động lợi dụng các tôn giáo (Phật giáo và Thiên chúa giáo)
Trước hết là đổi mới về nhận thức, đối sách trong công tác tôn giáo và đấu tranh chống địch lợi dụng tơn giáo. Sau khi có nghị quyết 24 của Bộ Chính trị, Nghị định 69/HĐBT và gần đây nhất là là NQ 25-TW, cấp ủy đã có sự chỉ đạo lãnh đạo chặt chẽ các lực lượng chức năng từ cấp tỉnh đến phường xã, từng bước đổi mới nhận thức về vấn đề tôn giáo, âm mưu địch lợi dụng tôn giáo và đối sách của ta. Đặc biệt là lực lượng trực tiếp làm công tác đấu tranh chống địch lợi dụng tôn giáo đã nhận thức được rõ rằng tôn giáo là một vấn đề chính trị xã hội phức tạp, mang tính quần chúng rộng rãi, tồn tại khách quan lâu dài. Thực tiễn cách mạng cho thấy các thế lực thù địch luôn luôn lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá cách mạng, quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân (điều này được Pháp luật bảo vệ). Chính vì thế khi giải quyết vấn đề có liên quan đến tơn giáo thì phải hết sức thận trọng. Khơng nóng vội, thơ bạo, cưỡng ép mà luôn luôn tỉnh táo, khôn khéo, tuân thủ chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước.
Trong đấu tranh chống địch lợi dụng tôn giáo, các cơ quan chức năng đã không ngừng nâng cao nhận thức về âm mưu, thủ đoạn hoạt động của các loại đối tượng trong tình hình mới và phân biệt rõ hoạt động tôn giáo thuần túy với hoạt động chính trị phản động lợi dụng tôn giáo, hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ pháp luật và hoạt động trái phép, từ đó tính tốn đối sách sát đúng, khơng gây xáo trộn tình hình, vừa đảm bảo nhu cầu tự do tín ngưỡng của quần chúng nhân dân vừa giữ vững tình hình an ninh chính trị ở địa phương.
Tuy nhiên, tại một số địa phương (cấp phường, xã) vẫn còn một số cán bộ nhận thức chưa được đầy đủ về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với cơng tác tơn giáo trong tình hình mới. Do đó, đã dẫn đến tình trạng cản trở hoặc gây khó khăn cho hoạt động tơn giáo thuần túy được pháp luật cho phép, hoặc giải quyết các vấn đề liên quan đến tôn giáo một cách máy móc, cứng nhắc, kém hiệu quả.
Những kết quả đã đạt được thể hiện trên hai phương diện: Vừa phòng ngừa ngăn chặn và đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu hoạt động của địch lợi dụng tôn giáo, vừa bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân, góp phần đắc lực vào sự nghiệp đổi mới và phát triển của tỉnh nhà. Cụ thể là:
• Cơng tác nắm tình hình
Các lực lượng trinh sát của cơ quan chức năng đã nắm chắc âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của địch và các đối tượng trong Phật giáo, từ đó xác định địa bàn, đối tượng trọng điểm để tập trung công tác trinh sát, chủ động phát hiện nhiều tình hình phục vụ cho cơng tác đối sách của ta đạt hiệu quả như hoạt động tuyên truyền, tán phát tài liệu nội dung xấu, hoạt động xây dựng, tu sửa chùa chiền trái phép, hoạt động nhằm khôi phục lại các tổ chức tôn giáo cũ bất hợp pháp (Phật giáo Ấn Quang) và các hoạt động mở lớp đào tạo, từ thiện... không tuân theo các quy định của Nhà nước. Ngồi ra, cơng tác nắm tình hình cịn phát hiện được những sơ hở, thiếu sót của ta trong việc thực hiện chính sách tơn giáo và công tác quản lý của Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh, chủ động đề xuất các biện pháp khắc phục kịp thời.
• Cơng tác vận động quần chúng giáo dân, phật tử xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Quán triệt quan điểm đổi mới của Đảng mà Nghị Quyết 24 của Bộ Chính trị đã nêu: “Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng”, các cơ quan chức năng đã nhận thức rõ vai trò to lớn và ý nghĩa sâu sắc của công tác vận động quần chúng. Từ đó đã
tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp thơng qua các hình thức, biện pháp khác nhau để giáo dục, giác ngộ chính trị và nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng cho quần chúng, làm cho đồng bào giáo cũng như lương yên tâm tin tưởng vào đường lối chính sách của Đảng, tích cực tham gia các phong trào cách mạng ở địa phương, đồng thời thường xuyên chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho quần chúng giáo dân, tạo điều kiện cho họ thực hiện quyền tự do, tín ngưỡng theo đúng chính sách pháp luật.
