương thức làm ăn của họ đã làm phong phú hoạt động kinh tế, xã hội Đàng Trong. Nhờ có tướng tài, binh mạnh, lũy vững nên quân Nguyễn đã chặn được quân Trịnh ở các chiến lũy trên đất Quảng Bình, lấy sơng Gianh làm giới tuyến chia cắt nước ta ngày ấy thành Đàng Trong, Đàng Ngoài.

Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn (1771 - 1786) bùng nổ, Nguyễn Huệ ra dựng nghiệp ở Phú Xn - Thuận Hóa và là người có cơng xóa bỏ ranh giới sơng Gianh, xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong, Đàng Ngoài.

Ngày 1-6-1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua đặt niên hiệu Gia Long, đã lập dinh Quảng Trị bao gồm đất đai các huyện: Hải Lăng, Đặng Xương (tên cũ là Vũ Xương), Minh Linh và đạo Cam Lộ. Năm 1806, Quảng Trị trở thành dinh trực lệ kinh sư Huế. Năm 1822, đặt châu Hướng Hóa lệ thuộc đạo Cam Lộ. Năm 1827, dinh Quảng Trị đổi là trấn Quảng Trị. Năm 1832, trấn Quảng Trị đổi là tỉnh Quảng Trị. Năm 1853, hợp nhất tỉnh Quảng Trị với phủ Thừa Thiên thành đạo Quảng Trị.

Năm 1876, lập lại tỉnh Quảng Trị. Ngày 3-5-1890, toàn quyền Đông Dương ra Nghị định hợp Quảng Trị với tỉnh Quảng Bình thành tỉnh Bình Trị. Ngày 23-1-1896, tồn quyền Đơng Dương ra Nghị định rút Quảng Trị ra khỏi địa hạt thuộc quyền công sứ Đồng Hới, cùng Thừa Thiên dưới quyền cơng sứ Trung Kỳ, đặt một phó Cơng sứ đại diện cho Khâm sứ ở Quảng Trị. Năm 1900, tồn quyền Đơng Dương ra Nghị định tách Quảng Trị ra khỏi Thừa Thiên lập thành một tỉnh riêng biệt gồm 4 phủ: Triệu Phong (Thuận Xương cũ), Hải Lăng, Vĩnh Linh (Chiêu Linh cũ), Cam Lộ và huyện Gio Linh. Ngày 17-2-1906, tồn quyền Đơng Dương ra Nghị định thành lập thị xã Quảng Trị (tỉnh lỵ). Năm 1908, phủ Cam Lộ tách 3 tổng người Kinh lập thành huyện Cam Lộ và 9 tổng người dân tộc thiểu số lập thành huyện Hướng Hóa...

Sau Hiệp định Giơnevơ (ký kết ngày 20-7-1954), sông Bến Hải được chọn làm giới tuyến quân sự tạm thời, tỉnh Quảng Trị tạm thời chia làm hai vùng: Vùng bờ nam sông Bến Hải là tỉnh Quảng Trị, gồm các huyện: Hải Lăng, Triệu Phong, Cam Lộ, Gio Linh, Hướng Hóa, xã Vĩnh Liêm và một phần của xã Vĩnh Sơn (Vĩnh Linh), thị xã Quảng Trị, do chính quyền miền Nam quản lý (thuộc chế độ thực dân kiểu mới của Mỹ); hơn 3/4 địa bàn và dân cư của huyện Vĩnh Linh ở phía bắc Vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải) do Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quản lý, được thành lập đặc khu (Khu vực Vĩnh Linh). Khu vực Vĩnh Linh tương đương đơn vị hành chính cấp tỉnh, trực thuộc Trung ương (nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa).

Sau ngày miền Nam hồn tồn giải phóng (30-4-1975), Tổ quốc thống nhất, tỉnh Quảng Trị và đặc khu Vĩnh Linh cùng cả nước bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Từ tháng 3-1976, thực hiện Quyết định của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Quảng Trị cùng hai tỉnh Quảng Bình, Thừa Thiên và đặc khu Vĩnh Linh hợp nhất thành tỉnh mới là Bình-Trị-Thiên. Tháng 7-1989, Quốc hội nước Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (khóa VIII, kỳ họp thứ 5) quyết định chia tỉnh Bình-Trị-Thiên thành 3 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

Ngày 1-7-1989, Quảng Trị trở thành đơn vị hành chính cấp tỉnh thuộc Trung ương. Từ năm 1990, có sự thay đổi về địa giới và tên gọi một số huyện, thị xã như sau: Huyện Bến Hải được tách ra thành lập hai huyện: Vĩnh Linh, Gio Linh; thị xã Đông Hà tách ra thành lập huyện Cam Lộ và thị xã Đông Hà (tỉnh lỵ Quảng Trị); huyện Triệu Hải tách ra thành lập hai huyện: Hải Lăng, Triệu Phong và thị xã Quảng Trị. Năm 1996, huyện Hướng Hóa tách ra thành lập hai huyện mới Đakrơng và Hướng Hóa. Từ năm 2000, tồn tỉnh có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, thị xã (trong đó có 7 huyện, 2 thị xã), có 136 xã, phường và thị trấn.

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm mác xit về tôn giáo và “chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của việt nam” chống các âm mưu, hành động lợi dụng tôn giáo ở quảng trị trong giai đoạn hiện nay (Trang 37 - 40)