Đạo Tin Lành

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm mác xit về tôn giáo và “chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của việt nam” chống các âm mưu, hành động lợi dụng tôn giáo ở quảng trị trong giai đoạn hiện nay (Trang 50 - 58)

Do bất đồng nội bộ giữa những kẻ cầm đầu trong giáo hội Thiên chúa giáo khơng thể điều hịa được, năm 1517 phong trào đòi cải cách giáo hội phát triển mạnh, nhất là ở Anh và Đức. Mác-tanh Luy-ơ và Giăng Côn-ranh là những giáo sỹ đã cơng khai đấu tranh địi cải cách

giáo hội mà trước hết là những lệ luật, các lễ nghi và cách tổ chức của giáo hội để phù hợp với tình hình thực tế ngồi xã hội. Luy-ơ đã tự bổ sung vào Kinh thánh hình thành đường lối tôn giáo riêng biệt gọi là đạo Tin lành.

Đạo Tin lành được hình thành từ La Mã và nước Anh. Khi các thế lực La Mã đã trở thành đế quốc thì đạo Tin lành được sử dụng để phục vụ cho chính sách xâm lược mà trước hết là đối với Hy Lạp. Đối với giai cấp tư sản phát triển ở các nước phương Tây, đạo Tin lành được sử dụng trong việc tìm kiếm thị trường dưới hình thức truyền đạo. Nhờ vậy mà đầu thế kỷ XIX đạo Tin lành đã thịnh hành ở nước Mỹ. Trong những năm 70 của thế kỷ XX, đạo Tin lành đã chiếm 1/3 dân số nước Mỹ. Giai cấp tư sản Mỹ phát triển sử dụng đạo Tin lành làm công cụ phục vụ cho ý đồ bành trướng xâm lược của Mỹ đối với một số nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Ở Việt Nam, đạo Tin lành có 28 tổ chức hệ phái, nhưng hoạt động chủ yếu là hệ phái Tin lành Việt Nam - một hệ phái được các giáo sỹ thuộc Hội truyền giáo Phúc âm liên hiệp Mỹ (viết tắt là CMA) truyền sớm nhất (1911) so với các hệ phái khác.

Từ lâu, Mỹ đã chú ý đến đạo Tin lành, ngay từ lúc Pháp còn thống trị nhân dân ta. Ảnh hưởng của Pháp có bị chi phối trong Tin lành, nhưng các giáo sỹ thuộc hội truyền giáo Phúc âm liên hiệp Mỹ đã có mặt tại Việt Nam và đều tìm cách hoạt động truyền giáo, phát triển cơ sở. Khi can thiệp vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương và hất cẳng Pháp ở miền Nam Việt Nam, Mỹ chú trọng phát triển đạo Tin lành ở Việt Nam để phục vụ cho âm mưu của Mỹ. Cũng như các tôn giáo khác, Mỹ đã thông qua các tổ chức như Caritas, Usaid, Usom và đặc biệt là hội truyền giáo Phúc âm liên hiệp Mỹ (CMA). Mỹ đã thi hành khá nhiều cơng của với mưu đồ hiện đại hóa tơn giáo này để sử dụng lâu dài. Tuy bề ngồi ta thấy Tin lành ít có những hoạt động lộ liễu câu kết với Mỹ - Ngụy để chống phá cách mạng như các tôn giáo khác, nhưng thực chất đạo Tin lành ở Việt Nam là công cụ của đế quốc Mỹ. Xem xét trên cả

hai mặt: phương thức và địa bàn hoạt động đều thấy rõ âm mưu của Mỹ đối với đạo Tin lành và vai trò của CIA trong việc thao túng và chi phối tổ chức tôn giáo này.

Đối với Quảng Trị, đạo Tin lành được truyền bá vào hơn 70 năm trở lại đây và được phát triển mạnh trong thời kỳ Mỹ - Ngụy, chủ yếu thuộc ba hệ phái là: Hội truyền giáo phúc âm liên hiệp Mỹ (CMA); cơ đốc Phục Lâm và Bắp tít.

