Mô hình mờ Sugeno

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: NGHIÊN CỨU VÀ ĐIỀU KHIỂN MÔ HÌNH CON LẮC NGƯỢC QUAY (Trang 37 - 39)

Hệ mờ Sugeno còn được biết với tên gọi hệ mờ T – S – K được đề nghị bởi Takagi, Sugeno và Kang nhằm mục đích tạo ra phương pháp tiếp cận có hệ thống để tạo ra các quy tắc mờ từ tập dữ liệu vào – ra cho trước. Một quy tắc mờ trong hệ mờ Sugeno thông thường có dạng

if x is A and y is B then z = f(x,y),

trong đó A, B là các tập mờ ở mệnh đề điều kiện, z = f(x,y) là hàm rõ ở mệnh đề kết luận. Thông thường z = f(x,y) là một đa thức đối với các biến vào x và y. Tuy nhiên nó có thể là bất cứ hàm nào miễn là có thể mô tả phù hợp ngõ ra của hệ mờ trong miền mờ được xác định bởi mệnh đề điều kiện của luật. Nếu f(x,y) là đa thức bậc 1, hệ mờ khi đó được gọi là hệ mờ Sugeno bậc 1. Nếu f(x,y ) là hằng số khi đó ta có hệ mờ Sugeno bậc 0 và có thể xem như đây là trường hợp đặc biệt của hệ mờ Mamdani trong đó mỗi mệnh đề kết luận của luật được xác định bằng một singleton.

Trang 38

Hình 2.22 Hệ mờ Sugeno.

Hình 2.28 mô tả thủ tục suy luận mờ đối với hệ mờ Sugeno bậc 1. Do mỗi luật là một giá trị rõ ngõ ra, ngõ ra tổng tìm được bằng cách lấy trung bình trọng số, do đó giảm được thời gian tính toán quá trình giải mờ trong hệ mờ Mamdani. Trong thực tế phép toán trung bình trọng số được thay bằng phép toán tổng trọng số ( có nghĩa là z = 1z1 +2z2 trong Hình 2.28) để giảm thời gian tính toán hơn nữa, đặc biệt trong quá trình huấn luận của hệ mờ.

Trang 39

Chương 3

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: NGHIÊN CỨU VÀ ĐIỀU KHIỂN MÔ HÌNH CON LẮC NGƯỢC QUAY (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)