Về quê hương đất nước

Một phần của tài liệu Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ thừa thiên huế (Trang 25 - 32)

7. Kết cấu luận văn

1.2.2.1.Về quê hương đất nước

Quê hương đất nước là một đề tài phổ biến trong ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế. Nói đến quê hương đất nước, ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế không chỉ miêu tả, giới thiệu, mà còn gắn vào đó một tình cảm thiêng liêng, sâu nặng. Cũng như mảng ca dao này ở các vùng quê khác, tên chợ, tên núi, tên sông đặc biệt có sức gợi cảm. Phong phú, sâu lắng, trữ tình, hồn nhiên

nhất là mảng ca dao có nội dung liên quan đến địa danh, di tích lịch - văn hóa và đặc sản địa phương. Các yếu tố này thâm nhập vào đời sống vật chất và tinh thần, đặc biệt là tình cảm của con người xứ Huế. Biểu tượng của bức tranh thiên nhiên trữ tình của Huế là “sông Hương - núi Ngự”, nhất là những đêm trăng làm cho ai nhìn ngắm cũng đắm say si tình, tiềm ẩn nhiều ý nghĩa thiêng liêng.

- Núi Ngự Bình mơ màng trăng gió Niềm tâm sự ai thấu rõ cho mình

Đoái nhìn sông Hương nước chảy xinh xinh Sông bao nhiêu nước dạ em si tình bấy nhiêu - Ai vô xứ Huế mà coi

Sông Hương núi Ngự cảnh trời đẹp thay

Bên cạnh hai địa điểm nói trên, Thừa Thiên - Huế được biết đến với nhiều cảnh sơn thủy hữu tình thơ mộng, dọc đôi bờ sông Hương là núi Ngọc Trản và làng Kim Long phía Tây Hoàng Thành. Ngọc Trản có nghĩa là núi Chén Ngọc, được dân gian gọi là Hòn Chén, cũng có tên là núi Hương Uyển nổi lên như đầu rồng bên cạnh bờ sông Hương về phía tây Hoàng Thành chừng 7 cây số, thuộc địa phận làng Hải Cát, huyện Hương Trà. Đỉnh núi tựa như cái chén đựng nước màu xanh ngọc bao bọc bởi nhiều cây cổ thụ, rợp bóng xanh tươi huyền ảo. Ngọc Trản không những nên thơ, quyến rũ về cảnh non xanh nước biếc khi xuôi ngược trên dòng Hương Giang mà còn là nơi gửi gắm tâm linh vào các ngày rằm, mồng một và hai mùa lễ hội đăng sơn - hạ thủy, nơi gợi lại nguồn gốc mẫu hệ của người Huế và dân tứ phương. Con đò xuôi theo dòng Hương Giang, qua khỏi Ngọc Trản thì san sát đò nốc, được gọi là vạn đò neo đậu bờ sông làng Kim Long. Ngôi làng này ở sát phía Tây Hoàng Thành, một vùng đất nhà vườn trù phú nhiều đặc sản hoa, quả, một địa

chỉ của nhiều cô gái Huế đài các, kiêu sa, mĩ miều:

Nước đầu cầu khúc sâu, khúc cạn

Chèo qua Ngọc Trản đến vạn Kim Long Sương sa, gió thổi lạnh lùng

Sương xao trăng lặn gây lòng nhớ thương

Ngoài những địa danh thiên nhiên thuộc địa bàn kinh đô, dọc theo dãy Trường Sơn hùng vĩ và biển Đông bao la, có nhiều nhánh núi đâm ra biển tiếp cận với đầm cầu Hai và biển Đông hình thành nhiều bức tranh sơn thủy hữu tình kỳ bí, bao la tác động vào tình cảm và yếu tố thẩm mỹ của con người. Trong đó có núi Truồi hùng vĩ, tiêu điểm của huyện Phú Lộc canh giữ biển Đông:

Núi Truồi ai đắp nên cao

Dâu Truồi ai biếu ngọt ngào lòng anh

Đặc biệt là núi Bạch Mã như một cao nguyên thu nhỏ có khí hậu thiên nhiên ôn đới tạo thành một thảm thực vật với nhiều cây gỗ, hoa trái, cầm thú, đặc sản, một địa điểm du lịch và nghỉ dưỡng lý tưởng:

Núi Bạch Mã hai hàng sau trước Đất Lộc Trì khi ướt khi khô Đường về đá bạc lô nhô

Cầu Hai đầm nước xô bờ ngày đêm

Nhánh núi Bạch Mã đổ ra hướng Đông, đến bờ biển bỗng nhô lên như đầu con Rùa, ở đó có dấu vết tháp Chăm canh giữ cửa Tư Hiền:

