7. Kết cấu luận văn
2.2. Triết lý về đời người và các quan hệ xã hội
Ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế chứa đựng triết lý nhân sinh trong quan niệm về đời người, thông qua cách lý giải nguồn gốc, sinh mệnh của con người. Từ khi con người được sinh ra và khi con người bắt đầu có ý thức về bản thân mình thì nguồn gốc của vạn vật, của sự sống và cái chết được đặt ra.
Nhìn chung, trong quan niệm về nguồn gốc của con người còn mang nặng tính chất đa thần, nhưng ít nhiều mang tính chất duy vật chất phác. Con người đó có thể là kết quả của sự hòa hợp Âm - Dương, của tình yêu nam nữ. Quan điểm này xét về hình thức có vẻ duy tâm, nhưng về nội dung lại mang dáng dấp duy vật cổ đại vì nó nói đến nguồn gốc của sự vật và hiện tượng. Dù các câu tục ngữ Thừa Thiên - Huế tuy không nói thật cụ thể đến nguồn gốc của con người nhưng vẫn phần nào toát lên được quá trình tiến hóa của thế giới vật chất - một quan niệm duy vật thừa nhận quá trình tiến hóa của tự nhiên, trong đó con người là bộ phận cao nhất của tự nhiên.
Con người, từ khi được sinh ra cho đến khi trở về với cát bụi, luôn ý thức được giá trị của bản thân mình, sự tồn tại của con người là vô giá không có gì so sánh được “người sống hơn đống vàng”. Chính Các Mác đã nói rằng: “Con vật chỉ sản xuất ra bản thân nó, con người thì tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên” [ 24, tr.137].
Trong suốt cuộc đời của mình, điều mà con người quan tâm đó là số phận của của mình sẽ như thế nào. Trải qua thực tiễn, bằng kinh nghiệm sống người dân hiểu được rằng con người luôn nằm trong vòng sinh tử, có quá trình sinh ra, tồn tại và diệt vong. Con người hơn hẳn các con vật khác ở chỗ con người nhận biết được rằng đến khi già là sẽ chết, đã chết thì không thể sống lại được, đó giống như một quy luật tự nhiên. Một số câu tục ngữ đã
phản ánh điều đó như:
- Rắn già rắn lột xác, người già người bỏ vô săng
- Dó lâu năm dó thành kỳ, đá chai lăn lóc có khi thành vàng
Như vậy trong nhận thức của người dân Huế, mọi sự vật, hiện tượng và cả con người luôn vận động và biến đổi và có thể có những thay đổi khó lường.
Khi bàn về đời người, cũng có người cho rằng, mỗi người từ khi được sinh ra đã có một số phận riêng; rằng sự giàu nghèo, sống chết của họ là do trời sắp đặt, tức là đã được định đoạt từ trước bởi. Họ tin rằng, số phận của họ là do trời ban, vì vậy họ không thể làm thay đổi số phận của mình. Trời tuy ở trên cao nhưng lại biết hết những điều diễn ra trong cuộc sống của con người. Do nhận thức còn hạn chế, cuôc sống lại chủ yếu phụ thuộc vào trời (khí hậu, thời tiết) nên trong suy nghĩ họ đã thần thánh hóa sức mạnh siêu nhiên:
- Tả sinh hữu mệnh, phú quý tại thiên - Số giàu tay trắng cũng giàu
Số nghèo chín đụm mười trâu cũng nghèo - Giàu có mạng, sang có số
Đối với họ tất cả mọi thứ có trên thế gian đều là của trời; trời có thể lấy đi bất cứ thứ gì, vào bất cứ lúc nào mà trời muốn và con người đành bất lực, không thể làm gì được:
- Trời sinh voi, trời sinh cỏ - Của trời, trời lấy lại đi
Giương hai mắt ếch làm chi được trời
Trong đời sống xã hội cũng vậy, trước sự thống trị hà khắc của giai cấp
