Về hôn nhân, gia đình

Một phần của tài liệu Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ thừa thiên huế (Trang 35 - 40)

7. Kết cấu luận văn

1.2.2.3. Về hôn nhân, gia đình

Những câu ca dao, tục ngữ về chủ đề hôn nhân, gia đình biểu hiện các mối quan hệ tốt đẹp giữa tình cảm vợ chồng, cha mẹ, con cái, anh em họ hàng, bà con hàng xóm, chẳng hạn trong gia đình, khi nói đến mối quan hệ giữa anh chị em thì người anh, người chị luôn có vai trò quan trọng, thay mặt cha mẹ lo toan việc gia đình, giúp đỡ, dạy dỗ em:

- Làm anh, làm ả thì ngả mặt lên. Tình cảm anh chị em gắn bó keo sơn - Cắt dây bầu dây bí, ai cắt dây chị dây em - Anh em như ruột như rà

Trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái thì:

Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng Con nuôi cha mẹ kể tháng kể ngày

Trong quan hệ họ hàng có sự che chở, giúp đỡ của những người làm quan trong gia tộc:

Một người làm quan cả họ được cậy

Do chịu ảnh hưởng trực tiếp văn hóa phong kiến nên vấn đề hôn nhân - gia đình trong ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế có tính đặc thù. Điều này thể

hiện ở ba khía cạnh tiêu biểu được phản ánh trong ca dao, tục ngữ là quan niệm về hôn nhân, đời sống hôn nhân và ngã rẽ của hôn nhân.

Trong ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế, có hai quan niệm về hôn nhân , hoặc đôi bên nam nữ tự do lựa chọn đối tượng thích hợp với mình, hoặc “cha

mẹ đặt đâu con ngồi đó”. Điểm chung của hai quan niệm này là đều do cha

mẹ tiến hành hôn lễ, ít nhất là có buồng cau, khay trầu. Trai gái tự do yêu nhau, tự do định đoạt, hướng dến việc hôn nhân, nhưng không phải là việc làm tùy tiện, mà có sự đắn đo, suy nghĩ chín chắn:

Trai khôn tìm vợ chợ đông

Gái khôn tìm chồng giữa chốn ba quân

Đối với người con gái, trước khi lập gia đình, họ thường lựa chọn nơi có cha mẹ tử tế, hiền lành, để được cậy nhờ cũng như dễ bề phụng sự về sau:

Chẳng tham nhà ngói ba tòa Tham vì một nỗi mẹ cha anh hiền

Trong kén chọn hôn nhân, ngoài sự xứng đôi vừa lứa, còn liên quan đến dòng giống:

Lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống

Liên quan đến gia cảnh đôi bên, gia cảnh chênh lệch, giàu - nghèo, sang - hèn thì cuộc sống hôn nhân khó có hạnh phúc, ít bền vững. Hai người nếu cùng một tầng lớp, một cảnh đời thì dễ hòa hợp, dễ chia sẽ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống:

Rủi mô rủi lại gặp may

Em con nhà ruộng gặp tay lực điền

Cũng có quan niệm hôn nhân ngược lại, vì “phú dự quý thị nhơn chi sở nhục, bần dự tiện thị nhơn chi sở ố”, nhưng chỉ là hy hữu, còn phần lớn nam

nữ kén chọn hôn nhân tương đương về gia đình, đẳng cấp.

nữ giới. Họ phủ nhận hôn nhân tay ba, lên án gay gắt các kiểu phụ tình, từ chối cảnh làm lẽ, làm hầu, bởi theo họ, đó là điều đi ngược lại bản chất của ái tình và vi phạm về nhân cách:

Ra đi mẹ đã dặn con

Chính thê thì lấy, hầu non thì đừng

Ở các tầng lớp trên của xã hội, hôn nhân của con cái thường do cha mẹ sắp đặt. Do vậy, người con gái và con trai bày tỏ việc việc hôn nhân với đối tượng theo phong cách nghi vấn:

Em về thưa với thầy se sẽ Bẩm với mẹ cho thông

Để anh vô kết nghĩa vợ chồng được không?

Hai quan niệm trên hàm chứa trong ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế tuy đối nghịch nhau nhưng đều cùng hướng đến hạnh phúc của hôn nhân - gia đình. Tuy nhiên xét đến cùng, quan niệm nam nữ tự do quyết định hôn nhân mới thể hiện bản chất của tình yêu, một biểu hiện của tính nhân văn.

Nam nữ trong đời sống hôn nhân gia đình hầu hết thương yêu nhau đậm đà, thắm thiết và cùng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong mọi hoàn cảnh. Do chịu ảnh hưởng của Nho Giáo, chủ yếu là tòng phu trong quan hệ vợ chồng nên trọng tâm của ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế trong chủ đề hôn nhân - gia đình chủ yếu nói lên tình cảm vợ chồng. Trong cảnh nghèo đói, túng thiếu thì tình cảm vợ chồng càng âu yếm thiết tha dù bữa ăn chỉ có “mắm cà” nhưng vẫn ngon cơm, bởi hạnh phúc hôn nhân chủ yếu là “yêu mến thuận hòa”.

