Thực trạng tình hình các tôn giáo trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm mác xit về tôn giáo và “chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của việt nam” chống các âm mưu, hành động lợi dụng tôn giáo ở quảng trị trong giai đoạn hiện nay (Trang 44 - 50)

Quảng Trị

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có 03 tổ chức tôn giáo đang hoạt động và được chính quyền công nhận tư cách pháp nhân là Phật giáo, Công giáo và Tin Lành. Tổng số tín đồ các tôn giáo khoảng 88.773/597.985 dân số, chiếm 14,8% dân số trên toàn tỉnh.

Hầu hết, các huyện, thị xã trong tỉnh đều có đồng bào theo đạo, sống tập trung chủ yếu ở các huyện Triệu Phong, Hải Lăng, Hướng Hóa, Đakrơng, thị xã Quảng Trị và thành phố Đơng Hà.

Ngồi ra, tình hình tín ngưỡng dân gian ở Quảng Trị cũng khá đa dạng nhưng phổ biến là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Gần đây các tập tục, hủ tục mê tín cũng đang phát triển. (Ở Quảng Trị đã xuất hiện một số tà giáo, tạp giáo như “Thanh Hải vô thượng sư”; “Ngọc Phật Hồ Chí

Minh”; “Đức Thánh Mẫu”; “Phật giáo Việt Nam thống nhất” hoạt động lén lút đã được phát hiện và đấu tranh ngăn chặn kịp thời)

Là một tỉnh có các tơn giáo hình thành khá sớm, đồng thời Quảng Trị lại là nơi đụng đầu lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đầy gian khổ hy sinh, ác liệt và lâu dài, do đó cơ sở hạ tầng nói chung và cơ sở thờ tự của các tơn giáo nói riêng đều bị chiến tranh hủy diệt. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đa số nhân dân nói chung và đồng bào có đạo nói riêng đều sơ tán ra các tỉnh miền Bắc, hoặc di tản vào các tỉnh miền Nam để lánh nạn, sinh sống và thực hiện tín ngưỡng. Lúc bấy giờ, Quảng Trị chỉ còn lại một mảnh đất bom cày, đạn xới, dân cư thưa thớt, làng xóm xơ xác, điêu tàn.

Năm 1972, Quảng Trị được giải phóng, nhân dân đi sơ tán trở lại quê hương. Sau 30/04/1975, khi miền Nam hồn tồn giải phóng, đất nước hịa bình, thống nhất, số đơng đồng bào di tản vào Nam trở về quê hương trên đống tro tàn đổ nát, đời sống gặp mn vàn khó khăn. Nhưng được sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp, nhân dân nói chung, đồng bào có đạo nói riêng đã đồn kết cùng nhau tập trung vào xây dựng, ổn định cuộc sống mới và thực hiện tín ngưỡng của mình. Đặc biệt là trong q trình thực hiện cơng cuộc đổi mới do Đảng ta khỏi xướng và lãnh đạo đã làm cho đồng bào có đạo ngày càng thêm phấn khởi, yên tâm, tin tưởng vào chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước... các tổ chức tôn giáo dần dần củng cố và phục hồi, có nơi hoạt động gia tăng hơn trước.

Các chức sắc trong các tôn giáo ở Quảng Trị phần lớn đang hành đạo ở các tỉnh trong nước và nước ngồi, do dó tơn giáo Quảng Trị ln có mối liên hệ mật thiết với các chức sắc tôn giáo ở các nơi trong nước và nước ngoài, nhất là quan hệ thư tín, điện tín, tiền hàng ngày càng gia tăng.

Các tổ chức tôn giáo ở Quảng Trị lại thuộc địa phận Huế - Trung tâm tơn giáo miền Trung - do đó các hoạt động tơn giáo ở Quảng Trị phần lớn chịu ảnh hưởng của giáo phận Huế.

“Trong những năm qua, một số chức sắc và phần tử xấu trong các giáo hội đã lợi dụng tín ngưỡng để lôi kéo một số tín đồ chống lại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Mặt khác, âm mưu của đế quốc Mỹ và các thế lực thù địch là tìm mọi cách tác động vào các tơn giáo, tiếp tay cho phần tử xấu trong các giáo hội, hòng gây những biến động phản cách mạng, kích động quần chúng chống lại Đảng và nhà nước ta”[19; 12]. Trong đó, chủ yếu là lợi dụng đồng bào Công giáo, Tin lành và Phật giáo.

