7. Kết cấu luận văn
1.2.2.4 .Về lao động sản xuất và các vấn đề khác của cuộc sống
Văn học dân gian nói chung và ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế nói riêng đều xuất phát trực tiếp từ lao động rồi trực tiếp phục vụ cho sản xuất và người lao động. Trong điều kiện khoa học kỹ thuật chưa phát triển, việc xem xét ảnh hưởng của tự nhiên, để rút ra những kinh nghiệm quý báu là một vấn đề cần thiết trong sản xuất nông nghiệp. Những kinh nghiệm đó có tính thống nhất và đa dạng là kết quả của tinh thần lao động sáng tạo, chứng minh nguồn gốc dân gian của khoa học trong lao động sản xuất. Đa số những kinh nghiệm về lao động sản xuất được đúc kết từ ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế có
mối tương quan với môi trường khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa nắng, lụt bão nhiều, diễn biến thất thường, phức tạp nhằm mục đích phục vục cho sản xuất nông nghiệp.
Thừa Thiên - Huế là một địa phương có thời tiết khí hậu thất thường, mưa, gió, bão lụt thường xuyên xảy ra, mà các hiện tượng này thường được dự báo trước bởi sấm, chớp, mây, gió. Vì thế trong lao động sản xuất cư dân xứ Huế thường xuyên theo dõi các hiện tượng thời tiết khí hậu, rút ra những kinh nghiệm có tính chất thiên văn. Đặc biệt là cư dân ở các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang luôn theo dõi các tia chớp ở cửa Eo, vì mỗi lần có chớp là sắp có mưa to, bão lớn, lụt đến nóc nhà nhằm tránh những thiệt hại về tài sản và tính mạng:
- Chớp cửa Eo, nước trèo khu đĩ - Sấm ngã Eo, bắt heo vô rọ
Hoặc nhìn lên trên đỉnh núi Truồi, ngọn núi cao nhất thuộc huyện Phú Lộc có mây bao phủ thì ắt có mưa:
Núi Truồi đội mũ, âm phủ mặc áo tơi
Tục ngữ nói về lao động sản xuất nảy sinh trong quá trình đấu tranh thiên nhiên của nhân dân lao động. Đó là những kinh nghiệm lâu đời và có tính chất tập thể rút ra trong quá trình quan sát các hiện tượng tự nhiên, quá trình dùng sức người cải biến tự nhiên và quá trình xây dựng kỹ thuật sản xuất. Những kinh nghiệm ấy dần dần phổ biến rộng rãi và trở thành những tri thức khoa học về tự nhiên; chúng cũng thể hiện tinh thần sáng tạo, phản ánh một số nét chính điều kiện và phương thức lao động của ngươi dân Thừa Thiên - Huế, qua đó cho thấy mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa con người với tự nhiên. Việc hiểu được giới tự nhiên giúp cho con người tránh được những thiệt hại do sự thay đổi thời tiết, khí hậu gây ra.
động sản xuất và mối quan hệ của con người với tự nhiên; phản ánh tập quán làm ăn lâu đời trong hoàn cảnh sản xuất nông nghiệp của người dân Huế với kỹ thuật sản xuất thô sơ. Từ những kinh nghiệm về thời tiết:
- Cu cu tắm thì ráo, trảo trảo tắm thì mưa - Tháng bảy nước chảy lên bờ
- Mây kéo lên nguồn, nước tuôn ra bể
Đến những kinh nghiệm về nhiều lĩnh vực lao động sản xuất, đặc biệt là trong việc cày bừa, trồng lúa, gieo mạ, trồng khoai:
Đất quen trồng mạ, đất lạ trồng khoai
Hay những kinh nghiệm về thời điểm trồng trọt:
Trồng sắn buổi mai, trồng khoai buổi chiều
Những kiến thức về chăn nuôi và đánh bắt, trong đó chủ yếu là kinh nghiệm chọn giống nuôi, phổ biến là chọn chó, mèo, heo, trâu, gà:
- Nhất chó bốn đeo, nhì mèo tam thể (chọn chó, mèo) - Gà kiến mắn đẻ, lắm kẻ tìm mua
Gà nòi đẻ sưa nhưng mà tốt thịt (chọn gà đẻ)
- Chấm trán lọ đuôi, không ai nuôi cũng nậy (chọn lợn giống) - Trâu đen ăn kỹ cày hay
Trâu bạc ăn nhón, lại day đường cày (chọn trâu cày)
Kinh nghiệm đi lưới:
Trời sương mù, nhiều cá thu cá nục
Bên cạnh bộ phận ca dao, tục ngữ nói về lao động sản xuất, phục vụ sản xuất, còn có một bộ phận đáng kể ca dao, tục ngữ phục vụ chiến đấu, điển hình là phục vụ cho các phong trào cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Bộ phận ca dao này do những người nông dân tham gia kháng chiến sáng tác, chủ yếu là số cán bộ tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân ở xã, huyện, nên có sắc thái, cung cách riêng. Hầu hết các
cuộc vận động, các phong trào trong chống Pháp và chống Mỹ đều có ca dao cổ vũ. Một số phong trào lớn còn vang vọng trong ca dao như:
Phong trào ủng hộ tiền bạc cho Chính phủ và cuộc kháng chiến chống Pháp 1946-1949:
Ai có đồng đem ra ma đúc súng, đúc bom
Chị em mình ở nhà dù không có chi để nấu, thì trên tréc dưới om cũng đành
Phong trào diệt giặc dốt, giặc đói khởi đầu từ năm 1945 (kéo dài cho đến 1954):
Anh kia bộ dạng oai phong
Nếu không biết chữ, chớ hòng thương được em
Phong trào vận động không đi lính cho giặc, nếu đã đi thì bỏ ngũ trở về: Anh đi lính “quốc gia” mà anh bị đốt
Anh đi lính “quốc gia” răng mẹ cha anh bị nhốt lao tù Đèn kia sáng lắm, không phải đèn lu
Khuyên anh suy nghĩ, kẻo quân thù hại ta
Vận động giác ngộ cách mạng, tố cáo tội ác của giặc:
Khố rách như tua con mực
Áo tả tơi mảng ngược mảnh xuôi Vì đâu cực khổ trọn đời
Vì chưng sưu thuế, vọt roi mấy tầng
Và tập trung hơn cả, là động viên toàn dân tham gia kháng chiến, trực tiếp cầm súng, hoặc vào các đoàn thể Cách mạng để bảo vệ quê hương:
Anh đi, sung vào đoàn cảm tử
Em ở nhà, vô đội phụ nữ cứu thương
Cuộc sống vô cùng phong phú và đa dạng. Vì vậy, bên cạnh những chủ đề đã nêu ở trên, ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế còn dành không ít sự quan
tâm đến các quan hệ liên quan đến sự sinh tồn của con người ở vùng đất nắng cháy, mưa dầm dề này.