Trước năm 1972, Quảng Trị có bốn nhà thờ Tin lành: Khe Sanh (huyện Hướng Hóa), xã Triệu Trạch (huyện Triệu Phong), xã Hải Hịa (huyện Hải Lăng) và một nhà thờ ở khu tập trung Tân Tường (huyện Cam Lộ), trong chiến tranh cả bốn nhà thờ đều bị phá hủy.

Trong thời kỳ chiến tranh ác liệt, một số đồng bào dân tộc ở huyện Hướng Hóa và Đakrơng chạy vào các tỉnh phía Nam theo đạo Tin lành và phần đông giáo dân đều di tản vào các tỉnh phía Nam. Sau năm 1975 tín đồ theo đạo Tin lành rất ít, nhưng mấy năm gần đây, do nhiều nguyên nhân tác động, đạo Tin lành phát triển rất nhanh, nhất là vùng đồng bào dân tộc ở hai huyện Hướng Hóa, Đakrơng và một số vùng ở Hải Lăng và Cam Lộ. Số lượng tín đồ có 3151 người trong đó số lượng tín đồ người dân tộc Vân Kiều có khoảng 2800, tăng gấp ba lần so với năm 1991. Đáng chú ý Quảng Trị có hai dân tộc Vân Kiều và dân tộc Pa Cô sống chung với nhau, tuy nhiên số người theo đạo Tin lành và Công giáo là người Vân Kiều, riêng người Pa Cô không theo tôn giáo nào. Hầu hết lực lượng tích cực truyền đạo Tin lành là ngụy quyền, sỹ quan của chế độ cũ.

Do sự chỉ đạo của Tổng hội Thánh Tin lành ở Đà Nẵng và có sự hỗ trợ của các tổ chức Tin lành quốc tế nên một số phần tử phản động của đạo Tin Lành đã móc nối với số cốt cán Tin lành ở Quảng Trị tổ chức nhóm họp, truyền đạo trái phép bằng nhiều hình thức tinh vi khôn khéo, kể cả hứa hẹn và dùng vật chất để mua chuộc. Từ năm 1990 đến nay, số cốt cán rất tích cực hoạt động nhằm phát triển tín đồ, khôi phục tổ chức các hệ phái, chờ điều kiện để cơng khai hóa hoạt động. Số này

thường xuyên quan hệ với một số mục sư ở các tỉnh phía Nam xin hỗ trợ kinh phí, tài liệu kinh sách để hoạt động phát triển đạo.

Mấy năm gần đây, do ảnh hưởng của làn sóng đài phát thanh Bru- Vân Kiều (chương trình dạy kinh thánh của đài “Nguồn sống” Philippin) và sự tác động lôi kéo của một số đối tượng cốt cán trong Tin lành ở bên kia biên giới Việt - Lào và một số mục sư ở phía Nam nên tình hình phát triển đạo trong vùng dân tộc thiểu số ngày càng tăng. Tuy nhiên, phần lớn những người dân tộc theo đạo Tin lành không phải do nhu cầu tín ngưỡng mà do bị tác động lôi kéo hoặc do họ muốn thoát khỏi sự ràng buộc của những tập tục cổ hủ, lạc hậu ở vùng dân tộc đang đè nặng lên cuộc sống hiện tại. Nhưng nhìn chung, đạo Tin lành trong cả nước cũng như ở Quảng Trị phát triển ngày càng đông tín đồ, tập trung ở các vùng sâu, vùng xa, nhất là tình hình phát triển đạo trong vùng dân tộc thiểu số thuộc hai huyện Hướng Hóa và Đakrơng đang là vấn đề phức tạp.

