Triết lý về quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên

Một phần của tài liệu Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ thừa thiên huế (Trang 46 - 53)

7. Kết cấu luận văn

2.1. Triết lý về quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên

Triết học Mác- Lênin khẳng định: “Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức” [10, tr.298]. Thực tế đã cho thấy rằng, con người trong mọi hoạt động nhận thức của mình đều có quan hệ với thế giới tự nhiên, với mục đích cải tạo thế giới tự nhiên để phục vụ cuộc sống của mình. Tuy nhiên, việc cải tạo giới tự nhiên không phải là vấn đề đơn giản, đòi hỏi con người phải hiểu được các hiện tượng của tự nhiên, vạch ra được các thuộc tính, nắm được các quy luật vận động và phát triển của nó.

Thừa Thiên - Huế nói riêng cũng như cả nước Việt Nam nói chung, người dân chủ yếu sống bằng nghề nông, trong quá trình tiến hành lao động sản xuất, việc tìm hiểu tự nhiên, tác động vào tự nhiên để đúc kết thành những kinh nghiệm sống có ý nghĩa sống còn đối với họ. Do đó, vấn đề nhận thức thế giới tự nhiên đã trở thành một nhu cầu, thành động lực thôi thúc của con người. Một phần sản phẩm trí tuệ, kinh nghiệm mà người dân lao động đã đúc kết ra trong quá trình lao động chính là ca dao, tục ngữ. Cho nên, ca dao, tục ngữ biểu hiện tính triết lý của con người trong quá trình sinh sống, trước hết

là triết lý về nền sản xuất nông nghiệp, thông qua mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên.

Trên mảnh đất Thừa Thiên - Huế, cộng đồng người chủ yếu sinh sống bằng sản xuất nông nghiệp, kết hợp với nghề chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp và săn bắn, hái lượm, do vậy mà nền nông nghiệp trở nên phổ biến và phát triển. Đây là lý do giải thích tại sao trong kho tàng ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế lại chủ yếu là tục ngữ nói về lao động sản xuất, trong đó phần lớn là các câu nói về các hiện tượng tự nhiên, về mối quan hệ của con người với thế giới tự nhiên.

Trong quá trình lao động, bằng việc tác động vào vào giới tự nhiên con người đã hiểu được vai trò quan trọng mang tính chất quyết định của giới tự nhiên đối với sự sống còn của họ. Mặc dù có thể con người chưa hiểu được họ là một bộ phận, một sản phẩm đặc biệt của tự nhiên, gắn liền với tự nhiên, nhưng họ ý thức được rằng giới tự nhiên cung cấp cho họ những gì cần thiết cho cuộc sống như nước, không khí, đất, mà nếu thiếu chúng thì con người không thể tồn tại được.

Người lao động luôn mong muốn mưa thuận gió hòa để có một vụ mùa bội thu. Để đạt được mong muốn đó, họ cần phải có sự ủng hộ của tự nhiên. Chính vì vậy con người dần ý thức được rằng để nâng cao hiệu quả lao động thì cần phải hiểu tự nhiên. Trải qua những năm tháng lao động vất vả, các hiện tượng tự nhiên cứ lặp đi lặp lại và nhờ vậy con người dần dần tích lũy được những kiến thức về các hiện tượng của tự nhiên, đúc kết được thành kinh nghiệm phục vụ cho sản xuất.

Con người sống gắn bó với giới tự nhiên, dựa vào tự nhiên và đối mặt vói tự nhiên nhưng không phải lúc nào giới tự nhiên cũng chiều theo ý muốn của con người. Mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên thực sự là mối