Qua công tác vận động quần chúng, ta đã tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của giáo dân, của Phật tử, vạch mặt số xấu, cô lập số cực đoan chống đối, loại trừ những nhân tố địch có thể lợi dụng kích động chống phá. Cũng qua đó mà ta càng hiểu sâu hơn tâm tư nguyện vọng của quần chúng, chủ động tham mưu cho cấp ủy, cách giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến Phật giáo, tuyển chọn được nhiều người tốt phục vụ cho cách mạng.
Có thể khẳng định rằng: Cơng tác vận động quần chúng xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc trong vùng đồng bào Phật giáo cũng như các tôn giáo khác là một công tác chiến lược cơ bản, làm nền tảng cho công tác đấu tranh chống địch lợi dụng tôn giáo. Và công tác đấu tranh chống địch lợi dụng tôn giáo chỉ thành công trên cơ sở làm tốt cơng tác vận động quần chúng. Nó vừa mang tính phịng ngừa, chủ động tiến cơng địch tồn diện, sâu sắc vừa có ý nghĩa chiến lược lâu dài.
• Cơng tác tranh thủ, phân hóa giáo sĩ, chức sắc trong tơn giáo
Thực tiễn công tác đấu tranh chống địch lợi dụng tôn giáo cho ta thấy: Địch lợi dụng tôn giáo trước hết là lợi dụng giáo sỹ, chức sắc các tôn giáo, dùng họ để chi phối, hướng lái quần chúng thực hiện ý đồ chính trị xấu. Nếu ta nắm được giáo sỹ, chức sắc thì sẽ làm chủ được tình hình, làm mất cơ sở mà địch có thể lợi dụng hoặc chú ý lợi dụng khi có thời cơ. Đặc biệt thời gian qua vấn đề này ta đã tiến hành rất công phu, nhất là đối với số có vai trị, vị trí trong giáo hội. Đa số các chức sắc trong Ban Trị sự Phật giáo tỉnh đã được tranh thủ, cảm hóa và phát
huy tác dụng tốt trong việc điều hành hoạt động của giáo hội theo hướng “tốt đời, đẹp đạo”.
Với phương châm “dùng nội bộ giáo hội để giải quyết những vấn đề giáo hội”, thông qua công tác tranh thủ ta đã sử dụng họ đứng ra giải quyết nhiều vấn đề nổi lên như khiếu kiện, tranh chấp đất đai, có nguy cơ phát sinh điểm nóng, có hiệu quả êm gọn, giữ ổn định tình hình.
Cách làm của ta là tích cực tiếp xúc, đối thoại với từng người. Trên cơ sở phân loại hàng ngũ giáo sỹ, chức sắc mà đề ra nội dung kế hoạch tiếp xúc cụ thể. Trong đó lấy thuyết phục cảm hóa là chính, thực sự gần gũi họ, hiểu và thông cảm với họ, quan tâm giải quyết thỏa đáng những mặt tích cực, hạn chế tiêu cực, chân tình động viên, khuyên bảo họ tuân thủ chính sách pháp luật, đồng thời nhắc nhở, uốn nắn những việc làm sai. Điều cốt lõi là làm cho họ nhận thức được lẽ phải, thấy được điều sai để họ tự giác chấp hành chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sống tốt đời, đẹp đạo. Với ý nghĩa đó, phương châm của ta là tranh thủ những ai có thể tranh thủ được. Đây cũng là một vấn đề then chốt trong công tác đấu tranh chống địch lợi dụng Phật giáo.
Thực tiễn mấy năm qua, cơ quan chức năng đã trực tiếp đấu tranh làm thất bại nhiều hoạt động lợi dụng tôn giáo trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Cụ thể là: đấu tranh làm thất bại ý đồ và hoạt động nhằm phục hồi Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất của Thích Hải Tạng và đồng bọn. Khởi tố bắt xử lý Hải Tạng trước pháp luật. Tấn cơng chính trị làm vơ hiệu hóa số tay chân cốt cán của y, vơ hiệu hóa các quan hệ móc nối chỉ đạo của số đối tượng trong và ngoài địa bàn, kịp thời phát hiện đấu tranh ngăn chặn các hoạt động phát tán tài liệu, thư tín, kinh sách bất hợp pháp, mở lớp đào tạo GĐPT (Gia đình Phật tử) trái phép...
Cơng tác đấu tranh chống địch lợi dụng Phật giáo và GĐPT trên địa bàn đã thực sự góp phần làm ổn định tình hình an ninh trật tự, phục vụ đắc lực vào sự nghiệp đổi mới và phát triển của tỉnh nhà.