2.2.3. Phật giáo

Phật giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ được truyền vào Việt Nam (xứ Giao Châu) từ những thế kỷ đầu cơng ngun, kết quả đã hình thành nên trung tâm Phật giáo Luy Lâu với một Phật giáo hỗn dung tín ngưỡng dân gian của người Việt cổ ở đồng bằng Bắc bộ. Mãi về sau Phật giáo Thiền tông từ Trung Quốc nhập vào Việt Nam trong các thế kỷ VI, IX và XI với ba dòng thiền: Tỳ-Ni-Đa lưu chi, Vơ Ngơn Thơng và dịng thiền Thảo Đường.

Cuối thời nhà Trần, do bị mất vai trò và bị bài xích đạo Phật đã phải lui về ẩn trong các làng xã. Từ đó Phật giáo làng xã đã được dân gian hóa và người Đại Việt mang truyền vào Đàng trong đến Quảng Trị qua các đợt di dân, lập làng, dựng chùa. Chùa làng lúc đầu cịn đơn sơ, tạm bợ, về sau được tơn tạo quy mô cùng với sự phát triển của làng xã.

Thiền phái Lâm Tế truyền nhập vào Quảng Trị không nguyên bản như ở Quảng Đơng, mà đã được Việt hóa qua vai trị của sư Liễu Quán- một vị sư Việt Nam danh tiếng.

Phái thiền Lâm Tế được truyền vào Đàng Trong gần như đồng thời với đạo Thiên chúa giáo. Có thể nói rằng với đặc điểm lịch sử, điều kiện tự nhiên và xã hội của Quảng Trị kể từ thời chúa Nguyễn Hoàng mà đặc biệt từ thời chúa Sãi - Nguyễn Phúc Nguyên - cho đến sau này, Phật giáo vẫn là một tôn giáo được coi trọng, được dân chúng tin theo nhiều nhất.

Phật giáo trên đất Quảng Trị được hội tụ từ hai hướng: Phật giáo Đại Việt với các yếu tố bản địa chủ yếu từ Thanh - Nghệ vào theo đường di cư và Phật giáo Trung Hoa - phái thiền Lâm Tế do các nhà sư nước này theo đường thuyền buôn ra Phú Xuân đến Quảng Trị, vị tổ đầu tiên là vị sư Nguyên Thiều. Mặc dù đến từ hai hướng khác nhau, tình trạng khác nhau, nhưng cả hai đều là Thiền tơng. Trong đó yếu tố Phật giáo Đại Việt làm nền cho sự tiếp thu, phát triển thiền Lâm Tế Trung Hoa trên bối cảnh chính trị- xã hội đối lập giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài với ý đồ xây dựng giang sơn riêng của các chúa Nguyễn. Trong bối cảnh chính trị- xã hội lúc bấy giờ, các chúa Nguyễn đang cần một điểm tựa về ý thức, một công cụ tinh thần để củng cố vị thế nên sử dụng Phật giáo như một phương sách cố kết nhân tâm, đoàn kết cộng đồng, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của Đàng Trong. Trong tình hình đó, Phật giáo Quảng Trị được tạo điều kiện và tiếp thêm sức mạnh để phát triển.

Qua quá trình phát triển đạo Phật, Quảng Trị là một trong những địa phương có truyền thống Phật giáo sâu đậm, là nơi có rất đơng người xuất gia tu hành theo đạo Phật. Trong số những người xuất gia đó có nhiều người giữ vị trí, trọng trách quan trọng trong hàng giáo phẩm Phật giáo Việt Nam như:

+ Hòa thượng Nhất Định, pháp danh “Tánh Thiện” người làng Trung Kiên (huyện Triệu Phong) là một trong những người đầu tiên trong số các vị hòa thượng đương thời được vua Minh Mạng cấp “Giới đạo” và “Độ điệp” là chứng nhận cao nhất của chính quyền triều Nguyễn đối với người xuất gia tu hành.

+ Hòa thượng Giác Nhiên người làng Ái Tử (huyện Triệu Phong) giữ chức Tăng thống từ năm 1973 cho đến khi mất 1979. Ông là một vị hòa thượng rạng ngời đức hạnh, là người kế thừa đời thứ 42, thiền phái Lâm Tế chính tôn, đời thứ 8, hệ phái Liễu Quán.