quan hệ máu thịt, không tách rời nhau. Trong mối quan hệ đó, con người luôn đứng ở vị tí trung tâm, nhận thức về giới tự nhiên, tác động và cải tạo giới tự nhiên nhưng không đối lập với giới tự nhiên. Tuy nhiên do nhận thức còn hạn chế, công cụ lao động còn thô sơ, bản thân con người lại quá nhỏ bé nên trước vũ trụ bao la và bí hiểm khôn lường, con người không có khả năng chi phối tự nhiên, luôn lo sợ trước các hiện tượng tự nhiên. Do bất lực trước tự nhiên nên con người phải cầu viện đến sức mạnh của trời đất, từ đó họ cho rằng luôn có một thực thể tinh thần sinh ra và chi phối các sự vật hiện tượng và cả bản thân họ. Chẳng hạn, trước hiện tượng lũ lụt, họ không thể giải thích tại sao lại có nhiều mưa đến thế, cuối cùng họ nghĩ rằng do con người đã làm điều gì đó sai trái với trời đất nên trời đất nổi giận và trừng phạt. Rõ ràng, trong cách suy nghĩ của người dân dù đã bộc lộ yếu tố thần linh chủ nghĩa, duy tâm và siêu hình nhưng những yếu tố tích cực vẫn là chủ đạo. Đó là tinh thần lạc quan, yêu đời; là ý thức về sự tác động của con người đến tự nhiên. Sự tác động đó mang tính chủ động, tích cực và sáng tạo. Vì thế con người luôn thể hiện được vai trò trung tâm của mình; chủ động đối phó với những tình huống bất lợi và làm chủ bản thân mình; tác động một cách có ý thức nhằm tìm hiểu tự nhiên để thích nghi và cải tạo tự nhiên. Người lao động đã biết lợi dụng những điều kiện sẵn có trong tự nhiên để nâng cao thành quả lao động. Điều này đã cho thấy tư duy của con người đã vượt trước điều kiện kinh tế xã hội lúc bấy giờ. Chẳng hạn, khi tác động trực tiếp vào các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên, họ đã thấy được rằng mọi sự vật, mọi hiện tượng đều có một hình thù cụ thể. Chính nhà triết học Arixtốt đã chỉ rõ, “mọi sự vật, hiện tượng đều có hình dạng của nó” [45, tr.245], nghĩa là mọi sự vật, hiện tượng đều có một hình thức bề ngoài nhất định nào đó.

Trong quá trình cải biến giới tự nhiên, con người đã đúc kết được những kinh nghiệm quý báu. Tuy nhiên, khi làm việc đó con người hoàn toàn dựa vào

sự quan sát, nhờ óc cảm nhận tài tình chứ chưa phải đã dựa vào tri thức khoa học. Điều đáng quý là những nhận thức đó lại đúng với thực tiễn. Đọc ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế, chúng ta thấy được ở đó quan niệm coi con người là phần tinh túy của trời đất. Trong mối quan hệ với tự nhiên, con người đã hiểu được sự phong phú và đa dạng, tính muôn hình muôn vẻ của giới tự nhiên.

Người dân Thừa Thiên - Huế sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp nên trong mối quan hệ với giới tự nhiên, một trong những vấn đề mà họ quan tâm hàng đầu là vấn đề về thời tiết, khí hậu, tức là những cái thuộc về quy luật tự nhiên mà con người không thể chi phối được. Thừa Thiên - Huế là tỉnh có thời tiết, khí hậu phức tạp, diễn biến thất thường, cho nên cả hoạt động sản xuất lẫn sức khỏe, thậm chí cả tính mạng của con người gặp rất nhiều khó khăn. Do đó việc nhận thức, tìm hiểu sự biến động của thời tiết, khí hậu là việc làm cần thiết. Khi con người nắm bắt được các quy luật hoạt động và lợi dụng được các hiện tượng thời tiết và khí hậu thì phần nào con người đã làm chủ được giới tự nhiên.