phong kiến, người nông dân cảm thấy cùng đường không lối thoát, vì vậy họ tìm đến thần linh, đến trời như sự an ủi về mặt tinh thần. Dần dần người ta tin rằng bên cạnh thế giới trần gian còn có thế giới các vị thần. Niềm tin này ngày càng mãnh liệt và được củng cố khi giai cấp thống trị dùng trời để lừa
bịp dân. Họ cho rằng, số phận, địa vị trong xã hội đều do trời sắp đặt, còn vua chúa là người thay mặt trời; làm bất cứ việc gì muốn thành công cũng phải nhờ đến thần linh giúp đỡ, thành tâm thờ cúng thì trời phật sẽ phù hộ:
- Câu cá mại cũng vái tiên sư
- Có thờ có thiêng, có kiêng có lành
Từ đó nhận thức về thế giới, về xã hội của họ trở nên lệch lạc. Đây chính là miếng đất màu mỡ để cho tưởng duy tâm, thần linh chủ nghĩa phát triển và chi phối cuộc sống của con người. Quan niệm đời người do trời quy định xét ở một khía cạnh nhất định nó có tác dụng khuyên răn con người sống đừng nên làm những điều ác mà hãy luôn làm điều thiện. Tuy nhiên, xét đến cùng thì đây là quan điểm duy tâm, nó làm thui chột ý chí đấu tranh vươn lên để sinh tồn của con người, đẩy con người vào lối sống cam chịu:
- Cái số lao đao, phải sao chịu vậy - Cái số ăn mày, bị gậy phải mang
Đối lập với quan điểm trên, một số khác lại cho rằng, đời con người, sự sống chết của con người là do con người quyết định, không liên quan gì đến trời, thậm chí con người có thể đấu tranh chống lại sự khắc nghiệt của trời để bảo vệ cuộc sống của mình. Theo quan niệm này, trời chỉ là một hiện tượng của thế giới tự nhiên; con người biết sống tuân theo các điều kiện, quy luật tự nhiên thì phát triển, còn làm trái với các quy luật tự nhiên thì sẽ bị diệt vong. Đời con người tốt hay xấu không phải do trời mà là do hoàn cảnh sống, do học hành và lao động quyết định. Chính hoàn cảnh và môi trường sống mới quy định dáng vẻ, tính khí, cuộc sống và hoạt động của con người:
Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài
Việc khẳng định rằng con người tự tạo nên cuộc đời của mình mà không phải nhờ vào sức mạnh của trời đã nói lên vai trò làm chủ vận mệnh và hạnh phúc của con người là do chính bản thân con người.
Quan niệm cho rằng đời người là do trời quy định thể hiện trình độ nhận thức hạn chế của con người; con người chưa thấy được sức mạnh của bản thân, chưa làm chủ được cuộc sống của mình. Mặt khác, quan niệm này còn bị sự quy định của điều kiện kinh tế xã hội thấp kém lúc bấy giờ, bởi Thừa Thiên - Huế là vùng đất mang nặng yếu tố tâm linh và khá bảo thủ.
Việc bác bỏ quan niệm đời người do trời quy định đã phần nào chứng tỏ trong xã hội có một bộ phận người dân có ý thức vươn lên để khẳng định bản thân mình, khẳng định vai trò, vị trí của con người trước sức mạnh của tự nhiên. Con người phải làm chủ bản thân, không chịu khuất phục trước sức mạnh kỳ vĩ huyền bí của tự nhiên. Bằng hoạt động lao động của mình, con người luôn tác động có ý thức, có mục đích vào tự nhiên, nhờ vậy con người đã có được quan niệm đúng đắn khi cho rằng, đời người cũng như các sự vật và hiện tượng, luôn biến đổi không ngừng. Đây là quan điểm tự tin, lạc quan, không buông xuôi số phận.
Trải qua nhiều biến cố thăng trầm, con người hiểu được rằng, cũng như mọi vật, cuộc đời con người cũng luôn thay đổi, không có cái gì là tồn tại vĩnh viễn, bất diệt, mỗi con người là một nhân cách khác nhau, do đó cuộc đời con người không ai giống ai.