+ Hòa thượng Thích Trí Thủ người làng Trung Kiên (huyện Triệu Phong) nguyên trụ trì chùa Bảo Quốc (Huế), nguyên viện trưởng viện Hóa đạo, Giáo chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

+ Đại lão Hịa thượng Thích Đơn Hậu, người làng Xn n (huyện Triệu Phong), nguyên là ủy viên thường trực Hội đồng Phật giáo châu Á. Trụ trì chùa Linh Mụ (Huế), nguyên Chủ tịch Liên minh các lực lượng dân tộc yêu nước Việt Nam, phó chủ tịch Chính phủ cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam, nhiều năm là đại biểu Quốc hội nước ta.

Trước năm 1975, số người theo đạo Phật khá đông (khoảng 20% dân số), có 284 ngơi chùa được dựng lên ở các thôn, làng, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của người dân. Trong những năm chiến tranh ác liệt, nhiều cơ sở chùa chiền bị tàn phá nặng nề và phần lớn người dân đi sơ tán và ở nhiều nơi. Sau ngày miền Nam hồn tồn giải phóng, do điều kiện vật chất thiếu thốn, khó khăn, nhiều cở sở chùa chiền bị hoang phế không ai khôi phục lại để sinh hoạt tôn giáo mà chủ yếu một số cơ sở giao cho hợp tác xã sửa sang làm nhà kho hợp tác, nhà trẻ, mẫu giáo... Quần chúng nhân dân lo làm ăn sinh sống nên ít chú ý đến việc đạo. Nhưng những năm gần đây, do nhiều nguyên nhân, nhất là trong thời kỳ đổi mới, số lượng tín đồ Phật giáo tăng nhanh.

Hiện nay tồn tỉnh có gần 74.585 tín đồ chiếm 12,4% dân số toàn tỉnh. Thành phần xã hội của Phật tử khá đa dạng bao gồm nông dân, cơng nhân, cán bộ, giáo viên, viên chức, có cả Đảng viên nhưng chủ yếu là nông dân và những người buôn bán nhỏ, dịch vụ... và hầu hết Phật tử đều là những người lao động lương thiện, sống vì ý thức tâm linh, có tinh thần u nước và sống hịa hợp, gắn bó với cộng đồng. Trong hai cuộc kháng chiến, họ có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Có người được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý “Bà mẹ

Việt Nam anh hùng”. Hiện nay, họ đang phấn khởi hăng hái tham gia vào công cuộc đổi mới, sống tốt đời đẹp đạo. Ngoài các tín đồ chính thức quy y, số đồng bào theo đạo Phật không chính thức rất đơng. Trong các huyện, thị xã, thì huyện Triệu Phong có số tín đồ và cơ sở Phật giáo nhiều nhất.

Để tiện việc hướng đạo và sinh hoạt tôn giáo, tín đồ Phật giáo Quảng Trị được tổ chức theo thôn, làng, các sinh hoạt Phật giáo gắn liền với các ngày lễ lớn: Phật đản, Vu Lan, ngày rằm, mồng một, ba mươi... Ngoài những người tu hành, các tín đồ tu tại gia cũng thực hiện ăn chay theo chế độ của mình, thường xuyên cầu kinh, niệm Phật.

Các Phật sự tổ chức phần lớn nhờ vào tín đồ, đạo hữu trong tỉnh. Kinh phí dùng cho trùng tu, xây dựng chùa, cơ sở thờ tự hầu hết đều do các vị “Cao tăng” ở các tỉnh phía Nam và nước ngồi qun góp ủng hộ. Chính từ vấn đề này chúng ta thấy rằng các hoạt động Phật giáo ở Quảng Trị đã chịu ảnh hưởng, sự tác động từ các tỉnh khác và từ nước ngoài vào.