Tìm hiểu kho tàng tục ngữ Thừa Thiên - Huế, chúng ta có thể thấy một số câu tục ngữ nói về thời tiết khí hậu như:

- Cá đuối tháng 7, cá gáy tháng 10 - Cóc nghiến răng, đang nắng thì mưa

- Cơn đằng đông vừa trông vừa chạy, cơn đằng tây vừa chạy vừa ăn - Ếch kêu ồm ồm, ao chôm đầy nước

- Gió nam nắng hôm, gió nồm nắng mai

Những câu tục ngữ này thực chất là những kinh nghiệm về thời tiết và khí hậu được người dân rút ra qua quá trình lao động sản xuất và trong quá trình sống. Điều này chứng tỏ rằng người dân Thừa Thiên - Huế có khả năng nhận biết các hiện tượng của thời tiết và khí hậu, có khả năng khái quát hóa các hiện tưởng lẻ tẻ thành cái chung, cái phổ biến. Để có những kinh nghiệm

quý báu đó, người dân đã trải qua một quá trình quan sát các hiện tượng tự nhiên lâu dài, lặp đi lặp lại nhiều lần.

Trước sức mạnh to lớn của giới tự nhiên, qua các hiện tượng do những biến động của thời tiết và khí hậu gây ra, vì trình độ nhận thức còn hạn chế nên con người cảm thấy bất lực và do vậy trong suy nghĩ của họ xuất hiện yếu tố thần linh. Bên cạnh đó chúng ta cũng bắt gặp những tư tưởng lạc quan, tin vào khả năng con người có thể chế ngự được sức mạnh của của tự nhiên, có thể hạn chế những rủi ro do tự nhiên gây ra. Qua lao động, con người đã làm cho giới tự nhiên bộc lộ ra những thuộc tính, những quy luật vốn có, đó là mối liên hệ phổ biến của sự vận động và phát triển không ngừng của các sự vật, hiện tượng trong thế giới tự nhiên. Không chỉ dừng lại ở các hiện tượng tự nhiên tồn tại độc lập thuần túy như mây, mưa, sấm chớp, gió, sao, người lao động còn nhận thấy được rằng các hiện tượng tự nhiên tồn tại dường như độc lập đó đều nằm trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Chẳng hạn câu tục ngữ: “Động trời

mang tác”, nói lên ảnh hưởng của sự thay đổi thời tiết đến các loài vật. Điều đó

cho thấy các sự vật, các hiện tượng không hề tồn tại một cách biệt lập, tách rời nhau mà có sự tác động qua lại lẫn nhau. Ví dụ, mưa nhiều ngày thì sẽ dẫn đến lũ lụt, nắng nhiều ngày thì sẽ dẫn đến nạn hạn hán, tất cả đều ảnh hưởng đến đời sống của con người. Sự nhận thức các hiện tượng của tự nhiên đã giúp cho người dân có được những kinh nghiệm về giới tự nhiên và biết lợi dụng tự nhiên để phục vụ cho lợi ích của mình. Vì vậy, trước khi làm công việc gì đó, chẳng hạn như gieo mạ, làm đất, gặt lúa, thì người dân đều theo dõi các hiện tượng tự nhiên, nhìn lên trời quan sát trăng sao, mây, sấm chớp hoặc theo dõi hoạt động của các loài vật. Từ việc quan sát đó, dựa vào kinh nghiệm đã có, người dân mới đi đến quyết định nên làm hay không làm công việc nào đó.

luôn phải chống chọi với những bất lợi của thiên nhiên. Nhờ việc cải tiến công cụ lao động mà con người biến đổi được thiên nhiên; biến những vùng đất hoang vu thành đồng ruộng phì nhiêu nuôi sống mình.

Khi con người biết chế tạo công cụ lao động tức là lúc con người đã hoạt động có ý thức, có mục đích. Chẳng hạn, con người biến cây rừng thành bàn ghế, thành cột nhà hay thành củi than, chính là con người đã chinh phục giới tự nhiên, bắt giới tự nhiên phục vụ cho mục đích của mình. Câu tục ngữ: “Sông

sâu thả dá mà đo, núi cao dần dần mà bước”, thể hiện khát vọng tìm tòi, cách

thức để chinh phục, khám phá tự nhiên của con người.

Trải qua hàng nghìn năm lao động và sản xuất, hết thế hệ này đến thế hệ khác, con người đã đúc kết được những kinh nghiệm quý báu, nhờ vậy óc sáng tạo của con người cũng được mở mang hơn. Ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế đã phản ánh được giá trị của lao động và phản ánh mối quan hệ giữa con người với tự nhiên.

