THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG KHÔNG GIAN XANH Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hộ
2.1.2.1 Đặc điểm kinh tế
Thành phố Đà Nẵng là đô thị loại I cấp quốc gia, trung tâm du lịch, công nghiệp thương mại, cảng biển và dịch vụ hàng hải, có vị thế quan trọng trong sự phát triển của
vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Với những cố gắng, nỗ lực thi đua phấn đấu, tiếp tục phát huy các thành tích đã đạt được, khắc phục những khó khăn, tồn tại và thực hiện tốt các giải pháp điều hành, thành phố đã đạt được những thành tựu cao trên nhiều mặt về kinh tế. Một số thành tựu đạt được:
- Tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn (GDP, giá thực tế) ước tăng 13% so với năm 2010.
Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng năm 2011
Hình 2: Biểu đồ thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) theo giá thực tế
Trên biểu đồ ta thấy, cơ cấu GDP của thành phố Đà Nẵng dịch chuyển theo chiều hướng tích cực, cơ cấu các ngành dịch vụ năm 2011 tăng cao (chiếm 53,47 % tồng GDP), cơ cấu ngành nông lâm thủy sản năm 2011 giảm xuống còn 2,3% so với các năm trước.
- Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ước đạt 1.436,6 triệu USD, đạt 101,2% kế hoạch, tăng 22,3% so với năm 2010, trong đó xuất khẩu hàng hóa tăng 20,8%.
- Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2011 ước thực hiện 13.668,26 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố năm 2011 ước đạt 25.133,3 tỷ đồng, đạt 126,6% kế hoạch, tăng 12,3%. Trong năm 2011, thành phố cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 35 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI (tổng vốn đầu tư 350 triệu USD, tăng 14 dự án và tăng gấp 2,9 lần về vốn đầu tư so với năm 2010).
Công nghiệp – xây dựng Nông lâm – Thủy sản Các ngành dịch vụ
- Cơ sở hạ tầng du lịch tiếp tục được đầu tư. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch thành phố như: Tổ chức Gala Quảng bá du lịch Đà Nẵng và cuộc thi Bắn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2011 tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh; Khai trương đường bay Thẩm Quyến - Đà Nẵng; đón đường bay charter Đà Nẵng - Hồng Kông; ...
- Hoạt động bưu chính - viễn thông phát triển, doanh thu bưu chính viễn thông ước đạt 8.200 tỷ đồng, đạt 107,9% kế hoạch, tăng 14%. Các doanh nghiệp chú trọng phát triển xuất khẩu phần mềm sang các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ v.v.. Kim ngạch xuất khẩu phần mềm năm 2011 ước đạt 13,2 triệu USD, đạt 110% kế hoạch, tăng 20% so với năm 2010.
2.1.2.2 Đặc điểm xã hội
Theo thống kê của thành phố, đến năm 2011, dân số thành phố là 953.799 người, trong đó số dân nội thành là 829.480 người, chiếm gần 87%. Cơ cấu dân số Đà Nẵng đã có nhiều thay đổi do tỷ suất sinh và chết giảm, tỷ lệ di dân đến cao. Mật độ dân số thành phố tăng từ 721,52 người/km2 (2010) lên đến 743,17 người/km2.
Bảng 21: Danh sách các đơn vị hành chính thành phố Đà Nẵng năm 2011
Diện tích tự nhiên (Km2) Dân số trung bình(Người) Mật độ dân số (Người/km2) Số phường xã TOÀN THÀNH 1.283,42 953.799 743,17 45
I.Các quận nội thành 241,51 829.480 3434,56 45
1. Quận Hải Châu 21,35 201.981 9460,47 13
2. Quận Thanh Khê 9,36 183.800 19636,75 10
3. Quận Sơn Trà 59,32 136.932 2308,36 7
4. Quận Ngũ Hành Sơn 38,59 70.318 1822,18 4
5. Quận Liên Chiểu 79,13 140.839 1779,84 5
6. Quận Cẩm Lệ 33,76 95.609 2832,02 6
II.Các huyện ngoại thành 1.041,91 124.319 119,32 -
1. Huyện Hòa Vang 736,91 124.319 168,70 -
2. Huyện Hoàng Sa 305,00 - - -
Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng năm 2011
Quy mô nhân lực của thành phố tương đối lớn, tăng nhanh và đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”. Lực lượng lao động trên địa bàn thành phố tăng từ 442,82 nghìn người năm 2009 lên 479,65 nghìn người năm 2011, tăng 3,6%.
Chương trình thành phố “5 không”, “3 có” tiếp tục được duy trì, đẩy mạnh. Kết quả năm 2011 ước có 8.131 hộ thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo (chuẩn mới TP) giảm còn 3,05% và không còn hộ đặc biệt nghèo. Thành phố tiếp tục triển khai có hiệu quả đề án xã hội hóa dạy nghề, đến nay đã có hơn 59 cơ sở hoạt động dạy nghề, tăng 06 cơ sở so với năm 2010. Thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe toàn dân.