2.2.1. Công giáo

Đạo Công giáo là một trong 3 tôn giáo lớn của thế giới được truyền bá vào Quảng Trị đầu thế kỷ XVII, tồn tại và phát triển trong bối cảnh lịch sử đầy biến động.

Quảng Trị có hai hạt Cơng giáo là Hạt Dinh Cát (Quảng Trị) và Hạt Đất Đỏ (Cửa Tùng- Vĩnh Linh) được xác lập đầu tiên, do linh mục Diegô Aduarate thuộc Dòng Đa Minh (do Đa Minh đệ Guzman người Tây Ban Nha) sáng lập từ thế kỷ XVIII).

Năm 1615, linh mục Phanxicơ Buzơni thuộc dịng Tên (Jêsuites), còn gọi là dòng chúa Giêsu, do Inhaxie de Loyela sáng lập từ năm 1540, từ Trung Quốc đến Cửa Hàn (Đà Nẵng), sau đó ra Dinh Cát dâng lễ lên Sãi vương, Chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã ban một tờ chiếu cho phép ông tự do giảng đạo từ Quảng Bình đến Phú Yên. Thời gian đầu các tu sỹ dòng Tên (là một dịng truyền giáo có kinh nghiệm) đã thành lập những xứ đạo đầu tiên như Dương Lệ, Bố Liêu, Trà Bát thuộc giáo phận Huế.

Theo tài liệu của Thánh bộ truyền giáo thì đến cuối thế kỷ XVII tồn xứ Dinh Cát có 37 họ đạo.

Cũng trong khoảng thời gian đó ở xứ Cửa Tùng (Vĩnh Linh), đặc biệt là các thơn sát biển đã có những họ đạo, xứ đạo khá lớn tương đương với các họ đạo ở Dinh Cát. Trong đó nổi tiếng nhất là xứ Di Loan do các linh mục dòng Tên thành lập vào khoảng giữa thế kỷ XVII.

Cuối thế kỷ XVIII đã xảy ra một sự kiện có tác động sâu sắc đến đời sống tinh thần và tâm linh của giáo dân ở Quảng Trị, sau đó được lan truyền ra khắp cả nước và quốc tế. Đó là sự kiện Đức Mẹ hiện hình tại La Vang (thuộc xã Hải Phú, huyện Hải Lăng hiện nay).

Câu chuyện xảy ra năm 1798, khi vua Cảnh Thịnh đang trị vì đất nước, đóng đơ ở Phú Xn (Huế). Khi đó ở phía Nam, Nguyễn Ánh được người Pháp ủng hộ đánh mạnh ra Qui Nhơn, Đà Nẵng. Vua Cảnh Thịnh bắt được một bức thư mật của Nguyễn Ánh gửi cho một giám mục người Pháp ở Quảng Trị, tên là Gioan Labartette, nhờ giúp đỡ cho quân Pháp đổ bộ vào Phú Xuân, cho nên vua Cảnh Thịnh đã ra lệnh cấm đạo Công giáo gắt gao và cho quân lùng bắt, tàn sát các cố đạo và giáo dân. Một số giáo dân thuộc họ đạo Cổ Vưu, Thạch Hãn chạy vào La Vang - một xóm rẫy héo lánh, cây cối um tùm có nhiều lá vằng cách thị xã Quảng Trị 7 km về phía Tây Nam - Một đêm, sau khi họ tổ chức cầu nguyện, một chị giáo dân nằm mộng chiêm bao thấy Đức Mẹ hiện ra. Đức Mẹ ngỏ lời cứu giúp, bảo hái lá vằng sắc uống sẽ lành bệnh và hứa từ nay về sau nếu gặp nạn hãy đến cầu khấn tại chốn này thì sẽ được ban ơn phù hộ.

Tin Đức Mẹ hiện ra ở La Vang (từ chữ “lá vằng”) từ đó được lan nhanh và không chỉ ở trong lúc cấm đạo mà cả khi bình thường giáo dân ở Quảng Trị cũng đến đó để cầu nguyện, mỗi khi có hoạn nạn, ốm đau.