Vợ chồng yêu mến thuận hòa

Dù ăn cơm với mắm với cà cũng ngon

Người vợ trong ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế dù cảnh ngộ như thế

nào, vẫn luôn theo chồng, luôn yêu đời sống hôn nhân - gia đình êm đềm nên chiều chuộng chồng, luôn có cái nhìn vị tha, xem hạnh phúc của chồng cũng

chính là của bản thân,“chàng ăn thiếp nhịn”, vì thương chồng nên ngoài việc nội trợ người vợ còn chia sẻ nỗi cực nhọc với chồng trong lao động như cùng chồng thả lưới, buông câu, đốn củi đốt than:

Chồng chài vợ lại thả câu

Lân la lạch hói, nuôi nhau tháng ngày

Ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế còn phản ánh tâm trạng và đạo nghĩa vợ chồng rất sâu sắc. Họ quan niệm, nỗi đau của vợ cũng là nỗi đau của chồng nên người chồng không những lo lắng mà còn săn sóc rất trìu mến và chu đáo. Khi chồng gặp bất hạnh, đau đớn thì lòng vợ cũng quặn thắt, xót xa. Người vợ không chỉ chăm lo thuốc thang, cơm cháo cho chồng mà còn, người vợ còn “vái ông trời” phù hộ cho chồng sống già đời với mình. Điều này phản ánh mong muốn sự chung thủy vợ chồng như đồng hành theo năm tháng. Nỗi sầu cô đơn vừa hiện thực vừa trừu tượng:

Nàng ơi, đêm năm canh anh chẳng thấy gối, thấy đầu Tội cho hiền thê xây đầu về núi để nỗi sầu anh mang

Ngoài các hình thái nói trên, ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế còn bao chứa lòng chung thủy của vợ chồng trong hôn nhân mà phần nhiều thiên về nữ giới. Người phụ nữ ngoài “tam cương ngũ thường”còn phải tuân thủ “tam tòng, tứ đức”, âm thầm chịu đựng cảnh chăn đơn gối chiếc, giữ trọn tiết hạnh, thủy chung với chồng khi chồng vì việc nước ra đi, hay vì công chuyện làm ăn mà phải xa cách, đặc biệt là cảnh đi lính của người chồng. Do lòng chung thủy với chồng, trong hoàn cảnh vợ chồng xa cách nhau, người phụ nữ phải dè dặt, khắt khe trong mối quan hệ với nam giới:

Em đã ăn miếng trầu người Đi ra không dám vui cười với ai

Vợ chồng chung thủy với nhau khi còn sống đã đành, lúc biệt ly, kẻ mất người còn không ít trường hợp vẫn chung thủy với người đã khuất. Do bản

tính nữ giới và do sự ràng buộc “phu tử tòng tử” của đạo tam tòng, tình cảm và lòng chung thủy của vợ đối với người chồng đã khuất không những day dứt, thâm trầm mà còn lắng đọng trong lòng người vợ. Điều đó phản ánh một thảm kịch, một số phận ngang trái, một nỗi đau và một lòng trung trinh như đã hiện hữu trong đời thường của người dân xứ Huế:

Chồng em sớm thác suối vàng

Em ở ri cho trọn đạo nghĩa khói nhang với chồng

Cùng với hạnh phúc của hôn nhân trong cảnh đời nghèo khổ, ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế còn đề cập đến cảnh vợ chồng gắn bó với nhau trong giàu sang. Điều đó có nghĩa là dù có danh vọng hay nghèo hèn thì tình cảm vợ chồng cũng không bao giờ phai nhạt:

Đạo vợ chồng chớ đổi đừng thay

May thì làm quan làm trạng, rủi có ăn mày cũng theo

Nhìn chung, đời sống hôn nhân, gia đình trong ca dao, Thừa Thiên - Huế mang nhiều sắc thái, trong đó phổ biến là vợ chồng thương yêu nhau, thủy chung với nhau trong mọi hoàn cảnh. Đây là đạo lý nhân văn trong truyền thống văn hóa Việt Nam nói chung nhưng cũng là một đặc trưng tiêu biểu được thể hiện trong ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế.

Đời sống hôn nhân, gia đình không phải lúc nào cũng trong êm ngoài ấm mà còn có cả những thăng trầm, trăn trở, lo lắng, nhất là những lúc chồng đau, vợ ốm, dễ dẫn đến vợ chồng không hòa thuận. Bên cạnh đời sống hôn nhân, gia đình hạnh phúc, ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế còn phản ánh sự đổ vỡ của gia đình. Tình trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân, tiêu biểu là sự tha hóa của người chồng, và lòng không chung thủy của người chồng hoặc người vợ. Trong đời sống hôn nhân, để xây dựng hạnh phúc gia đình, vợ chồng phải lo làm lụng, nhưng có những người chồng không lo làm ăn, mà say mê cờ bạc, dẫn đến khuynh gia bại sản, hôn nhân đổ vỡ:

Đêm nằm nghĩ lại mà coi

Lấy chồng đánh bạc như voi phá nhà

Sống trong cảnh gia đình, có người chồng “thay lòng đổi dạ” chạy theo duyên mới, quên sự thủy chung thì người vợ phải chịu cảnh số phận long đong. Quan niệm hàm chứa trong ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế liên quan đến gia đình là quyền gia trưởng của chế độ phụ hệ trong quan hệ vợ chồng. Người chồng có vai trò chủ đạo về kinh tế và văn hóa cho nên dù vợ chồng có yêu thương yêu nhau như thế nào thì người vợ luôn luôn phục tùng chồng:

Con dại cái mang, chồng hoang vợ chịu

Với gia đình, họ hàng thì:

- Vợ chồng sống gởi nạc, thác gởi xương

- Con gái là con người ta, con dâu mới thật mẹ cha mua về - Rể ăn ba đọi là rể thiệt thà, rể dựa cột nhà là rể thiên tinh

Hôn nhân, gia đình trong cộng đồng xã hội Thừa Thiên - Huế được phản ánh trong ca dao, tục ngữ với nhiều cung bậc và nhiều sắc thái khác nhau, nhưng trọng tâm của nó là vợ chồng thương yêu nhau và chung thủy với nhau. Đó là đức cao đẹp nhất của sự bền vững hạnh phúc hôn nhân gia đình.

Một phần của tài liệu Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ thừa thiên huế (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w