Mạch BASE BOARD:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: NGHIÊN CỨU VÀ ĐIỀU KHIỂN MÔ HÌNH CON LẮC NGƯỢC QUAY (Trang 69 - 72)

THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MÔ HÌNH CON LẮC NGƯỢC QUAY

4.2.3.3.Mạch BASE BOARD:

Mạch Base Board được thiết kế nhằm kết nối các chân trên Value Module với các ngoại vi dễ dàng cũng như cung cấp nguồn cho value module được đơn giản.

Trang 70 Mạch Base Board được người thực hiện đề tài tích hợp nhiều module bao gồm khối giao tiếp encoder, khối nguồn 5VDC, khối OUT PWM và khối truyền thông SCI(UART).

a. Khối giao tiếp encoder:

Dạng sóng tại ngõ ra của encoder cần được xử lý như Hình 4.11 trước khi đưa vào ngõ vào QEP của chip F28335 để tương thích với mức logic của chip F28335.

Sử dụng IC 74HCT245 dùng làm bộ đệm cho đầu vào vi xử lý

Hình 4.11. Khối giao tiếp Encorder với 2 ngõ QEP của DSP

b. Khối OUT PWM:

Khối có chức năng truyền tín hiệu từ vi xử lý ra động cơ bao gồm tín hiệu điều chỉnh vận tốc ở chân PWM và tín hiệu chỉ hướng ở chân DIR .Module có sử dụng IC74HTC245 dùng như bộ đệm.

Trang 71

c. Khối nguồn 5V – 3A:

Mạch nguồn dùng cầu diode dùng chỉnh lưu cả chu kì và module nguồn PTN78060W-3A để cung cấp đầu ra 5V và 3A. Sử dụng tụ 4.7u,1000u và 100u dùng để lọc nhiễu. Mạch nguồn dùng để cung cấp nguồn cho mạch Base board .

Hình 4.13. Sơ đồ nguyên lý mạch nguồn 5V-3A

d. Khối giao tiếp SCI:

Mạch giao tiếp giữa chip F28335 và máy tính có nhiệm vụ thu thập dữ liệu. Dùng truyền thông nối tiếp để nhận dữ liệu truyền lên máy tính để hiển thị vị trí, vận tốc và vẽ đồ thị.

Trang 72

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: NGHIÊN CỨU VÀ ĐIỀU KHIỂN MÔ HÌNH CON LẮC NGƯỢC QUAY (Trang 69 - 72)