Đối với những người nghèo khổ sống trong xã hội, chịu nhiều bi thương, khổ đau thì đôi khi họ xem đời người không thể thay đổi:
Phận nghèo đi đến nơi mô cũng nghèo
Tuy nhiên, tư tưởng chủ đạo của người dân lao động vẫn luôn là tinh thần lạc quan, tin tưởng vào bản thân, vào tương lai tươi sáng của mình nói riêng và cả cộng đồng nói chung.
Nói đến đời người, một trong những tư tưởng tiến bộ mang tính nhân văn sâu sắc nhất được phản ánh trong ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế là quan niệm về cái chết, đời người ai rồi cũng phải chết, thế nhưng chết như thế
nào mới là người có đạo đức, có nhân cách. Người Việt nói chung, cũng như người dân Thừa Thiên - Huế nói riêng, ai cũng luôn tôn trọng những cái chết vì chính nghĩa, vì nghĩa lớn, nêu cao gương chiến đấu hi sinh, phí phách của những con người anh hùng. Đã chết là chết cho thanh cao, chết vì đại nghĩa. Trong xã hội những người nào sống độc ác, có hại cho dân, cho nước sẽ bị mọi người lên án, những kẻ đó không nên sống, vì họ đi ngược lại với đạo lý làm người. Nghĩ về cái chết, người dân Thừa Thiên - Huế cho rằng phải:
“Chết vinh, chết trong” vì “chết trong hơn sống đục”. Đây là một bài học
quý mang tính triết lý sống cao, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Triết lý này đã được nhân dân đề cao, nó là cội nguồn cho những phong trào đấu tranh chống giặc ngoại xâm và chống bọn phản quốc, góp phần tích cực to lớn trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, vì nền độc lập của dân tộc.
Người dân Thừa Thiên - Huế luôn quan tâm đến vấn đề sau khi chết con người sẽ như thế nào. Ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế đã phản ánh hai quan niệm trái ngược nhau. Có quan điểm cho rằng, chết là hết, đây là quan điểm mang tính duy vật, tiến bộ không tin vào sự tồn tại của thế giới bên kia, con người chỉ có một thế giới duy nhất là thế giới trần tục, tồn tại hiện thực, vì thế con người phải sống hết mình, sống có ý nghĩa, chết là hết chuyện, còn nếu sống thì phải nổi trôi trên đường đời gian khó:
Đừng có chết mất thì thôi
Sống thời có lúc no xôi chán chè
Ngược lại với quan điểm trên là quan điểm cho rằng sống chỉ là tạm bợ. Đây là quan điểm duy tâm, tin vào sự tồn tại của thế giới âm phủ, khi thể xác con người mất đi thì linh hồn vẫn còn tồn tại mãi:
Sống gửi thác về
Người Huế sống nặng về tâm linh, người dân luôn thờ cúng ông bà, tổ tiên, trời đất. Điều này có thể bắt nguồn từ tình cảm gắn bó cố kết trong cộng
đồng xã hội, trong nền kinh tế còn lạc hậu, do đó phần nào quan niệm chết không phải là hết, mà chết ra ma, chết là trở về với vũ trụ, về với cõi vĩnh hằng. Trong tiềm thức của những người còn sống vẫn còn phảng phất bóng dáng của người đã chết. Người ta tin rằng sau khi chết con người sẽ được đầu thai để tiếp tục cuộc sống dưới thế giới âm phủ. Đời sống tâm linh của người Huế, xét từ một góc độ nhất định, nó có mang tính tích cực, thể hiện ở vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ của người đang sống đối với gia đình, tổ tiên và với những người đã chết.
Triết lý nhân sinh biểu hiện trong quan niệm về đời người trong ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế có có giá trị nhân văn cao thể hiện ở niềm tin và tình thương yêu mãnh liệt của con người. Tư tưởng triết lý ấy đã chi phối sự ứng xử của con người trong mọi mối quan hệ, mọi lĩnh vực của đời sống. Nó nói lên một điều đáng quý rằng, từ xa xưa người Huế nói riêng, dân tộc Việt Nam nói chung, đã đi theo chủ nghĩa nhân văn. Chủ nghĩa nhân văn ấy không giáo điều, không cuồng tín, trái lại, nó rất thực tế, rất người và chính điều đó đã làm nên sức mạnh giúp dân tộc vượt lên mọi khó khăn, thử thách trong trường kỳ lịch sử để tồn tại và phát triển. Tư tưởng triết lý đó cần được trân trọng, gìn giữ và phát huy mãi mãi cả hôm nay và ngày mai, trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới, cuộc sống cao đẹp và hạnh phúc cho cả dân tộc cũng như cho mỗi con người.
