Giải pháp về kỹ thuật

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc duy trì và phát triển không gian xanh thành phố đà nẵng (Trang 65 - 66)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN XANH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

4.2.2 Giải pháp về kỹ thuật

- Tiếp tục chỉnh trang cây xanh đường phố, cụ thể các công việc sau đây:

+ Đối với tuyến phố cũ, rà soát và tiến hành chỉnh trang lại cây xanh (thay thế các loại cây già cỗi, sâu bệnh không có khả năng sinh trưởng), lựa chọn loại cây chủ lực của tuyến phố để có kế hoạch trồng thay thế các cây còn lại đảm bảo đồng nhất.

+ Đối với tuyến phố mới, rà soát và tiến hành chặt hạ các loại cây tạp, cây không phù hợp với quy hoạch do dân trồng tự phát để trồng thay thế mới. Lựa chọn cây trồng chủ đạo, đặc trưng phù hợp với điều kiện địa chất, khí hậu tại địa phương, đặc biệt là cây có khả năng chịu bão, là cây lâu niên, rễ trụ, tán gọn, ít tẻ cành, ít rụng lá, dẻo dai và dáng đẹp. Đánh giá lại các loại cây đã trồng thực tế hiện nay để lựa chọn phù hợp, nhận thấy có những loại cây sau cần tiếp tục nhân rộng là: Muồng tím, Giáng hương, Lim xẹt, Xà cừ,...

- Về vị trí trồng cây đường phố: Điều chỉnh hợp lý đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật các tuyến giao thông cũ và trong thiết kế các khu quy hoạch mới để có được vị trí cây trồng thích hợp. Theo đó, đề nghị tăng chiều rộng vỉa hè tối thiểu phải đảm bảo 4m. + Đối với đường có bề rộng lòng đường hẹp (5,5m) thì ưu tiên vỉa hè một bên để trồng cây, bố trí các hạng mục hạ tầng kỹ thuật phía bên còn lại.

+ Đối với các khu cũ, khu chỉnh trang chiều rộng vỉa hè không đảm bảo để trồng cây bóng mát, để tạo mảng xanh có thể nghiên cứu sử dụng giàn dây leo trên vỉa hè.

+ Đối với các đường có chiều rộng lớn, ngoài việc trồng cây bóng mát trên vỉa hè cần tăng cường trồng cỏ và cây bụi trang trí trên để tăng mảng xanh, tạo điểm nhấn cảnh quan nhằm tăng tính thẩm mỹ hơn cho các tuyến phố, thực hiện thí điểm tại các vị trí trước các cơ quan công sở. (công trình có mặt tiền rộng)

- Thay thế vỉa hè láng bê tông bằng lát gạch block, gạch có lỗ thoát nước để tăng cường thẩm thấu nước mưa vào đất, bổ sung nguồn nước ngầm trong đất tạo môi trường cho cây phát triển tốt.

- Ngầm hóa đường dây cáp trên không (điện, điện thoại, cáp quang...) để tạo khoảng không không gian cho cây sinh trưởng phát triển tốt, hạn chế việc cắt tỉa cành quá nhiều làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của cây và cảnh quan chung của đường phố.

80ha theo tiêu chuẩn đô thị loại 1 (1m2/người), đảm bảo cung cấp đủ cây giống cả về chủng loại lẫn số lượng. Bên cạnh đó cần cơ chế hợp tác với các cá nhân, đơn vị trong và ngoài nước cung cấp cây giống đáp ứng yêu cầu về chủng loại, số lượng và chất lượng.

- Tổng kết và tiếp tục triển khai ”Đề án quy hoạch và phát triển cây xanh đường phố thành phố Đà Nẵng từ năm 2011 đến năm 2020”

4.2.3 Giải pháp về công tác quản lý, tổ chức thực hiện

- Sớm ban hành Quy định quản lý hệ thống cây xanh công cộng thành phố Đà Nẵng cho phù hợp với Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/06/2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị, trong đó cần phân cấp về công tác quản lý hệ thống cây xanh đô thị cho các đơn vị liên quan từ đơn vị chủ quản đến các đơn vị trực thuộc và cấp chính quyền địa phương để thuận tiện cho việc quản lý, giám sát.

- Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, công tác chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác thiết kế cây xanh, cảnh quan đô thị, đội ngũ quản lý, triển khai và thực hiện đi đôi với việc phổ biến rộng rãi các kinh nghiệm trồng, chăm sóc và bảo vệ đến từng người dân.

- Thực hiện xã hội hóa trong công tác quản lý, chăm sóc cây xanh, công viên, đấu thầu rộng rãi để thu hút các thành phần kinh tế tham gia cung ứng dịch vụ bảo quản công viên, dịch vụ trồng và quản lý cây xanh, nhằm phát huy nguồn lực xã hội, tăng cường trách nhiệm và tiết kiệm chi phí.

- Khuyến khích các tổ chức cá nhân tham gia trồng cây theo quy hoạch được duyệt, gắn trách nhiệm người dân với cây được trồng bằng nhiều hình thức: Trực tiếp giao cây giống, vật tư và hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ dân trực tiếp trồng, chăm sóc bảo dưỡng; hỗ trợ về kinh phí để người dân tự mua cây giống trồng. Chi phí thực hiện công tác trên được trích từ chi phí duy tu, bảo dưỡng cây xanh đã tính trong định mức.

- Cần có sự tham gia, giám sát của nhân dân và chính quyền địa phương trong quá trình trồng và nghiệm thu đưa cây xanh vào sử dụng (quy trình trồng cây, phân bón, đất trồng và đặc biệt là cọc chống cho cây phải tuân thủ theo định mức quy định).

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc duy trì và phát triển không gian xanh thành phố đà nẵng (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w