Ca dao nhìn nhận, đánh giá con người với tư cách là một cá thể, tồn tại tự thân theo vòng đời, có quyền sống một cách tự nhiên:
Ai thương thì bỏ ngoài da
Cơm thương thì bỏ ruột già ruột non
Con người được xét qua những quy ước, những sự ràng buộc bởi các tục lệ, các quan niệm vốn có:
Sự đời ngày nắng đêm mưa
Người thương, người trả, người đưa, đưa người
Thế giới tự nhiên được xem xét ở nhiều góc nhìn, điểm nhìn, hoặc chúng độc lập với con người, hoặc chúng gần gũi thân thương, hoặc chúng tác động, ảnh hưởng xấu đến cuộc sống.
Ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế còn phản ánh những vấn đề thuộc đời sống vật chất của con người như công việc, sức khỏe, ăn chơi, sống chết. Điều này được thể hiện qua một số câu tục ngữ như:
- Ăn cơm chúa, múa tối ngày
- Đau mới chết, việc làm la lết cũng qua - Làm khi lành, để dành khi đau
- Chết no hơn sống thèm - Đui bỏ việc, điếc bất tài
Như vậy, có thể thấy rằng, nội dung phản ánh của ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế mang tính triết lý sâu sắc, phản ánh chân thực đời sống và tâm hồn của nhân dân Huế nói riêng, của cả dân tộc nói chung. Do gắn với lời ăn tiếng nói nên ca dao, tục ngữ được sử dụng thường xuyên trong giao tiếp, và những câu ca dao, tục ngữ mới không ngừng được sáng tạo.
Ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế có một diện mạo riêng, đó là sự thống nhất trên tổng thể và những dị biệt do đặc điểm văn hóa, lịch sử vùng đất này chi phối. Ca dao, tục ngữ vùng đất này bổ sung vào kho tàng ca dao, tục ngữ dân tộc những câu đầy ắp hình ảnh, biểu tượng, làm giàu chất văn chương cho thể loại nặng tính khái quát, suy lý này, góp phần làm phong phú, đa dạng hệ thống ca dao, tục ngữ của dân tộc.
Với những nội dung phản ánh của ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế, người đọc nhận ra sự trau chuốt trong lời lẽ, sự rung động chân thành, tự nhiên của chủ thể sáng tạo và cả sự u uẩn, hoài niệm, xót thương. Tình cảm yêu thương da diết gần như bao trùm lên các chủ đề đã trình bày và đọng lại trong người nghe, người đọc. Chính sự truyền cảm ấy đã khiến cho ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế có sức sống mãnh liệt, và còn tiếp tục hoà nhập vào cuộc sống mới, như một tổng kết của thế hệ đi trước trao truyền lại cho các thế hệ mai sau.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Ca dao, tục ngữ là bộ phận hợp thành quan trọng của văn học dân gian. Chắt lọc từ những giọt mồ hôi rơi xuống luống cày, từ những tấm lưng oằn xuống vì vất vả, vì nắng cháy, ca dao, tục ngữ đã phản ánh đời sống sinh tồn của những người nông dân tay lấm chân bùn Việt Nam.
Thừa Thiên - Huế là một tình của miền Trung Việt Nam, nơi nắng lắm mưa nhiều, vì vậy đã làm ra được cái ăn, cái mặc thì phải vất vả hơn rất nhiều so với nơi khác. Tuy vậy, không nằm ngoài quy luật chung của sự vận động và phát triển, ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế đã hòa vào dòng chảy của văn học bình dân Việt Nam và có vị trí đáng kể trong dòng văn học ấy.
Ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế là tấm gương phản chiếu của đời sống kinh tế xã hội Thừa Thiên Huế nói riêng và Việt Nam nói chung. Vì vậy,
thông qua sự phản ánh đó chúng ta có thể nắm bắt được những triết lý về đời sống của con người ở vùng đất này. Theo nghĩa đó chương 1 của luận văn là tiền đề cho sự tiếp tục triển khai ở chương 2.
CHƯƠNG 2:
MỘT SỐ TRIẾT LÝ VỀ NHÂN SINH
TRONG CA DAO, TỤC NGỮ THỪA THIÊN - HUẾ
Nói đến nhân sinh quan tức là chúng ta nói đến sinh mệnh con người, đến cuộc sống của con người trong xã hội và trong quan hệ của con người với tự nhiên, đến mục đích và lẽ sống của con người. Vì vậy, khi bàn đến tính triết lý nhân sinh chính là bàn về quan niệm trên các mặt đó.