Xuất phát từ cuộc sống của người lao động, cuộc sống có sự cố kết, gắn bó, đoàn kết với nhau, trong quá trình cùng lao động, cùng sinh sống đã làm nảy sinh nhiều vấn đề về nhân sinh trong xã hội, đó là sống trong xã hội con người cần phải ứng xử với nhau như thế nào, con người cần có những đức tình gì. Ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế đã phản ánh rõ những khía cạnh đặc sắc trong cách ứng xử đó.
lạc quan và rộng lượng. Chẳng hạn, con gái lỡ dại chửa hoang là điều bực tức, đau buồn, nhưng khi nghe nói: “Con dại, có cháu ngoại mà bồng”, lại thấy toát lên niềm vui, sự tha thứ.
Trong quan hệ, luôn có sự cảm thông, cái dễ với mình cũng dễ với người và ngược lại:
Dễ mình dễ ta, khó mình khó ta
Có cả lòng tin vào sự biến đổi theo hướng tốt đẹp hơn ở tương lai, của sự vật, con người, mặc dù hiện tại thì chưa tìm thấy dấu hiệu gì, thậm chí đang gặp gian truân.
Con người sống trong xã hội luôn có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau, mối quan hệ đó càng ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của xã hội như một quy luật tất yếu khách quan. Chính các mối quan hệ chằng chịt trong xã hội đã quy định bản chất của con người qua mỗi thời kỳ lịch sử nhất định, qua đó bản chất của con người được bộc lộ sâu sắc hơn. Trong tác phẩm “Luận cương về Phoiơbắc”, Mác đã làm rõ bản chất của con người qua luận đề nổi tiếng: “Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội” [25, tr.11].
Qua luận đề của Mác chúng ta thấy rõ không thể tách con người ra khỏi xã hội, khỏi môi trường sống, lao động, đấu tranh xã hội mà phải luôn đặt con người trong các mối quan hệ xã hội.
Theo từ điển triết học, (Nhà xuất bản tiến bộ, Mátxcơva, 1986), thì quan hệ xã hội là “những quan hệ giữa người với người, hình thành trong quá trình hoạt động thực tiễn và tinh thần chung của họ, người ta chia thành những quan hệ vật chất và tinh thần. Việc sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Vì vậy, trong tất cả các quan hệ xã hội thì các quan hệ sản xuất, kinh tế là quan trọng nhất. Quan hệ sản xuất
quy định tính chất của các quan hệ xã hội khác như chính trị, pháp quyền, đạo đức, tôn giáo” [36, tr.479].
Từ Luận đề về con người của Mác chúng ta thấy rõ các quan hệ về tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người trong xã hội, có vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người. Đó cũng chính là đạo làm người. Thực tế vấn đề về đạo làm người trong xã hội đã được phản ánh trong ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế và đây cũng là khía cạnh biểu hiện tính triết lý nhân sinh đặc săc nhất của khía cạnh xã hội.
Trong lịch sử triết học chúng ta thấy đạo làm người được khởi đầu từ trong triết học Trung Hoa cổ đại, do Nho giáo khởi xướng. Đạo làm người là những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức của con người trong cách ứng xử với người khác sao cho trên dưới thuận hòa. Đạo làm người là những nguyên tắc mà con người phải có bổn phận giữ gìn và tuân theo trong quan hệ với chính bản thân mình và với xã hội. Sống trong xã hội, để trở thành người có ích thì đòi hỏi con người phải luôn học tập, trau dồi tri thức, phải luôn rèn luyện đạo đức và lối sống.
Những nội dung cơ bản của đạo làm người từ rất lâu đã có trong cuộc