Suốt gần 100 năm đầu, La Vang chỉ là vấn đề tín ngưỡng của người dân địa phương. Đến cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm chiếm xong nước ta, đạo Cơng giáo đã trở thành có thế lực, phân định giáo xứ, giáo phận Huế bắt đầu đề cập và quan tâm đến La Vang. Giám mục Gasper (Lộc) cai quản giáo phận Huế từ 1880 đến 1907, là người đầu tiên lấy quyền Giám mục thừa nhận vấn đề La Vang. Ông đã ra lệnh cho các linh mục xứ Cổ Vưu kiêm họ giáo La Vang, cất một nhà thờ ngói ở La Vang để tôn kính Đức Mẹ. 15 năm sau nhà thờ được xây dựng xong. Lễ khánh thành vào năm 1901 cũng là Đại hội La Vang lần thứ nhất. Từ đó đến nay, trừ những năm biến động vì chiến tranh, cứ hàng năm có

kiệu La Vang (3 năm một lần lễ lớn), toàn bộ giáo dân trong nước và cả nước ngoài về tham dự Đại hội Hành hương La Vang.

Năm 1923, một nhà thờ mới được xây cất lớn hơn, và vấn đề La Vang được Giáo hội Công giáo nâng lên thành vấn đề toàn quốc.

Năm 1928, Đại hội La Vang lần thứ 9 và cũng là đại hội đầu tiên mang tính tồn quốc, có 3 vạn giáo dân và nhiều linh mục ở cả 3 miền về dự.

Sau hiệp định Geneve 1954, La Vang ở nam Vĩ tuyến 17, do âm mưu của đế quốc Mỹ và thúc ép của Giáo hội, trên 5.000 giáo dân ở khu vực Vĩnh Linh và hầu hết giáo dân ở Di Loan (Cửa Tùng) đã di cư vào vùng giáo dân La Vang, làm cho La Vang trở nên đơng đúc. Nhà dịng Di Loan với 45 nữ tu cũng kéo vào.

Năm 1955, linh mục Trần Văn Tường quản xứ La Vang, cho xây một “linh đài Đức Mẹ” ở 3 gốc cây đa, một nhà thờ lớn bên cạnh nhà thờ cũ và một nhà xứ 2 tầng đủ chỗ cho 100 linh mục về tĩnh tâm.

Năm 1960, Hội đồng Giám mục Việt Nam được thành lập thì vấn đề La Vang được báo cáo lên tịa thánh Vatican. Giáo hồng Gioan 23 đã gửi tặng La Vang một cây nến. Lễ rước cây nến này rất lớn vào tháng 3 năm 1960.

Ngày 13/4/1961, Hội đồng Giám mục miền Nam quyết định lấy nhà thờ La Vang làm đền thờ toàn quốc dành hiến trái tim Đức Mẹ, đồng thời quyết định La Vang là “Trung tâm Thánh Mẫu”.

Ngày 8/8/1961, Hội đồng Giám mục miền Nam họp tại Đà Nẵng tiến thêm một bước nữa là quyết định xin Tòa thánh nâng đền thờ La Vang lên thành “Vương cung Thánh đường”. Những quyết định trên được tòa thánh Vatican hoan nghênh và chấp nhận. Từ đó La Vang khơng những là vấn đề quốc gia mà trở thành một trong 3 nơi trên thế giới trở thành trung tâm tôn giáo tín ngưỡng Thiên Chúa quốc tế.

Đạo Công giáo Quảng Trị tập trung chủ yếu ở huyện Hải Lăng, Triệu Phong, thị xã Quảng Trị, và là một hạt của giáo phận Huế.

Trong chiến tranh chống Mỹ, nhiều nhà thờ bị tàn phá nặng nề. Phần lớn giáo dân chạy vào các tỉnh phía Nam. Sau ngày giải phóng 1975, họ đã trở về quê cũ, dần dần ổn định và thực hiện việc đạo.

Hiện nay tồn tỉnh có gần 11.037 tín đồ, chiếm 1,84% dân số toàn tỉnh (tăng lên nhanh so với năm 1998 là 1,30%). Có 17 linh mục, 46 nữ tu. Có 34 nhà thờ, nhà nguyện và 81 xứ họ đạo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tín đồ Công giáo ở Quảng Trị đa số là nơng dân nghèo, sống hịa thuận trong cộng đồng dân cư. Nhiều vùng có đơng đồng bào theo đạo, bà con giáo dân đã nâng cao đời sống vật chất tinh thần, góp phần xây dựng quê hương...