Phật tử ở Quảng Trị được phân bổ hầu hết ở các huyện, thị (trừ huyện Vĩnh Linh). Sau khi tỉnh Quảng Trị được lập lại, năm 1990, Giáo hội Phật giáo tỉnh đã tổ chức Đại hội nhiệm kỳ I đã bầu ra Ban trị sự gồm 17 vị trong đó có 6 chức sắc. Đa số các thành viên trong Ban trị sự đều có tư tưởng tiến bộ, tuân thủ chính quyền. Hiện nay, Quảng Trị có 28 vị chức sắc gồm 09 hòa thượng, 03 Thượng tọa, 16 vị Đại đức (Ngồi ra có 5 vị đang theo học các lớp Phật Pháp ở các tỉnh phía Nam), 03 ni cô; huynh trưởng GĐPT có 400 người; trong đó có cấp Tấn là 07 người còn lại là cấp Tín và cấp Tập.

Hiện nay ở Quảng Trị có 195 cơ sở thờ tự Phật giáo, trong đó có 5 ngơi chùa đầy đủ tính cách tự quản, có sư tăng hành đạo và một Tịnh xá đó là:

- Chùa Tỉnh Hội (Thị xã Quảng Trị).

- Chùa Sắc Tứ Tịnh Quang (huyện Triệu Phong). - Chùa Long An (huyện Triệu Phong).

- Chùa Linh Quang (huyện Triệu Phong). - Chùa Đông Hà (Thành phố Đông Hà). - Tịnh xá Ngọc Lộ (huyện Cam Lộ).

Còn lại là các cơ sở Niệm Phật đường ở khắp các thôn, làng trong tỉnh.

Đa số các tăng ni đều có chân tu và có tư tưởng tiến bộ, hành đạo tuân thủ Pháp luật. Một số vị là đại biểu HĐND, thành viên UBMT, Ban chấp hành đồn thể các cấp có uy tín và có tác dụng tích cực đối với đông đảo tín đồ.

Tuy vậy, những năm qua cịn có một số chức sắc có thái độ cực đoan và tham vọng tơn giáo đã móc nối với một số phần tử phản động ở bên ngoài hoạt động gây chia rẽ trong một bộ phận Phật giáo, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng xấu trong quần chúng. Thủ đoạn của chúng là tuyên truyền, vu khống, nói xấu chế độ ta, khuếch trương thân thế cá nhân để hoạt động chính trị.

Từ năm 1995 trở lại đây, số lượng tăng ni, tu sỹ trong trong Phật giáo có sự biến chuyển: 4 đại đức vừa mới được thọ giới, một ni cô thuộc phái khất sỹ ni giới từ Quảng Nam chuyển ra, ba đại đức là công dân vi phạm pháp luật bị phạt tù được tha về. Đáng chú ý là số tu sỹ công dân vi phạm pháp luật bị phạt tù được tha về là Thích Hải Tạng, Thích Hải Chánh vẫn còn mang nặng tư tưởng mặc cảm với quá khứ, riêng Thích Thiện Tấn, thời gian gần đây tỏ ra có tư tưởng chuyển đổi theo hướng tích cực.

Nhiều tu sỹ Phật giáo quê Quảng Trị hiện đang tu hành tại Huế, một số tỉnh phía Nam và ở nước ngoài. Do đó Phật giáo Quảng Trị có quan hệ mật thiết với Phật giáo Thừa Thiên Huế, trong nước và nước ngoài. Mọi biến động của Phật giáo Thừa Thiên Huế đều có tác động ảnh hưởng sâu sắc đến Phật giáo Quảng Trị.

Về cơ cấu tổ chức: Phật giáo ở Quảng Trị được hoàn thiện theo hướng phát triển nhanh, mạnh từ trên xuống dưới cơ sở. Tồn tỉnh có một Ban Trị sự, 6 Ban đại diện ở 6 huyện (trừ 3 huyện chưa có là Vĩnh

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm mác xit về tôn giáo và “chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của việt nam” chống các âm mưu, hành động lợi dụng tôn giáo ở quảng trị trong giai đoạn hiện nay (Trang 50 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w