Đọc ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế, chúng ta bắt gặp rất nhiều câu nói về các hiện tượng tự nhiên. Từ xa xưa, người nông dân không chỉ quan tâm đến thời tiết, khí hậu mà họ còn quan tâm đến đất đai. Đất đai được xem như là tài sản vô giá nên người nông dân luôn chú ý đến khâu làm đất. Ví dụ, trong việc trồng lúa, người nông dân biết rằng sản lượng của cây lúa phụ thuộc rất lớn vào độ phì nhiêu của đất đai. Do đó họ đi sâu tìm hiểu về đất, về các thuộc tính của từng loại đất từ đó có biện pháp kỹ thuật làm đất hợp lý.

Những câu ca dao, tục ngữ nói về đất là sự khẳng định bản thân của con người trước tự nhiên, qua đó có thể thấy người nông dân hiểu được khả năng của mình trước tự nhiên, có thể chi phối tự nhiên theo chiều hướng có lợi cho mình. Mặc dù cuộc sống còn lệ thuộc nhiều vào tự nhiên nhưng nổi trội vẫn là tinh thần con người hướng tới việc từng bước làm chủ tự nhiên. Xuất phát từ mục đích thiết thực là làm thế nào làm để cây lúa cho nắng suất cao, người

nông dân ý thức được rằng họ không thể trông chờ vào sự may rủi hay nhờ vào đấng tối cao, thần linh nào cả, mà phải do nỗ lực của bản thân. Vì vậy họ đã dồn hết tâm sức, trí tuệ và sự cần cù để tìm ra những biện pháp tối ưu trong lao động sản xuất. Chính trong lao động vất vả người nông dân đã đúc kết được những kinh nghiệm quý báu về thời tiết, khí hậu, đất đai, nhờ thế họ hiểu được tự nhiên, thuân theo tự nhiên để có được mùa màng bội thu. Đây là một vấn đề lớn mang tính triết lý nhân sinh sâu sắc.

Trải qua quá trình lao động, người nông dân đã hiểu được rằng, giữa họ và giới tự nhiên có mối quan hệ mật thiết:

Lụt thì lút cả làng

Do đó, thái độ của người nông dân là tôn trọng thế giới tự nhiên, sống hòa mình vào trong tự nhiên. Bên cạnh đó họ cũng ý thức được vai trò của con người trong việc cải tạo giới tự nhiên. Bản thân người Huế cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của lao động trong việc cải tạo thế giới tự nhiên.

Từ chỗ hàng ngày phải đối mặt với tự nhiên, trải qua những thất bại hay thành công trong lao động sản xuất, người Huế đã đúc rút được kinh nghiệm mang tính triết lý cao là khi làm gì thì con người cũng phải thực tế, phải tôn trọng hiện thực khách quan. Nếu làm trái với quy luật sẽ không đạt được mục đích gì hết.

Tính triết lý trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên còn được thể hiện ở chỗ trong điều kiện kinh tế xã hội của nền nông nghiệp lúa nước, trải qua nhiều thiên tai và tri thức khoa học chưa được phổ biến nhưng người nông dân vẫn lạc quan, yêu cuộc sống, tin tưởng và tự làm chủ bản thân mình. Chính điều đó tạo cho người nông dân đức tính cần cù, chịu khó, ham học hỏi, ham hiểu biết. Có thể nói cách nhìn nhận về thế giới, về con người, về thời cuộc, vì thế mà mang tính triết lý, nhân văn khá sâu sắc và có những yếu tố đã tiến sát đến tư duy triết học. Đúng như giáo sư Nguyễn Tài Thư nhận xét: “Rất tiếc là lịch sử

chưa đúc kết lên thành những hệ thống triết học. Ở đó tư duy phải là triết học thuần túy nhưng đã đề cập tới một số vấn đề của bản thân triết học” [39, tr. 36].

Một phần của tài liệu Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ thừa thiên huế (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w