Hệ mờ (Fuzzy Inference Systems)

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: NGHIÊN CỨU VÀ ĐIỀU KHIỂN MÔ HÌNH CON LẮC NGƯỢC QUAY (Trang 33 - 35)

Hệ suy luận mờ là nền tảng tính toán cơ bản dựa vào lý thuyết tập mờ, quy tắc mờ if – then và suy luận mờ. Hệ suy luận mờ đã được ứng dụng thành công trong nhiều lĩnh vực như : điều

Trang 34 khiển tự động, phân loại dữ liệu, phân tích, hệ chuyên gia, dự báo, robot và nhận dạng. Hệ suy luận mờ cũng được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: hệ chuyên gia mờ, mô hình mờ, bộ nhớ kết hợp mờ hay đơn giản là hệ mờ.

Cấu trúc cơ bản của hệ mờ bao gồm ba thành phần chính: cơ sở luật gồm các quy tắc mờ; cơ sở dữ liệu định nghĩa các hàm thành viên và cơ chế suy luận thực hiện thủ tục suy diễn (suy luận mờ).

Đầu vào hệ mờ cơ bản có thể là giá trị mờ hoặc rõ (được xem như là singleton), nhưng ngõ ra luôn là tập mờ. Đôi khi ta cần tập rõ ở ngõ ra, đặc biệt khi ứng dụng trong hệ thống điều khiển, do đó nhất thiết phải có phương pháp giải mờ để biến đổi giá trị mờ thành giá trị rõ. Hệ mờ có tập rõ ngõ ra được cho trong Hình 2.22, trong đó đường chấm gạch biểu thị hệ suy luận mờ cơ bản với ngõ ra mờ và khối “giải mờ’ làm nhiệm vụ biến đổi ngõ ra mờ thành giá trị rõ. Một ví dụ về hệ mờ không có khối mờ hóa là hệ thống hai đầu vào – hai luật như Hình 2.21.

Hình 2.18 Sơ đồ khối bộ điều khiển mờ.

Với đầu vào/ra là rõ, hệ mờ thực hiện một ánh xạ phi tuyến từ không gian đầu vào đến không gian đầu ra. Ánh xạ này được thực hiện bởi các quy tắc mờ if – then.

Trang 35

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: NGHIÊN CỨU VÀ ĐIỀU KHIỂN MÔ HÌNH CON LẮC NGƯỢC QUAY (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)