Trông lên hòn núi con rùa

Ngó xem cái tháp ngày xưa hãy còn

Ngoài cái đẹp hữu tình, biển cả bao la, ở đây còn tiềm ẩn cái tháp của địa danh Ô - Lý: “Từ thuở mang gươm đi mở nước”. Trên con đường Thiên Lý thuộc địa phận Phú Lộc, núi Phước Tượng có “con voi đá” khổng lồ, chứng nhân của sự cách trở của nghĩa vợ chồng:

Nghĩa mô trượng (trọng) bằng nghĩa phu thê

Cuối huyện Phú Lộc, sừng sững chọc trời là núi Hải Vân, quanh năm mây phủ và gió lộng từ muôn phương thổi về, đây cũng là đèo cao nhất (trên 1000m) duyên hải Miền Trung, làm ranh giới giữa Huế và Đà Nẵng. Địa danh này có cái đẹp sơn thủy hùng vĩ nên thơ, một thắng cảnh kỳ vĩ độc đáo mà mỗi lần dừng chân, ai cũng cảm thấy lòng mình bâng khuâng thích thú, tâm hồn bay bổng giữa trời nước lồng lộng. Trước thiên nhiên ấn tượng ấy, Hải Vân cũng hiện thân cho sự ngăn cách tình cảm đôi lứa, cho nỗi buồn thân phận cô đơn:

Chiều chiều mây phủ Hải Vân

Chim kêu ghềnh đá, gẫm thân lại buồn

Bên cạnh địa danh mà thiên nhiên là trọng tâm, quê hương Huế còn có nhiều địa danh gắn với di tích lịch sử văn hóa, cổ xưa nhất là chùa Thiên Mụ, chùa dựng lập năm 1601 trên gò núi phía tả ngạn sông Hương thuộc xã An Ninh, huyện Hương Trà. Bên hữa ngạn sông Hương nổi lên gò Long Thọ, còn gọi là Thọ Xương ở xã Nguyệt Bầu, huyện Hương Thủy, 2 địa danh này thường gắn liền với nhau trong nhiều bài ca dao Thừa Thiên - Huế. Tiếng chùa Thiên Mụ đã lắng đọng vào tâm thức của người Huế và khách du lịch thập phương như dìu dắt họ vào cõi thanh bình, tĩnh lặng, đối lại với chuông chùa là tiếng gà Thọ Xương như thúc giục con người vào cuộc sống hiện thực với nhiều lo âu, cay đắng:

Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Thiên Mụ canh gà Thọ Xương Thuyền về xuôi mái sông Hương

Có nghe tâm sự đôi đường đắng cay

Cùng với chùa Thiên Mụ xưa cổ khắc ghi vào bản thân nhiều tâm sự, Huế còn có các chùa Quốc Bảo, Từ Hiếu, Từ Đàm, Trà Am, Chùa Ông, Diệu Đế:

Giữa chùa Diệu Đế bồn lầu hai chuông

Bên cạnh hệ thống chùa, tiêu biểu và độc đáo nhất của kinh đô Huế là biểu tượng Ngọ Môn đã trở thành di sản văn hóa thế giới, niềm tự hào cho người Huế và cho cả nước: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngọ Môn năm cửa chín lầu Một lầu vàng tám lầu xanh Ba cửa thẳng, hai cửa quanh

Sinh em phận gái, hỏi chốn kinh thành mần chi

Đề cập đến địa danh lịch sử văn hóa Thừa Thiên - Huế, không thể không nhắc đến cầu Trường Tiền, chiếc cầu nối liền đôi bờ sông Hương thơ mộng khắc ghi vào lòng người những bước thăng trầm liên quan đến thiên nhiên và lịch sử hơn một thế kỷ (1879 - 2006). Cũng trong thời gian ấy, cầu Trường Tiền vừa là niềm tự hào, vừa là gạch nối tình cảm của cư dân đôi bờ sông Hương, đặc biệt là tình yêu đôi lứa:

Cầu Trường Tiền mười hai vài, sáu nhịp Anh qua không kịp, tội lắm em ơi

Mấy lâu ni chịu tiếng mang lời

Dẫu xa nhau đi nữa, dạ vẫn bồi hồi nhớ thương

Cũng là di tích lịch sử văn hóa, đi xa về phía Tây - Nam Hoàng Thành, hiện hữu một hệ thống lăng tẩm đồ sộ, hoành tráng, trong đó lăng Tự Đức và Khải Định thường được chuyển tải vào ca dao Thừa Thiên - Huế. Lăng Tự Đức còn gọi là Vạn Niên Cỏ được xây dựng ở một thung lũng thuộc địa phận làng Dương Xuân Thượng, huyện Hương Thủy. Toàn cảnh như một kinh thành có nhiều kiến trúc mỹ thuật cổ kính, nhiều đồi thông, khe suối, hồ ao trữ tình. Vẻ đẹp độc đáo ấy cuốn hút tâm hồn người Huế, nhưng cũng hàm chứa lời ca thán vì sự cực khổ hy sinh xương máu của nhân dân trong quá trình xây dựng:

Thành xây xương lính, hào đào máu dân

Khác với lăng Tự Đức, lăng Khải Định xây dựng ở sườn núi Chân Chữ, còn gọi là Châu Ê, bên cạnh lời ca tụng về cái đẹp sơn thủy hữu tình và sự đồ sộ, hoa mỹ thì cũng để lại lời than thở, oán trách vì lao động khổ sai và sưu cao thuế nặng trong thời gian xây dựng:

Châu Ê, ơi hỡi Châu Ê

Khi đi trai tráng, khi về bũng beo

Quê hương Huế, qua ca dao, tục ngữ, chúng ta còn biết nhiều đặc sản rất ấn tượng liên quan đến đời sống vật chất và tinh thần, do con người lao động cần cù mang lại, hàm chứa sự sáng tạo, lòng tự hào và tính nhân văn của người Huế:

- Than rằng Hà Đá trồng khoai Hà Thanh trồng cói

Cầu Hai trồng chè - Cam đường Mỹ Lợi

Vải trạng cung Diên Nhãn lồng PhụngTiên Đào tiên Thế Miếu Thanh trà Nguyệt Biều Dâu da rừng Truồi Hột sen hồ Tịnh

- Cơm Mỹ Xá, cá Hội Yên, vịt đàn Thủ Lễ, Thôn Niên heo gà - Cơm Mỹ Xá, cá An Xuân

Và đó cũng là vùng quê nghèo khó, thường bị lụt lội, bão dông:

Ông tha mà bà chẳng tha

Làm cho cái lụt hăm ba tháng trời

hẹp, hầu hết là núi đồi, sông đầm, biển cả hình thành bức tranh sơn thủy hữu tình. Những địa danh đi vào ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế là đối tượng của đời sống tình cảm và tâm linh. Bên cạnh đó hệ thống địa danh lịch sử - văn hóa, với kinh đô Huế hoành tráng, tú lệ, phản ánh trong ca dao như khắc ghi tiếng nội tâm về những dấu ấn của thời kỳ xây dựng quê hương đất nước. Ca dao Thừa Thiên - Huế không chỉ miêu tả, giới thiệu, mà còn gắn vào đó một tình cảm thiêng liêng, sâu lắng, mang lại sức gợi cảm mạnh, nó luôn ẩn hiện trong tâm thức của người Huế không những ở quá khứ mà còn ở hiện tại và tương lai.

Thừa Thiên - Huế ngày nay được xem là một bảo tàng di sản văn hoá vật chất về di tích cố đô, là di sản văn hoá của cung đình Việt Nam. Những yếu tố đó là nguồn cảm hứng cho con người sáng tác. Bởi thế, ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế không chỉ ngợi ca về thiên nhiên, nói về nhân tình thế thái, mà còn tìm thấy được hình ảnh của kiến trúc cố đô Huế nằm trong dòng chảy của ca dao, tục ngữ. Chính những điệu hò, những câu ca dao nặng tình yêu thương quê hương đất nước, đã thấm đẫm vào con người Huế từ thuở ấu thơ. Vì thế, mỗi lần giỗ, Tết, được trở về để tưởng nhớ Tổ Tiên, thăm lại bà con, bạn bè, bên chén trà, chum rượu, bao giờ cũng vẫn là điều mong ước của con người xứ Huế, một tình cảm thiêng liêng không xóa nhòa được trong lòng người Huế tha hương.

Là di sản văn hoá của dân gian, ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế, một kho tàng trí tuệ độc đáo, một gia tài văn hoá cộng đồng, đã trải qua nhiều thử thách của năm tháng. Người ta có thể tìm thấy được ca dao từ những câu hát ru con, những câu hò trên sông nước, thường nghe được ở Huế và các vùng phụ cận. Bao nhiêu tinh hoa của nhiều thế kỷ đã hội tụ về miền sông Hương, núi Ngự, để tạo nên một vùng đất văn hoá vô cùng đặc sắc. Vì thế, qua ca dao, tục ngữ chúng ta có thể thấy được ba yếu tố: Thiên Nhiên, Kiến Trúc và

Con Người Huế, đã hoà quyện với nhau, nuôi dưỡng nhau, để Huế trở nên một vùng đất của Thơ, bầu trời của Nhạc và thế giới của Tâm Hồn.

Một phần của tài liệu Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ thừa thiên huế (Trang 25 - 32)