Song, do q trình tồn tại và phát triển, đạo Cơng giáo đã bị bọn thực dân, đế quốc và các thế lực thần quyền khống chế, lợi dụng để chống phá dân tộc và cách mạng, đã làm nảy sinh những vấn đề phức tạp và những mặc cảm trong đồng bào giáo dân cũng như đồng bào không theo Công giáo.

Thái độ và hoạt động chủ yếu của các linh mục và làm mục vụ: Sau ngày miền Nam mới giải phóng họ thường sống khép kín, dè dặt. Có người cịn tỏ ra cực đoan, mặc cảm nặng nề với chính quyền. Nhưng dần dần do tác động của những chủ trương, chính sách tôn giáo đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, các linh mục, nữ tu ngày càng sống cởi mở, mềm dẻo và cũng bớt mặc cảm đối với chính quyền, có người đã tham gia các hoạt động xã hội, tham gia Hội đồng nhân dân và Ủy ban Mặt trận các cấp.

Mặt khác, trước bối cảnh mới, được sự chỉ đạo của Vatican và Hội đồng Giám mục Việt Nam, đa số các linh mục ở hạt Quảng Trị đều có tư tưởng “thích nghi, ơn hịa”. Họ tỏ ra khơn khéo, thận trọng hơn trong các mối quan hệ với chính quyền để giải quyết các công việc của giáo hội. Một số linh mục tỏ thái độ cởi mở, mạnh dạn bày tỏ tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của mình đối với chính quyền.

Từ ngày linh mục Toại được bổ nhiệm làm quản xứ La Vang (1996), nhà thờ La Vang trực thuộc Tòa Tổng Giám mục Huế, trong đội

ngũ linh mục có sự phân hóa. Giữa các linh mục thiếu sự thống nhất, không vâng phục nhau và thối thác cơng việc giáo hội cho nhau. Tuy nhiên, họ vẫn thống nhất với nhau ở mục tiêu quan trọng là xây dựng giáo hội mạnh về mọi mặt theo theo đường hướng của Vatican và Hội đồng Giám mục Việt Nam.

Mọi hoạt động của giáo hội đều tập trung phát triển thế lực, củng cố tổ chức, củng cố đức tin, đẩy mạnh đào tạo giáo sỹ tích cực hoạt động từ thiện nhằm gây thân thế, từng bước đòi quyền tự do của giáo hội. Một số linh mục tìm mọi cách ngăn chặn linh mục tiến bộ tham gia vào Ủy ban điều khiển Công giáo và Hội đồng Nhân dân các cấp. Một số nhà thờ đã tổ chức lớp học không đúng các quy định của Nhà nước, hoặc tổ chức đưa một số con em kể cả số trẻ em đồng bào dân tộc Vân Kiều vào các trường tôn giáo phía Nam không thông qua chính quyền các cấp.

Ở Quảng Trị so với các nơi khác, Công giáo không lớn, nhưng là một địa danh đặc biệt quan trọng đối với cả nước và thế giới. Đó là nhà thờ La Vang là nơi “Đức Mẹ hiện hình” được giáo hội coi là “Trung tâm thánh Mẫu toàn quốc”, Vatican coi là “Vương cung thánh đường”. Do vậy, những năm gần đây, nhất là từ khi Tổng giám mục Têphanô Nguyễn Như Thể được bổ nhiệm làm giám quản Tòa Tổng Giám mục Huế, vấn đề tái thiết La Vang được Vatican, Giáo hội Cơng giáo Việt Nam và Tịa Tổng Giám mục Huế đặc biệt quan tâm. Đại hội Hành hương La Vang ngày càng được tổ chức với quy mô lớn, thu hút đông đảo giáo sỹ, giáo dân trong và ngoài nước đến dự. Thơng qua đó, khuyếch trương vấn đề La Vang và nâng tầm La Vang lên thành vấn đề tơn giáo tồn cầu.

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm mác xit về tôn giáo và “chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của việt nam” chống các âm mưu, hành động lợi dụng tôn giáo ở quảng trị trong giai đoạn hiện nay (Trang 44 - 50)