0
Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN XANH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 69 -70 )

1. Kết luận

Thành phố Đà Nẵng đang trên đà phát triển mạnh mẽ, quá trình công nghiệp hóa – đô thị hóa ngày càng tăng cao. Chất lượng không khí trong nội thành thành phố đang ô nhiễm do nhiều nguyên nhân, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sản xuất của người dân. Một trong những biện pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề này đó chính là việc duy trì và phát triển hệ thống không gian xanh, tạo ra lá phổi xanh, đảm bảo cân bằng sinh thái đô thị.

Đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc duy trì và phát triển không gian xanh thành phố Đà Nẵng” đã thu được một số kết quả như sau:

 Tổng quan cơ sở lý luận về không gian xanh, chức năng, ý nghĩa của tổng giá trị kinh tế của không gian xanh đồng thời tổng hợp các chi phí và lợi ích để thực hiện việc duy trì và phát triển không gian xanh thành phố Đà Nẵng.

 Tổng quan về hiện trạng và định hướng quy hoạch không gian xanh thành phố Đà Nẵng. Hiện nay diện tích không gian xanh bình quân trên đầu người đạt khoảng hơn 1,2m2/người và định hướng quy hoạch đến năm 2020 con số này phải là đảm bảo cân bằng sinh thái đạt được 9-10m2/người, chúng ta cần phải cải tạo, duy trì và phát triển diện tích không gian xanh.

 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả của người dân. Phân tích, tính toán chi phí lợi ích của việc thực hiện quy hoạch duy trì và phát triển hệ thống không gian xanh đến năm 2020. Kết quả đạt được lợi ích ròng bằng 76.731.694.530 đồng. Điều này khẳng định rõ việc duy trì và phát triển hệ thống không gian xanh này là rất cần thiết vì mục tiêu: Đà Nẵng – Thành phố môi trường.

Tuy nhiên, do thời gian có hạn nên đề tài còn một số hạn chế như: chưa tính toán hết được các lợi ích phi sử dụng của không gian xanh mang lại, số liệu còn hạn chế, điều tra với số lượng mẫu quá nhỏ so với tổng thể. Vì vậy, để đề tài đạt kết quả cao hơn, chính xác hơn cần phải có sự nghiên cứu rộng hơn, sâu hơn, từ đó có những đề xuất, phương án cụ thể để nâng cao hiệu quả công tác duy trì và phát triển không

gian xanh bền vững.

2. Kiến nghị

Qua đề tài, nghiên cứu có một số kiến nghị, đề xuất sau:

- Thành phố cần xây dựng một chiến lược phát triển công viên, cây xanh đô thị làm mục tiêu phát triển thành phố một cách bền vững. Để thực hiện tốt 5 giải pháp trên thì cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp có liên quan và người dân để đảm bảo thực hiện đúng quy hoạch duy trì và phát triển không gian xanh đúng chỉ tiêu thành phố đã đề ra.

- Chuẩn hóa và cải tiến công tác quản lý cây xanh đô thị. Theo đó, cần xây dựng các chương trình để quản lý cây xanh có hiệu quả như nghiên cứu ứng dụng công nghệ khoa học tiên tiến như công nghệ thông tin địa lý (GIS), song song với việc khảo sát và thành lập thư viện tư liệu về điều kiện địa chất, thỗ nhưỡng của từng khu vực trên địa bàn thành phố để làm cơ sở cho việc lựa chọn cây trồng thích hợp.

- Cần có chính sách thu hút vốn thích đáng cho đầu tư phát triển cây xanh như liên kết người dân cũng đóng góp với nhà nước để đảm bảo sự phát triển hài hào giữa một đô thị hiện đại năng động nhưng vẫn duy trì được vẻ đẹp của không gian xanh thành phố Đà Nẵng.

- Mỗi người dân thành phố cần có ý thức tốt hơn nữa trong việc bảo vệ, duy trì và phát triển không gian xanh của thành phố. Người dân cần phải hiểu rõ chức năng, ý nghĩa to lớn của không gian xanh để bảo vệ những cây công cộng, không gian xanh nơi họ sống làm việc và vui chơi. Người dân cũng cần tạo ra những không gian xanh cho thành phố như trồng hoa, cây cảnh, dây leo trước cửa nhà…từ đó làm tăng diện tích xanh cho thành phố.

Với mục tiêu phát triển thành phố Đà Nẵng, xanh sạch đẹp và bền vững, việc áp dụng các giải pháp một cách đồng bộ đồng thời xem xét các kiến nghị để có một chiến lược “xanh” hoàn chỉnh và đạt hiệu quả cao nhất, thì trong một tương lai không xa thành phố Đà Nẵng của chúng ta sẽ trở thành một thành phố môi trường, thành phố bền vững, tạo nét đặc trưng riêng biệt cho trung tâm kinh tế lớn nhất miền Trung.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN XANH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 69 -70 )

×