Về tình cảm lứa đôi

Một phần của tài liệu Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ thừa thiên huế (Trang 32 - 35)

7. Kết cấu luận văn

1.2.2.2. Về tình cảm lứa đôi

Trong kho tàng ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế, chủ đề tình yêu đôi lứa chiếm khối lượng lớn, rất phong phú và đa dạng; nó vừa hiện thực, vừa hư cấu, vừa lãng mạn, vừa sâu sắc. Đó là thứ tình yêu lành mạnh, thắm thiết, hồn nhiên. Kết quả của tình yêu nam nữ đã vượt ra khỏi bức tường thành của lễ giáo phong kiến. Ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế phản ánh tình cảm lứa đôi với nhiều cung bậc, màu sắc; ghi lại tất cả các chặng đường, các khía cạnh của tình yêu, các trạng thái tình cảm của nam nữ thanh niên đôi khi gặp nhiều trắc trở, khó khăn nhưng tinh tế, sâu sắc qua hai giai đoạn là chào hỏi - làm quen và tỏ tình - kết duyên.

Ở Thừa Thiên - Huế do ảnh hưởng của nền văn hóa phong kiến nên nam nữ xứ Huế chào hỏi - làm quen nhau một cách dè dặt, kín đáo, nhưng không kém phần thú vị và hấp dẫn. Họ thể hiện lời chào hỏi như những người xa lạ dù cho họ đã quen biết nhau rồi. Thật ra trong lời chào nghe có vẻ xa lạ đó đã tiềm ẩn một cái hẹn. Chính điều này đã tạo nên tính cách trang nhã, kiêu sa, đài các có tính nhân văn rất riêng của cô gái Huế:

Em thấy anh cũng muốn chào hỏi Hai bên bạn đứng như rào miệng em

Chào hỏi là một biểu hiện của văn hóa giao tiếp, cũng là cơ hội để nam nữ làm quen nhau. Lời chào che dấu một cách kín đáo tình cảm riêng tư của chủ thể đồng thời cũng là để thăm dò đối tượng một cách tế nhị, duyên dáng:

- Túi trời không biết bạn là ai

Cho tui chào chung một tiếng sớm mai lại nhìn - Gặp nhau đây, mắt liếc miệng chào

Khi chào hỏi xong, nam nữ đã biết nhau, họ bắt đầu chuyển sang thăm dò thái độ của nhau:

Hỏi em có thương thiệt anh không

Hay là bán trâu vẽ bóng giữa đồng cho anh

Biết rõ lòng nhau rồi, nhưng chưa đủ, lại thử tài nhau để xem trí thông minh, độ nhanh nhạy của đối tượng. Họ thử tài bằng cách đặt ra những yêu cầu cần được giải quyết về giới tự nhiên, về xã hội:

Quân sư phụ là đạo tam cang dã

Cùng em qua chuyến đò đầy, đò ngã, anh cứu ai?

Để ướm lòng nhau, để biết tính khí của nhau, trai gái trêu ghẹo nhau, biểu hiện cái dí dỏm, tinh nghịch và tính hiếu động trong cư xử với người khác giới nhằm chinh phục đối tượng và cũng để khẳng định mình:

Ngộ tình cờ mà gặp được O

Áo O thì O mặc, răng rận bỏ sang áo tui

Khi trai gái đã hiểu lòng nhau thì họ hẹn ước thủy chung:

Thầy mẹ sinh em ra phận gái, giữ đạo cương thường Anh lui về học lấy văn chương

Nghìn thu em vẫn đợi, không vấn vương nơi nào

Chào hỏi - làm quen là tiền đề dẫn đến tỏ tình - kết duyên: Trai gái Thừa Thiên - Huế do sự ràng buộc bởi nếp nhà và tập tục xã hội nên họ bày tỏ tình cảm của mình theo phong cách phiếm chỉ. Người con gái khi bày tỏ trực tiếp tình yêu, họ dùng tiếng “ai” để chỉ đối tượng. Tiếng “ai” xuất hiện trong ca dao Thừa Thiên - Huế rất kín đáo và dễ thương, vừa thể hiện tình cảm của chủ thể với đối tượng, vừa phản ánh tâm trạng bâng khuâng, khó nói:

Ai về cầu ngói Thanh Toàn Cho em về với một đoàn cho vui

tiêu biểu của cô gái Huế:

Áo em trắng quá nhìn không ra

Cùng bày tỏ tình cảm với đối tượng, thay vì phiếm chỉ, người con trai liên hệ nhân vật thứ ba “thầy mẹ”, người có quyền trong việc định vợ gả chồng cho con theo lối nói nghi vấn. Đây là cách tỏ tình rất đáo để, vừa thể hiện nhân cách văn hóa - tôn trọng nền nếp gia phong, vừa làm cho người con gái cảm phục và không bối rối:

Anh mong em lại bên nhà

Không biết thầy với mẹ có thuận hòa hay không

Trai gái Thừa Thiên - Huế do bị ràng buộc trong “đạo tam tòng” của Nho giáo, đặc biệt là nữ giới, “tại gia tòng phu”, nên trong tỏ tình - kết duyên đôi lứa, “thầy mẹ” hiện thân khá nhiều trong ca dao:

Nơi không thương thì thầy mẹ ép Nơi đẹp tình thì thầy mẹ khiến đừng

Vì vậy, nếu người con trai nói theo phong cách nghi vấn thì người con gái bày tỏ tình cảm của mình theo phong cách khẳng định về quyền của phụ mẫu.

Kết duyên vợ chồng là việc trọng đại đối với người con gái cho nên phải được sự đồng thuận của thân phụ đôi bên. Ngoài “tòng phụ”, người con gái có khi còn nặng chữ hiếu, dù cho tình yêu đã mở cánh cửa con tim:

Em ra lấy chồng bỏ mẹ cho ai

Đầu hôm quạnh vắng sớm mai một mình

Trở ngại về chữ hiếu tuy có nhưng hiếm, trai gái tỏ tình cho nhau và khi tình cảm hội ngộ thì thường được cha mẹ chấp thuận. Cái hạnh phúc tuyệt vời, cái tính nhân văn của tình yêu đôi lứa là kết nghĩa vợ chồng nên người con trai khẳng định dù cảnh ngộ nào “cũng theo nhau”, người con gái thì thề nguyện “hai chữ keo sơn”.

Trai gái Thừa Thiên - Huế cùng sống trong môi trường thiên nhiên non nước hữu tình và môi trường lịch sử - xã hội phong kiến nên hình thành những đặc trưng riêng trong cách tỏ tình. Tiếng nói nội tâm của họ vừa có cái lãng mạn mang hình ảnh của sông Hương núi Ngự, vừa bị ràng buộc của lễ giáo phong kiến, nên cách tỏ tình không bồng bột mà thầm kín nhưng nồng nàn, say đắm. Cùng với những đặc trưng ấy, nam nữ Thừa Thiên - Huế, chủ yếu là nữ giới trong tỏ tình - kết duyên thường có hình bóng cha mẹ. Đây là tính cách đặc thù rất Huế của nữ giới trong tình yêu và hôn nhân, điều này vừa thể hiện nếp nhà, vừa hàm chứa sự bền vững của tình yêu.

Một phần của tài liệu Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ thừa thiên huế (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w